Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SÔNG AN CỰU (NHÓM 1)

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SÔNG AN CỰU (NHÓM 1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SÔNG AN CỰU (NHÓM 1)   Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SÔNG AN CỰU (NHÓM 1) I_icon_minitimeMon Dec 21, 2009 9:14 am

Ô NHIỄM DÒNG SÔNG AN CỰU Ở THÀNH PHỐ HUẾ



1.Đặt vấn đề:

Cùng với các vấn đề như biến đổi khí hậu, nghèo đói, tình trạng khủng bố, sự suy thoái của nền kinh tế... Thì vấn đề ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm sông ngòi hiện nay đang là bài toán chưa có lời giải đáp của các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

Việt Nam là nước nằm trong đới khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa hằng năm lớn trung bình từ 1500-2000mm/ năm. Nước ta có tất cả 2360 con sông, có thể nói tài nguyên nước của chúng ta hết sức phong phú, đa dạng và là nguồn tài nguyên quan trọng đối với một nước nông nghiệp như nước ta. Do đặc điểm của địa hình nên sông ngòi ở mỗi vùng miền có sự khác nhau rõ rệt. Nếu sông ở miền bắc và miền nam thường rộng, nông, và giàu phù sa thì sông miền trung nhỏ hẹp, ngắn và dốc. Sông - đối với con người Việt Nam nó không chỉ có ý nghĩa mang lại nguồn nước tưới tiêu mà nó con đi vào tiềm thức của mỗi người khi nhắc tới quê hương. Tuy nhiên, hiện nay do hoạt động sản xuất, sinh hoạt và đặc biệt là các hoạt động công nghiệp của con người đang ngày càng gây ô nhiễm nặng nề cho các con sông. Trong thời gian gần đây, dư luận hết sức bất bình về tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng của các con sông do các công ti trực tiếp xả nước thải chưa qua xử lý ra thẳng các con sông như sông Thị Vải, sông Hồng...
Trong phạm vi bài tập này chúng tôi xin trình bày về sự ô nhiễm của các con sông tại Huế đặc biệt là sông An Cựu. Huế là một địa điểm du lịch nổi tiếng và một trong những điều làm nên vẻ đẹp của huế chính là các con sông. Thành phố Huế có bốn con sông là sông Hương, Gia Hội, Bạch Yến, Như Ý.

2. Giới thiệu tổng quát:
Sông An cựu là con sông đào dài nhất nhưng về bề ngang thì chỉ bằng 1/15 của sông Hương. Cửa sông bắt đầu từ bờ nam của sông Hương ngay điểm cuối cùng của mũi phía đông của Cồn Dã Viên ở tọa độ16`33’33.82” vĩ bắc. Sau khi vua Gia Long lên ngôi hoàng đế bắt đầu cho xây dựng kinh thành, lập kế hoạch phát triển vùng phụ cận Huế biến vùng đất này thành trung tâm kinh tế của triều đình phong kiến mới, vua cho đào sông An Cựu. Sông An Cựu nằm ở bờ nam thủy lộ nối sông Hương với đầm Hà Trung trong hệ đầm phá Tam Giang, Cầu Hai thông biển đông bằng hai cửa Thuận An, Tư Hiếu.
Sông An Cựu có hệ thống nhận nước khá phong phú từ các khe suối của vùng đồi núi nằm ở phía tây của sông như vùng gò Dương Xuân, Phủ Cam, Ngự Bình, Thiên thai, Ngũ Phong, Thần Phù, Phú Bài kéo dài cho đến đầm Hà Trung.
Sông An Cựu dài 45 dặm dài hơn sông Hương 10 dặm hình sông được khắc tượng vào Chương Định, thời Gia Long sông mang tên An Cựu, khi vua Minh Mạng lên ngôi được hai năm vua đổi thành sông Lợi Nông. Khâm Định Đại Nam Hội Điền Sứ Lệ trang 200 quyển 212 cho biết Gia Long thứ 13 vua ra lệnh vét sông An Cựu từ bờ nam sông Hương đến cửa sông Lê Xá dài 1217 trượng 7 thước. Đến năm 1883 vua Minh Mạng ban sắc cho tiếp tục nạo vét sông Lợi Nông địa phận xã Thần Phù, Lương Xá, Lê Xá gồm:17 đoạn với tổng số chiều dài 477 trượng , mặt sông rộng 1 trượng, 5 thước, đáy rộng 1 trượng 3 thước 2 tấc.Từ lúc đào sông chỉ nhằm mục đích lợi nông biến hàng ngàn, hàng vạn mẫu đất vùng rừng đầm lầy ngập mặt, khu vực đầm Hà Trung, đầm Thanh Lam, An Tuyền... thành đồng ruộng phì nhiêu. Khi kinh tế nông nghiệp phát triển dẫn đến sự phát triển dân cư hai bên sông như chợ Bến Ngự, chợ An Cựu...thủy lộ duy nhất và quan trọng số một đi từ kinh thành về phía nam là sông An Cựu, từ thủy lộ duy nhất và quan trọng số một đi từ kinh thành về phía nam là con sông An Cựu, từ đầm Hà Trung - Đá Bạc - Cầu Hai thuyền có thể ra biển đông bằng cửa biển Tư Hiền có thể theo đường bộ qua Hải Vân Quan.
Sông An Cựu trở nên con đường thủy huyết mạch của trung tâm quyền lực chính trị của vương triều nhà Nguyễn ở Huế.
Vào thập kỷ 50 của thế kỷ trước vẫn còn những chuyến đò dọc từ làng Hà Trung – Hà Trử , từ Lương Điền - Nong – Phú Bài từ Thần Phù – Giạ Lê về Huế. Những con đò dọc mang đầy ắp cây trái, lúa khoai, đặc sản tôm cá của vùng đầm phá Cầu Hai Bạch Mã. Giọng hò đối đáp từ những con đò dọc này vang lên giữa đêm khuya nhất các đêm trăng rằm trên sông An Cựu nghe thật lạ lùng, quyến rũ đến liêu trai, phải là những cư dân sống 2 bên bờ sông hay những hành khách xuôi đêm mới cảm nhận cái đẹp vô ngần ấy, tiếng hò trên sông An Cựu êm đềm và ấm cúng hơn trên sông Hương vì sông Hương quá rộng nên tiếng hò không bay xa như trên sông An Cựu.

