Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 ANH HUONG CUA 3 TON GIAO LON DOI VOI VH VIET NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

ANH HUONG CUA 3 TON GIAO LON DOI VOI VH VIET NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: ANH HUONG CUA 3 TON GIAO LON DOI VOI VH VIET NAM   ANH HUONG CUA 3 TON GIAO LON DOI VOI VH VIET NAM I_icon_minitimeFri Jan 15, 2010 10:02 am

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC TÔN GIÁO LỚN
ĐỐI VỚI VĂN HÓA VIỆT NAM

I. PHẬT GIÁO:
Người sáng lập ra Phật giáo là Siddhartha Gautama. Ông sinh năm 263 TCN, là hoàng tử nước Capilavatu (gần biên giới Ấn Độ ngày nay. Năm 29 tuổi rời bỏ cung điện, năm 35 tuổi tìm ra con đường cứu thoát bản thân, gọi là Giác ngộ. ông đi khắp nơi để truyền bá đạo phật, các đệ tử gọi ông là Buddha (Phật). Năm80 tuổi, ông qua đời, người ta gọi ông là Shikamuni (Thích Ca Mâu Ni) hay còn gọi là Phật Thích Ca.
Học thuyết về Phật giáo là chân lý về nỗi khổ và sự giải thoát con người về nỗi khổ đau. Thể hiện trong Tứ diệu đế:
+ Khổ đế: nỗi khổ (Dukkha)
+ Tập đế: nguyên nân nỗi khổ (Sammudaya)
+ Diệt đế: tiêu diệt nỗi khổ (Nirodha)
+ Đạo đế: cách thức giải quyết nỗi khổ (Magga)
Nội dung cơ bản của học thuyết phật giáo là thuyết thập nhị nhân duyên. Nhân là nguyên nhân gây ra sự vât, duyên là những mối quan hệ, những điều kiện, những ảnh hưởng chung quanh giúp cho nhân phát khởi vận hành.

Đạo phật truyền sang việt nam qua hai con đường:
+ Đường bộ: từ Đông Ấn Độ lên Tây-Bắc ấn Độ, và Trung Á rồi vòng sang phía đông ra Đông Á
+ Đường biển: đến Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Tại việt nam, trung tâm phật giáo lớn nhất trong thế kỷ thứ II là Luy Lâu. Nhiều cao tăng Trung Quốc sang Ấn Độ học lấy kinh đã dừng ở đây để học chữ Phạn và gặp gỡ các cao tăng Ấn Độ.
Trên lát cắt đồng đại, phật giáo việt nam tồn tại cả hai phái Đại thừa và Tiểu thừa. Với người Khơme Nam Bộ, phật giáo ở đây là phái Tiểu thừa, còn ở người việt ở Bắc Bộ lại theo phái Đại thừa.
Là một tôn giáo lớn, Phật giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội Việt Nam:
a. Phương diện vật chất:
+ Kiến trúc:
Trước khi phật giáo vào, kiến trúc Việt Nam tiêu biểu là đình, đền, miếu. sau khi tiếp xúc với Phật giáo, kiến trúc Việt Nam tiếp nhận thêm chùa, tháp.
b. Phương diện tinh thần:
Tiếp nhận tinh thần vị tha, bác ái, trọng tĩnh dung hòa, hợ với tính cách người dân việt hiếu hòa nên được người Việt dễ dàng chấp nhận và tiếp thu.


Mặc dù tiếp nhận nhiều thành tựu của Phật giáo nhung với tinh thần sáng tạo và chủ nghĩa dân tộc luôn được đề cao, văn hóa Phật giáo khi vào Việt Nam đã trải qua quá trình tiếp biến cho phù hợp hơn với nếp nghĩ của người Việt, do vậy mặc dù được du nhập từ Ấn Độ, giai đoạn sau còn ảnh hưởng nhiều của Trung Hoa nhưng Phật giáo Việt Nam vẫn mang sắc thái riêng:
Vd:
- Đức phật gốc là đàn ông, khi sang việt nam đã được việt hóa thành phụ nữ: dân gian gọi là Phật Bà (quan niệm đề cao phụ nữ của người việt).
- Kiến trúc dạng tháp của Ấn Độ có dạng hình tròn, khi sang việt nam được xây dựng theo nguyên lý âm - dương như: hình vuông (tháp Phổ Minh), hình bát giác – 8 cạnh - (tháp Phước Duyên – chùa Thiên Mụ).

So với Nho giáo, Phật giáo ở Việt Nam được người dân tiếp thu rất tự nguyên nên sâu sắc hơn. Đến nay mặc dù Nho giáo đã bị triệt tiêu nhưng Phật giáo vẫn tồn tại tậm chí đã trở thành tôn giáo lớn nhất Việt Nam hiện nay.

II. NHO GIÁO:
Còn gọi là đạo Nho, Nho giáo gắn lền vơi các tên tuổi của những nhân vật lỗi lạc trong lịch sử Trung Hoa như Khổng Tử và những người kế tục, phát triển Nho giáo lên vị trí độc tôn như Mạnh Tử, Tư Mã Thiên, Đổng Trọng Thư…
Người sáng lập ra Nho giáo là Khổng Tử, người nước Lỗ. Vì muốn thực thi lý tưởng cải cách xã hội nên sau khi đi chu du khắp thiên hạ, khổng tử đã viết nên bộ sách Ngũ kinh: kinh Lễ, Dịch, Thi, Thư và Xuân thu.
Hạt nhân của Nho giáo xoay quanh hai chữ nhân và lễ. Thực chất học thuyết nhân - lễ của khổng tử là duy trì nền thống trị độc tôn, khôi phục trật tự xã hội có đẳng cấp của giai cấp thống trị. Mặt khác, ta cũng cần nhấn mạnh rằng, Nho giáo không phải là một tôn giáo, càng không phải là một học thuyết triết học mà là một học thuyết chính trị tư tưởng – đạo đức của giai cấp phong kiến Trung Quốc.

Ở Việt Nam, Nho giáo được truyền vào Giao Châu từ rất sớm trong quá trình đô hộ Việt Nam của phong kiến Trung Quốc. Do âm mưu đồng hóa hòng xóa bỏ phong tục truyền thống của người Việt, lại được truyền bá theo kiểu cưỡng bức nên Nho giáo được tiếp thu rất hạn chế.
Mặt khác, suốt thời kỳ Bắc thuộc, Nho giáo pt giữa hai dòng tâm lý là xã hội, người Hán thì muốn hán hóa Giao Châu mà người Việt thì kiên quyết chống lại việc Hán hóa. Cho đến khi đất nước giành được quyền tự chủ (sau chiến thắng Bạch Đằng), đến thời nhà lý, Nho giáo mới xác lập được vị trí của mình và trở thành tôn giáo độc tôn, chi phối nhiều mặt của xã hội việt nam thời bấy giờ.
Thế kỷ XVIII, Nho giáo bị suy thoái, nhưng mãi đến tận năm 1945, sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám đánh đổ hoàn toàn chế độ phong kiến thiết lập nhà nước Dân Chủ Cộng Hòa thì Nho giáo mới bị hoàn toàn triệt tiêu.

Là một thành tố quan trọng của văn hóa Việt Nam, Nho giáo có ảnh hưởng rất lớn đến diện mạo cũng như nội dung các thành tố văn hóa của Việt Nam. Tuy nhiên như đã nói ở trên do được truyền bá gián tiếp trong quá trình xâm lược nên nhìn chung Nho giáo không bám rễ được sâu ở trong văn hóa làng xã của Việt Nam mà chỉ tồn tại ở các trung tâm Chính trị - Văn hóa lớn và cũng chỉ chiếm vị vị trí trong tư tưởng của giai cấp thống trị phong kiến mà thôi. Cho nên tuy có thời gian đóng vai trò là quốc giáo nhưng nho giáo ở Viêt Nam khi tác động đến mọi mặt của đời sống thì không giữ được nguyên vẹn sắc thái nữa mà đậm nhạt khác nhau (Trần Đình Hượu, Đi từ hiện đại đến truyền thống).
Vd:
- Nho giáo vào Việt Nam góp phần củng cố gia đình phụ quyền, nhưng do bản chất xem thường phụ nữ, nên thuyết Tam tòng của Nho gia không làm phai mờ được vị trí quan trọng của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội.
- Tục lệ thờ ông bà tổ tiên, các vị anh hùng cũng không bị xóa bỏ.
- Trên phương diện vật chất, cùng với sự du nhập của tư tưởng Nho giáo, nhiều thành tựu khác liên qian đến kỹ thuật phục vu cho việc pt Nho giáo như giấy, kỹ thuật in, sứ…đã được người dân Việt tiếp thu và Việt hóa cho phù hợp với điều kiện cũng như tập quán.
- Chữ Hán khi du nhập vào Việt Nam cũng được chuyển thành chữ Nôm, được sử dụng và đặc biệt đề cao trong nhà Hồ và nhà Tây Sơn.
- Nhạc cụ thì càng phong phú hơn với việc tiếp nhận chuông đồng, khánh bạc của Trung Quốc, với những nhạc cụ đó, người Việt đã pt nghề đúc đồng của mình lên đỉnh cao, dùng tiếng chuông để pt cho Phật giáo.
- Một bộ phận người Hoa sang Việt Nam thực hiện âm mưu đồng hóa dân ta (thời Mã Viện )thì lại bị ngay dân ta đồng hóa lại.

Như vậy quá trình Nho giáo thâm nhập vào Việt Nam diễn ra rất quyết liệt nhưng do trong qua trình tiếp thu người Việt Nam đã không ngừng sáng tạo, cải biên làm ra quá trình tiếp biến Nho giáo vô cùng mạnh mẽ nên chung quy, Nho giáo không những không làm cho văn hóa Việt Nam bị đồng hóa, thui chột mà trái lại càng phong phú, đầy đủ hơn.

III. KITÔ GIÁO:
Tên gọi chung của các tôn giáo thờ chúa Giêsu bao gồm: Công giáo, Cơ đốc giáo, đạo Gia Tô, Hoa Lang Đạo...ở Việt Nam được gọi là Thiên chúa giáo. Kito giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất thế giới do một nhân vật có thật tên là Jesu Chist sáng lập.
Nguồn gốc của Kito giáo như Ăng-ghen nhận xét: là cuộc vận động của những người bị áp bức, đạo đó xuất hiện trước hết như một thứ tôn giáo của người nô lệ và bán tự do, của những người nghèo khổ và những người bị tước hết mọi quyền lợi, các dân tộc bị Rôma đô hộ hay làm tan tác.
Giáo lý của Kito giáo là kinh thánh gồm hai bộ sách là Cựu ước và Tân ước. quan niệm về thế giới của Kito giáo là niềm tin vào Thiên chúa và sự mầu nhiệm của Thiên chúa tiền định. Con người là do chúa sáng tạo, vì vậy nhiệm vụ của con người là thờ phụng chúa và tiếp tục công việc của chúa ở trên trái đất này.

Ở Việt Nam, Kito giáo được truyền bá trong những thập niên đầu của thế kỷ XVI bởi các giáo sĩ phương Tây. Lúc này Kito giáo đã trở thành một tôn giáo lớn, có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới chứ không riêng gì phương Tây. Tuy nhiên do con đường truyền đạo của các giáo sĩ này nhằm mục đích xâm lược sau này nên khá đông các giáo sĩ đã có những hành động thiếu trong sáng. Chính vì vậy mà các triều vua phong kiến nhất là vua Gia Long đã ra lệnh cấm đạo và truy sat các giáo sĩ khi vào viêt nam. So với các tôn giáo khác, Kito giáo phải chật vật hơn trong qúa trình truyền đạo.
Mặt khác do yếu tố văn hóa bản địa sâu sắc, người dân Việt cũng không dễ dàng tiếp thu loại hình tôn giáo quá mới mẻ này. Bất đồng ngôn ngữ là một trở ngại rất lớn với các giáo sĩ tây phương. Việc sáng tạo ra chữ Quốc ngữ góp phần làm thay đổi tình hình một mức độ nhất định nhưng khi mới ra đời, tuyệt đại cư dân Việt Nam tẩy chay không dùng thứ tiếng Latinh này nên việc truyền đạo càng phức tạp hơn.

Mặc dù được truyền bá sau và chậm chạp hơn các tôn giáo khác nhưng do quá trình đô hộ, xâm lược của các nước Đế quốc - Thực dân quá mạnh mẽ (gần 100 năm) nên Kito giáo đã có những ảnh hưởng nhất định đến văn hóa Việt Nam:
Vd:
- Trước hết phải kể đến chữ viết, nhằm mục đích truyền đạo, các giáo sĩ đã sáng tạo ra bảng chữ cái Quốc ngữ (tiếng Việt ngày nay) và từ điển Việt - Bồ - La. Tất nhiên thời gian đu do ý thức dân tộc quá cao cho nên khi được đưa ra, người dân Việt đã từ chối không sử dụng. Tuy nhiên giới trí thức đã thấy được cái lợi của chữ Quốc ngữ nên đã vận động người dân sử dụng loại chữ này, từ một loại chữ được dùng trong nội bộ đạo Kito đến nay đã trở thành loại chữ được cả dân tộc sử dụng.
- Hệ quả của chữ Quốc ngữ là một loại hình văn viết mới xuất hiện là tiểu thuyết và báo chí với nhiều tên tuổi lỗi lạc (sau đó tự be ra).
- Lối kiến trúc Viêt Nam trước đây có đình ,chùa, tháp…nay được bổ sung thêm kiến trúc nhà thờ đạo Kito. Tuy nhiên, người Việt Nam dã biết tiếp biến một cách sáng tạo, xây dựng nên nhà thờ Phát Diệm ở Ninh Bình mang phong cách Á Đông rõ rệt với hệ thống mái ngói cong và chạm khắc bằng gốm sứ tinh xảo.
- Ngoài ra, theo dòng thâm nhập của Kito giáo còn là các tư tưởng tiến bộ của phong trào Dân chủ đang diễn ra mạnh mẽ ở Châu Âu, tiêu biểu sau này có chủ nghĩa Mác – Lênin do chủ tịch Hồ Chí Mình truyền bá. Tất nhiên, người Việt Nam không sao chép nguyên xi lại mà ứng dụng một cách phù hợp với thực tiễn và kinh ngiệm lịch sử của mình.

Trong lịch sử nhân loại nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng, tôn giáo không chỉ có mối quan hệ mật thiết mà còn có tác động mạnh mẽ đến các thành tố khác của văn hóa. Tất cả các giá trị vật chất và tinh thần trên khi được truyền bá vào Việt Nam đều được người Việt tiếp thu sàng lọc và tiếp biến thành giá trị văn hóa riêng, mang bản sắc riêng và phù hợp với trình độ cũng như nhu cầu của người Việt Nam. Việc tiếp biến và tiếp biến một cách sáng tạo khiến cho người Việt Nam không những đủ sức bảo vệ văn hóa bản địa của mình mà còn làm cho nền văn hóa đó thêm phong phú, đa dạng và sâu sắc hơn.
Về Đầu Trang Go down
 
ANH HUONG CUA 3 TON GIAO LON DOI VOI VH VIET NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ĐĂC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT
» Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục
» ẢNH HƯƠNG CUA RÁC THAI ĐÉN MÔI TRUÒNG (T.VŨ)
» Website Xã hội học XAHOIHOC.NET xin giao lưu
» XA HOI HOC PHAT GIAO (phan 2)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến