Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 VIEN XHH VIET NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

VIEN XHH VIET NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: VIEN XHH VIET NAM   VIEN XHH VIET NAM I_icon_minitimeSat Jul 17, 2010 5:19 pm

Giới thiệu Viện Xã hội học

Ban lãnh đạo Viện:
-Viện trưởng: GS.TS. Trịnh Duy Luân
-Phó Viện trưởng: PGS.TSKH. Bùi Quang Dũng
Địa chỉ liên hệ: 27 Trần Xuân Soạn, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Tel: 84-4- 3972 7970
Fax: (844) 978 4631
Website: www.ios.org.vn

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN

Viện Xã hội học thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam, là cơ quan nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng, được thành lập ngày 9/9/1983 theo Nghị định số 96/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Tổ chức tiền thân của Viện là Ban Xã hội học thuộc Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (nay là Viện Khoa học xã hội Việt Nam) được thành lập năm 1977, do GS. Vũ Khiêu, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam, làm Trưởng ban.
1.Giai đoạn thứ nhất (1977 - 1986): Bước đầu tìm hiểu và xây dựng lực lượng
Năm 1977, trong bối cảnh đất nước đã được thống nhất, Ban Xã hội học, tiền thân của Viện Xã hội học sau này được thành lập. Vào thời kỳ này, lực lượng cán bộ nghiên cứu của Ban còn rất mỏng. Tổng số cán bộ nghiên cứu của Ban chưa tới 10 người và hầu hết đều chưa được đào tạo chuyên môn về xã hội học mà chủ yếu từ các ngành khoa học khác như Văn học, Sử học, Kinh tế học, Toán học v.v... Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trình độ chuyên môn, song Ban Xã hội học đã triển khai một số nghiên cứu ban đầu. Năm 1978, Ban Xã hội học đã được Nhà nước giao nhiệm vụ nghiên cứu đề tài "Những khía cạnh xã hội của vấn đề nhà ở" thuộc Chương trình nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp Nhà nước 26-01. Đây là lần đầu tiên phương pháp xã hội học được sử dụng trong nghiên cứu vấn đề nhà ở tại Việt Nam. Kết quả nghiên cứu đã tạo được cơ sở dữ liệu cần thiết cho lĩnh vực thiết kế nhà ở và quy hoạch đô thị, được đưa vào giáo trình giảng dạy đại học. Nghiên cứu cũng đã cung cấp luận chứng khoa học cho chính sách xoá bỏ từng bước chế độ bao cấp về nhà ở trong thời kỳ này.
Trong những năm 1978-1983, với mục tiêu tăng cường lực lượng, Ban Xã hội học đã tổ chức nhiều khóa đào tạo, lớp tập huấn cho cán bộ nghiên cứu với sự hướng dẫn của nhiều nhà khoa học nước ngoài đến từ Nga, Đức, Ba Lan, Bungari, Bỉ,.... Những khóa đào tạo này đã trang bị cho các cán bộ nghiên cứu xã hội học những kiến thức cơ bản, đặc biệt là phương pháp và kỹ năng nghiên cứu xã hội học, khả năng ứng dụng các phương pháp này trong thực tiễn xã hội Việt Nam. Các khóa đào tạo cũng bao gồm các chuyến đi nghiên cứu thực địa, qua đó các cán bộ nghiên cứu của Ban có được những kinh nghiệm cần thiết cho các công trình nghiên cứu điền dã và thực nghiệm sau này. Vào đầu thập kỷ 80, Xã hội học đã bước đầu khẳng định được khả năng thực hiện những nghiên cứu của mình trên thực tế. Sự trưởng thành này được đánh dấu bởi việc ban hành Nghị định số 96/HĐBT, ngày 9/9/1983 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập Viện Xã hội học thuộc Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam.
Cùng với Viện Xã hội học, Tạp chí Xã hội học, diễn đàn của giới nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam cũng được thành lập. Đó là tiếng nói và cầu nối quan trọng các hoạt động nghiên cứu của Viện với các cơ quan, các tổ chức xã hội trong nước và nước ngoài. Ngay từ số đầu tiên, Tạp chí Xã hội học (số 1/1983) đã dành nhiều trang đăng tải các bài viết mang tính lý luận của các tác giả: GS.VS. Nguyễn Khánh Toàn, GS. Vũ Khiêu, PGS. Đỗ Thái Đồng, khẳng định vai trò, vị trí của xã hội học trong hệ thống các khoa học xã hội ở Việt Nam. Những nghiên cứu thực nghiệm đầu tiên về vấn đề nhà ở, vấn đề lối sống của thanh niên đô thị, hệ thống thông tin đại chúng với công chúng Hà Nội, v.v... cũng đã được đăng tải. Thông qua các bài giới thiệu trên tạp chí, các nhà nghiên cứu không chỉ có những thông tin về hoạt động nghiên cứu xã hội học trên thế giới mà còn tìm thấy những bài học cần thiết cho việc định hướng, lựa chọn các vấn đề nghiên cứu phù hợp với yêu cầu và đòi hỏi của thực tiễn Việt Nam.
Sau khi thành lập, Viện đã triển khai nhiều nghiên cứu thực nghiệm tại các địa phương trong cả nước, nhất là khu vực đồng bằng sông Hồng với các chủ đề về dân số, gia đình, lối sống, văn hóa v.v... Các nghiên cứu này đã có những đóng góp vào việc xây dựng và thực hiện Chương trình Dân số và Kế hoạch hóa gia đình ở Việt Nam. Những vấn đề khoán sản phẩm trong nông nghiệp, những ưu điểm và hạn chế của nó cũng đã được phân tích từ góc độ xã hội học, thông qua những nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình, vai trò của hợp tác xã trong việc thực hiện khoán sản phẩm trong nông nghiệp, v.v... Nhiều nghiên cứu đã góp phần cung cấp những luận cứ khoa học cho việc đổi mới chính sách khoán trong nông nghiệp. Để chuẩn bị nguồn nhân lực của Viện trong tương lai, vào thời kỳ này, Viện đã cử nhiều cán bộ đi đào tạo sau đại học tại các nước như Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari, Hunggari, v.v... Số cán bộ này đã trở thành lực lượng nòng cốt của Viện Xã hội học sau này. Ngoài ra, Viện còn gửi một số cán bộ đi học tập tại Cộng hòa Ấn Độ, Cộng hòa Pháp, Vương quốc Bỉ.
2.Giai đoạn thứ hai (1986 - nay): Nghiên cứu xã hội học phục vụ sự nghiệp Đổi Mới toàn diện đất nước.
Năm 1986 mở đầu công cuộc Đổi mới trong hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội Việt Nam, đặc biệt trong đời sống kinh tế với việc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, sự đa dạng và phong phú của các hoạt động văn hóa xã hội đã tạo ra sự khác biệt đáng kể giữa các nhóm xã hội, các tầng lớp xã hội, các khu vực, vùng miền. Các quan hệ và quá trình xã hội biến đổi thường xuyên và ngày càng trở nên phức tạp với nhiều sắc thái và mức độ khác nhau. Chính sự đa dạng và phức tạp này đã khuyến khích các nghiên cứu xã hội học đi sâu tìm hiểu, phát hiện các vấn đề thực tiễn. Nhiều vấn đề xã hội mới nảy sinh, các sự kiện và hoạt động xã hội mới trong cơ cấu xã hội đã đặt ra rất nhiều câu hỏi cho các nghiên cứu xã hội học ở giai đoạn này.
Những năm cuối thập niên 90 và bước sang đầu thế kỷ XXI, các nghiên cứu của Viện Xã hội học đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Viện đã được triển khai. Chủ đề nghiên cứu có tính phổ quát trong giai đoạn này vẫn là "Những biến đổi xã hội và văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" với những nội dung cụ thể như: cơ cấu xã hội, phân tầng xã hội và định hướng giá trị, những vấn đề về biến đổi dân số và chính sách dân số, những biến đổi của gia đình Việt Nam, sự chuyển đổi cơ cấu lao động ở nông thôn và đô thị, vấn đề văn hóa, phúc lợi xã hội, sức khỏe môi trường, lao động công nghệ và những đổi mới trong hệ thống chính trị ở cấp cơ sở, v.v...
Bên cạnh nguồn kinh phí được cấp từ ngân sách Nhà nước cho các đề tài nghiên cứu, Viện đã khai thác được các nguồn kinh phí khác trong nước và nước ngoài để hỗ trợ cho các hoạt động nghiên cứu của Viện. Với những nguồn kinh phí này Viện Xã hội học đã mở rộng các hoạt động nghiên cứu, tổ chức các khóa đào tạo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ nghiên cứu trong và ngoài Vịên. Nhiều cán bộ của Viện đã trưởng thành nhanh chóng, có khả năng nghiên cứu độc lập không chỉ trong khuôn khổ các đề tài của Viện mà còn tham gia phối hợp nghiên cứu với nhiều cơ quan khác và các tổ chức quốc tế. Một số cán bộ đã trở thành những chuyên gia giỏi, xếp loại đầu ngành trong các lĩnh vực nghiên cứu xã hội học.
Trong số các đề tài nghiên cứu theo yêu cầu của Nhà nước, Viện Xã hội học đã nhận được nhiều đơn đặt hàng của các cơ quan trung ương và địa phương như Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Xây dựng, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban Quốc gia Dân số và Kế hoạch hóa gia đình (Nay là Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em), các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam, v.v...
Kết quả của các công trình nghiên cứu này đã được trình bày tại các hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, các báo cáo xã hội hàng năm (từ năm 2000 đến nay) và được đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước và quốc tế, đặc biệt là Tạp chí Xã hội học. Nhiều công trình nghiên cứu đã được xuất bản thành sách chuyên khảo, giáo trình xã hội học và đã được phát hành rộng rãi trong nước.Cũng trong giai đoạn này, lực lượng nghiên cứu của xã hội học đã được bổ sung bởi đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao sau khi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh từ các nước Liên Xô, Cộng hòa dân chủ Đức, Bungari trở về.
Tuy nhiên, với tầm nhìn dài hạn, Viện tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường đào tạo nguồn nhân lực bằng việc lựa chọn và cử các cán bộ nghiên cứu trẻ đi đào tạo tại các nước Australia, Hoa Kỳ, Thụy Điển, Nhật, Cộng hòa Pháp... Đây là cơ hội thuận lợi để các nhà nghiên cứu xã hội học Việt Nam có điều kiện tiếp thu tri thức mới từ các nước có nền xã hội học phát triển. Đội ngũ cán bộ nghiên cứu có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo từ nhiều nước khác nhau đã mở ra những khả năng mới cho hoạt động nghiên cứu của Viện, nâng cao chất lượng nghiên cứu, mở rộng các quan hệ hợp tác quốc tế với nhiều dự án được hỗ trợ từ các cơ quan và tổ chức quốc tế.
Nguồn : WebSite Viện Xã hội học
[justify]
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
VIEN XHH VIET NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phần mềm viết tiếng việt trong Audition
» THÀNH VIÊN LỚP XHH - K33
» VIEC DAO TAO GIAO VIEN
» THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC (VIỆT - ANH)
» THUẬT NGỮ XÃ HỘI HỌC ANH – VIỆT

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC-
Chuyển đến