3.Thực Trạng:
Trong thời gian gần đây, mỗi khi đi dọc hai bờ sông An Cựu, thành phố Huế, dễ dàng nhận ra một điều: dòng sông “nắng đục mưa trong” của xứ Huế nay đã và đang bị ô nhiễm nặng nề. Nước sông đen đặc, bốc mùi hôi thối, rác nổi lềnh bềnh cả một đoạn dài. Dòng sông đã mặc nhiên trở thành “cái túi” đựng nước thải và rác của rất nhiều hộ dân sinh sống tại đây. Người ta vô tư vứt rác xuống sông. Theo quan sát, tại đường Đặng Văn Ngữ, phường Vạn An, thành phố Huế, rất nhiều hộ dân có nhà làm sát mép sông hầu như không có hố xí tự hoại và coi con sông như một nhà vệ sinh chung.

Nếu đi một vòng các dòng sông ở Huế, điều dễ dàng nhận thấy là tình trạng ô nhiễm của các dòng sông nhiều nơi đã đến mức báo động. Sông Hương nhìn trong xanh là thế nhưng càng vào gần bờ, càng thấy nhiều rác và bao nilon nổi lềnh bềnh. Tại đoạn sông Hương gần bờ phía chợ Đông Ba, nước trở nên đen ngòm như nước cống và đầy rác rưởi. Tuy vậy, so với các con sông khác trong thành phố thì sông Hương vẫn còn vào hạng khá bởi vì lượng rác và độ bẩn của nước ở các sông Bạch Yến, sông Đông Ba, sông An Cựu... còn khủng khiếp hơn nhiều. Đoạn sông An Cựu phía chân cầu An Cựu đã ở mức độ ô nhiễm "báo động đỏ" vì nơi đây đã trở thành chỗ đổ rác lý tưởng của khu chợ và các hộ dân sống bên bờ.

Qua khảo sát của các cơ quan chức năng, tổng thông số coliform, chỉ về mật độ vi khuẩn gây bệnh trong nước tại các điểm khảo sát trên sông Hương và các sông khác đều vượt quá giới hạn cho phép từ 5 đến gần 30 lần. Nguyên nhân của tình trạng này là vì các chất thải dơ bẩn như phân người và phân súc vật cùng nhiều chất thải khác đổ vào nguồn nước đã tới mức độ ghê gớm.
Bên cạnh ô nhiễm về chất lượng nước, cũng đã bắt đầu xuất hiện sự ô nhiễm về cảnh quan trên nhiều dòng sông ở Huế. Đó là những bờ kè chống xói lở thỉnh thoảng lại xuất hiện từng đoạn trên các dòng sông trông như những "mảng cơm cháy". Nhiều nhà cửa ngang nhiên xây lấn ra sông...

Tình trạng trên cũng diễn ra tương tự tại chợ An Cựu. Là một trong những chợ đầu mối của thành phố nhưng ý thức bảo vệ môi trường của các tiểu thương rất kém. Nước thải từ những hàng thực phẩm cộng với một lượng lớn rác không tiêu hủy được như chai nhựa, nilon... tất cả đều theo một cống thoát nước đổ ra sông. Không chỉ có rác và nước thải, một lượng lớn cỏ dại và bèo cũng đang phát triển mạnh dọc các bờ kè. Do nước xuống thấp, dòng chảy bị thu hẹp, ở một số nơi, lòng sông bị lộ thiên tạo điều kiện cho cỏ dại phát triển.

Ngoài ra, một số người dân còn tận dụng mặt đất trên sông để trồng rau. Tình trạng này cũng đã “góp phần” làm cho sông An Cựu thêm phần ô nhiễm vì dòng chảy bị hạn chế, khả năng tự làm sạch cũng mất đi.Tình trạng người dân đổ rác bên vệ đường, tràn ngập cả xuống dòng sông đã làm cho dòng nước trở nên đen ngòm, bốc mùi hôi thối, rác rưởi lềnh bềnh cả đoạn sông dài.Hàng ngày, thuyền vớt rác của Công ty môi trường đô thị Huế vẫn cần mẫn làm việc. Nhưng, những cố gắng đó chẳng khác gì “bắt cóc bỏ đĩa” khi ý thức bảo vệ môi trường của người dân không thay đổi. Ngoài ra nước sông còn có màu đen và mùi hôi, nhất là chung quanh khu vực chợ Bến Ngự, An Cựu và một đám bèo hoa dâu đang phát triển rất nhanh trước mặt cung An Định, mặt sông dày đặc rác và các chất thải thậm chí cả xác súc vật chết.
Nước thải của những hộ dân sống quanh bờ sông và từ chợ Bến Ngự, An Cựu… đều được đổ xuống dòng sông này mà không qua xử lý.
Dòng chảy đang bị thu hẹp dần, do mực nuớc xuống thấp nên đất ở lòng sông trồi lên rải rác từ cầu Nam Giao xuống cung An Định, trên các bãi bồi này cỏ dại mọc rất nhanh.
Bèo hoa dâu bám vào làm cản trở dòng chảy khiến cho việc lưu thông giảm đi rất nhiều hậu quả làm khả năng tự làm sạch cũng bị mất đi.





















Một số cư dân đã ra phát cỏ, đắp kè, giãy đất bồi để trồng rau muống, môn, khoai... . Hiện sông An Cựu còn đang bị bèo hoa dâu và cỏ dại lấn chiếm, ngăn chặn dòng chảy.Một số cư dân đã ra phát cỏ, đắp kè, giãy đất bồi để trồng rau muống, môn, khoai... . Hiện sông An Cựu còn đang bị bèo hoa dâu và cỏ dại lấn chiếm, ngăn chặn dòng chảy. Cách đây 10 năm, An Cựu là một trong những con sông đẹp của thành phố Huế nhờ làn nước trong xanh. Nhưng từ khi thượng nguồn con sông này bị ngăn lại để chống nhiễm nước mặn, màu nước sông trở nên đen ngòm, đầy rác rưởi.Các sông Đông Ba, Ngự Hà cũng chung số phận. Vì bị rác ngăn cản dòng chảy nên lòng sông không những không được lưu thông, mà ngày càng hẹp lại, cạn dần. Nước sông Đông Ba đen ngòm như vậy nhưng là nguồn nước sinh hoạt chính của người dân vạn đò. Sông Ngự Hà nay chứa đầy bèo Nhật Bản, không còn là hệ thống thoát nước lý tưởng của thành phố Huế nữa.

Và kể từ khi hế thống điều tiết nước ở Cống Phú Cam (Cửa Khâu) được xây dựng vào năm 1978, tại vị trí đầu sông An Cựu thì tình trạng ô nhiễm này càng nhiều hơn vì nước không được rửa sạch từ đầu nguồn. Nay tình trạng ô nhiễm ngày càng trầm trọng, nước sông không còn xanh ngọt như xưa mà nó có màu đen và mùi hôi, nhất là chung quanh khu vực chợ Bến Ngự, An Cựu và một đám bèo hoa dâu đang phát triển rất nhanh trước măt cung An Định, mặt sông dày đặc rác và các chất thải thậm chí cả xác súc vật chết.

Nước thải của những hộ dân sống quanh bờ sông và từ chợ Bến Ngự, An Cựu… đều được đổ xuống dòng sông này mà không qua xử lý.
Dòng chảy đang bị thu hẹp dần, do mực nuớc xuống thấp nên đất ở lòng sông trồi lên rải rác từ cầu Nam Giao xuống cung An Định, trên các bãi bồi này cỏ dại mọc rất nhanh. Bèo hoa dâu bám vào làm cản trở dòng chảy khiến cho việc lưu thông giảm đi rất nhiều hậu quả làm khả năng tự làm sạch cũng bị mất đi.
4. Nguyên nhân:
Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm của dòng sông An Cựu, nhưng nguyên nhân chính là hiện nay, nước sông Hương đang bị nhiễm mặn nên các ngành chức năng đã tiến hành đóng đập Cầu Ga để đảm bảo vấn đề cung cấp nước ngọt cho một số vùng nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, nên nước ở sông An Cựu ứ đọng, không lưu thông được. Bên cạnh đó, sông An Cựu phải hứng chịu nước thải chưa qua xử lý của những hộ dân sống quanh bờ sông và những hộ kinh doanh buôn bán ở chợ An Cựu. Sông An Cựu đang trở thành sông bèo, nhiều người dân cảm thấy rất buồn khi con sông thơ mộng của thành phố Huế lại ở trong tình trạng như thế này. Ông Nguyễn Văn Năm, người dân thành phố Huế cho biết: "Vấn đề ô nhiễm đã xuất hiện từ lâu nhưng không thấy các cơ quan chức năng và môi trường đến làm việc nên sông ngày càng ô nhiễm nghiêm trọng. Tôi mong các cơ quan chức năng làm dòng sông này cho sạch, trước mắt là cho khách du lịch, người dân thành phố quê hương”
Thứ hai, đó là do các hoạt động công nghiệp đặc biệt là ở khu công nghiệp Phú Bài, đã làm cho sông Phú Bài là một nhánh của sông Hương ô nhiễm các doanh nghiệp thản nhiên xả nước thải chưa qua xử lý xuống lòng sông.
Một nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự ô nhiễm của sông An Cựu nói riêng và các con sông ở Huế nói chung đó chính là ý thức của người dân,hàng ngày từ những khu chợ hai bên sông một lượng rác khổng lồ đã bị người dân thản nhiên đổ xuống sông.
Ngoài ra, đó còn là sự buông lỏng của chính quyền địa phương, khi chưa có những chế tài xử phạt hợp lý những cá nhân vi phạm.
5. Hậu Quả:
Là một trong những con sông đẹp và nằm trên tuyến đường huyết mạch, có thể nói sông An Cựu không chỉ mang ý nghĩa về mặt kinh tế mà nó còn mang những giá trị văn hóa vô cùng giá trị.Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng của con sông đang ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người dân.
Tình trạng, mất vệ sinh ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân vạn đò gây ra các căn bệnh như sốt rét, dịch tả...
Ô nhiễm sông An Cựu làm cho chất lượng nước xấu đi ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.
Môi trường sông An Cưụ ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp đến các loài sinh vật,hệ sinh thái dưới nước của con sông.
Huế là một thành phố du lịch, sự ô nhiễm của một con sông nằm ngay giữa lòng thành phố sẽ làm mất đi mỹ quan thành phố.
6. Giải Pháp:
1. Cần thành lập các đội quản lý môi trường để kiểm tra thu gom rác thải của các hộ dân sống quanh khu vực ven sông.
2. Đưa ra những quy định xử phạt cho từng hành vi cụ thể, tránh việc làm mang tính hình thức thiếu chiều sâu.

3. Thành lập các câu lạc bộ vừa tuyên truyền của về việc cho cộng đồng và tham gia việc thu gom rác thải ven sông vào các dịp cuối tuần.
4. Cần thành lập các đội quản lý môi trường để kiểm tra thu gom rác thải của các hộ dân sống quanh khu vực ven sông.
5. Cần có những biện pháp hữu hiệu hơn để người dân cùng tham gia vào việc thu gom rác thải và không xả rác xuống sông.Ví dụ như, chúng ta có thể đưa ra hình thức,mỗi người nếu thu được 10 kg rác thải sẽ được 1 kg gạo.
6. Chính quyền địa phương cần có những hỗ trợ về mặt cơ sở hạ tầng cho những hộ gia đình khó khăn ở ven sông, đặc biệt là trong vấn đề xây dựng nhà vệ sinh.nhằm hạn chế sự ô nhiễm của dòng sông
7. Tài liệu tham khảo:
http:// www.gia đình.net.vn
http:// www.vietnamnet.vn
http:// www.nea.gov.vn[/justify]
Về Đầu Trang Go down
 
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG SÔNG AN CỰU (NHÓM 1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» BÀI MÔI TRƯỜNG NHÓM 8 : RÁC CŨNG LÀ TÀI NGUYÊN
» PHƯƠNG PHÁP LAM VIỆC NHÓM HIỆU QUẢ
» SONG VOI SACH
» BI QUYET DE CO KY NANG MEM TRONG CUOC SONG
» CAC CAU DANH NGON VE DOI NHAN XU THE TRONG CUOC SONG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến