Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 HỆ QUẢ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THẾ KỶ XVIII

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

HỆ QUẢ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THẾ KỶ XVIII Empty
Bài gửiTiêu đề: HỆ QUẢ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THẾ KỶ XVIII   HỆ QUẢ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THẾ KỶ XVIII I_icon_minitimeSun Jan 17, 2010 10:48 pm

HỆ QUẢ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP:


1. Khả năng lao động và sáng tạo của con người được phát huy cao độ, đã làm ra một khối lượng vật phẩm vô cùng phong phú về số lượng và chất lượng mà trước đó, người ta không thể hình dung nổi. Trong tuyên ngôn Cộng Sản: “Trong vòng chưa đầy một trăm năm, giai cấp tư sản đã phát triển lực lượng sản xuất nhiều hơn, mạnh hơn tất cả các thế hệ trước cộng lại”. Chính nguồn hàng hóa dồi dào cùng với sự chuyên môn hóa sâu sắc trong lao động, làm cho không ai cần phải sản xuất để hoàn toàn tự cung, tự cấp cho mình mà mỗi người vừa là sản xuất vừa là tiêu dùng. Khác với nền kinh tế tự nhiên, nền kinh tề hiện nay người ta sản xuất ra với mục đích chủ yếu là để bán. Kinh tế ngày càng được thị trường hóa, mọi hoạt động sản xuất ngày càng xã hội hóa, thúc đẩy thương nghiệp trên quy mô lớn và nhờ vậy các ngành công nghiệp cũng phát triển. mối quan hệ tác động qua lại giữa sản xuất và tiêu dùng tạo nguồn động lực kích thích sản xuất.

2. Những quy tắc của sản xuất cn chi phối tất cảc các mặt hoạt động của kinh tế và xã hội, tất cả phải được tiêu chuẩn hóa. Sự tiêu chuẩn và chuyên môn hóa không chỉ áp dụng cho công nhân trong nhà máy, mà còn được áp dụng rộng rãi trong mọi nhân viên trong công sở, mọi guồng máy kinh tế... nhịp điệu của cuộc sống được tính toán theo giờ theo phút, thời gian của mọi hoạt động được xác định chặt chẽ. Lâu dần phong cách làm việc khẩn trương, đúng hẹn, chính xác thành thói quen trong nếp sống cư dân XH công nghiệp, nó trái ngược với cách lao động và sinh hoạt lề mề, đại khái bởi tốc độ chậm chạp và điều kiện phân tán của nền SXNN lâu đời.

3. Sự thay đổi dân số. Sự tăng dân số quá nhanh ở một số xứ sở bước vào thời đại công nghiệp hóa. Cũng theo tốc độ ấy, các thành phố được mở rộng, số dân thành thị tăng lên. Bộ mặt phố xá nhà ga, bến cảng đều thany đổi, nhộn nhịp và sầm uất. Đó cũng là lời cảnh báo về sự tăng trưởng dân số không kiềm chế, nhất là các xứ sở lạc hậu, chưa vượt qua thời kỳ văn minh nông nghiệp.

4. Trong nền kinh tế nông nghiệp do năng lực lao động có hạn nên hầu hết thành viển trong gia đình phải cùng nhau canh tác trên đồng ruộng. Nhưng khi nền sản xuất CN xuất hiện nhất là khi nó thâm nhập vào nông thôn thì nền tảng gia đình lớn tan rã dần. Các chức năng then chốt của gia đình bị chia nhỏ thành những thể chế mới do những tổ chức xã hội đảm nhiệm. Để thích nghi với điều kiện lao động mới các gia đình “hạt nhân” theo chế độ hôn nhân một vợ một chồng xuất hiện, các gia đình hạt nhân đó trở thành cấu trúc hiện đại của xã hội mới.

5. Yếu tố thị trường không chỉ chi phối trong lĩnh vực kinh tế mà còn tác động đến toàn xã hội. Bên cạnh những yếu tố tích cực nó còn gây ra những hố sâu ngăn cách giàu nghèo, giữa các tầng lớp dân cư trở nên sâu sắc, quan hệ xã hội cùng nền tảng đạo lý trưyền thống làm băng hoại đạo đức xã hội. Quy luật khắc nghiệt của cuộc cạnh tranh lạnh lùng không tình nghĩa đã làm phá sản biết bao doanh nghiệp, làm tan vỡ biết bao gia đình. Những hậu quả đó là mặt trái của xã hội thị trường mà việc khắc phục nó là vấn đề mà cả nhân loại quan tâm

Hệ quả quan trọng của nó còn là sự ra đời của giai cấp vô sản, song song tồn tại và mâu thuẫn với giai cấp tư sản về hệ tư tưởng, quyền lợi, địa vị và vai trò xã hội. Lịch sử thế giới bắt đầu bước sang trang mới.
Về Đầu Trang Go down
 
HỆ QUẢ CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THẾ KỶ XVIII
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh nền lý luận cách mạng mới của Việt Nam
» Tân Tây Du Ký (1): Ngộ Không thất nghiệp
» BI QUYET DE CO KY NANG MEM TRONG CUOC SONG
» Kinh nghiệp vượt qua kỳ thi
» CAC CAU DANH NGON VE DOI NHAN XU THE TRONG CUOC SONG

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến