Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục   Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục I_icon_minitimeThu Oct 21, 2010 6:17 pm

Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về
sự nghiệp giáo dục


Trong toàn bộ di sản tư tưởng Hồ Chí Minh là chân lý soi đường cho cách mạng Việt Nam đi lên giành thắng lợi, có bộ phận cực kỳ quan trọng là tư tưởng giáo dục của Người.
Người phê phán nền giáo dục phong kiến là nền giáo dục kinh viện xa rời thực tiễn, coi kinh sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức. Giáo dục phong kiến hướng tới kẻ sỹ, người quân tử, bậc trượng phu, phụ nữ bị tước quyền học hành. Trong nền giáo dục thực dân, không mở mang trí tuệ, thực hiện ngu dân. Đó là nền văn hoá đồi bại, xảo trá và nguy hiểm hơn cả sự dốt nát.
Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh có nguồn gốc sâu xa từ tình thương lớn, từ chủ nghĩa nhân đạo cộng sản, nhằm mục đích độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của Người. Người luôn quan tâm, yêu thương, nâng niu trân trọng con người, mong muốn làm cho con người ngày càng tốt đẹp hơn, biết phát huy tất cả tiềm năng của mình để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Người coi con người là vốn quý nhất, là yếu tố quyết định của sự nghiệp cách mạng: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”[1].
Tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tư tưởng dạy và học để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân đã thấm nhuần trong mọi chính sách, chủ trương của Người về giáo dục. Nền giáo dục mới của Việt Nam được Người định hướng phát triển là nền giáo dục mở mang dân trí, nâng cao đảng trí cho nhân dân; là nền giáo dục toàn dân; là nền giáo dục toàn diện; là nền giáo dục tiên tiến; mục đích của giáo dục là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa; thái độ và trách nhiệm của người học là học để làm người, học để làm việc, học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân.
Trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn ngay sau cách mạng Tháng Tám thắng lợi, bên cạnh hai nhiệm vụ diệt giặc đói và giặc ngoại xâm, Người đã đặt ra nhiệm vụ diệt giặc dốt. Tại phiên họp thứ nhất của Hội đồng Chính phủ, ngày 3/9/1945, Người đề nghị mở chiến dịch để chống nạn mù chữ: “... nạn dốt - Là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta. Hơn chín mươi phần trăm đồng bào chúng ta mù chữ.
Nhưng chỉ cần ba tháng là đủ để học đọc, học viết tiếng nước ta theo vần quốc ngữ. Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”[2].
Ngày 4/10/1945, thay mặt Chính phủ Lâm thời Người ra Lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học:
“Quốc dân Việt Nam!
Khi xưa Pháp cai trị nước ta, chúng thi hành chính sách ngu dân. Chúng hạn chế mở trường học, chúng không muốn cho dân ta biết chữ để dễ lừa dối dân ta và bóc lột dân ta.
Số người Việt Nam thất học so với số người trong nước là 95 phần trăm, nghĩa là hầu hết người Việt Nam mù chữ. Như thế thì tiến bộ làm sao được?
Nay chúng ta đã giành được quyền độc lập. Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí.
Chính phủ đã ra hạn trong một năm, tất cả mọi người Việt Nam đều phải biết chữ quốc ngữ. Chính phủ đã lập một Nha Bình dân học vụ để trông nom việc học của dân chúng.
Quốc dân Việt Nam!
Muốn giữ vững nền độc lập,
Muốn làm cho dân mạnh nước giàu,
Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”[3].
Người hành động như vậy, vì Người “chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”[4]. Phát động phong trào chống nạn mù chữ, Người mong muốn mỗi người dân đều “Biết học, biết chữ quốc ngữ”[5] để “Nâng cao dân trí”[6], “Giữ vững nền độc lập”[7] và làm cho dân giàu nước mạnh. Nhờ vậy, từ chỗ 95% mù chữ, dân tộc ta đã vươn lên trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học, đủ khả năng để bảo vệ và xây dựng đất nước.
Đối với thế hệ trẻ, Người đặt niềm tin vững chắc vào thế hệ trẻ của dân tộc. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường (tháng 9/1945): Người dạy “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”[8]. Trước khi đi gặp các cụ Các Mác, Lênin, Người căn dặn: “Đảng cần chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”[9]. Xác định đạo đức cách mạng là “cái gốc” của con người và cũng là những nội dung hoạt động chủ yếu của nhà trường xã hội chủ nghĩa trong quá trình giáo dục, đào tạo, Bác mong muốn thế hệ trẻ thành “người chủ” xứng đáng của chế độ xã hội chủ nghĩa.
Trong giáo dục toàn diện, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chú ý đến cả đức và tài và mối quan hệ giữa hai mặt đó trong sự hoàn thiện nhân cách của con người mới. Người đòi hỏi mỗi người dưới chế độ mới phải có cả tài lẫn đức trong đó đức là nền tảng cho sự phát triển nhân cách. Theo Người “Giải phóng dân tộc giải phóng cho loài người là một công việc to tát, mà tự mình không đạo đức không có căn bản thì còn làm nổi việc gì”[10]. “Dạy cũng như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng. Đạo đức cách mạng là triệt để trung thành với cách mạng, một lòng một dạ phục vụ nhân dân”[11]. Người còn dạy: “Trong việc giáo dục và học tập, phải chú trọng đủ các mặt: đạo đức cách mạng, giác ngộ xã hội chủ nghĩa, văn hoá, kỹ thuật, lao động và sản xuất”[12]. Người còn chỉ rõ: “Việc giáo dục gồm có: đức, trí, thể, mỹ”[13]. “Trước hết phải dạy cho họ những thường thức: lịch sử, địa dư, làm tính, khoa học tự nhiên, xã hội, chính trị, cách viết báo cáo, nghĩa vụ và quyền lợi người công dân”[14].
Như vậy tư tưởng giáo dục toàn diện của Người đã chỉ ra cho chúng ta thấy được mô hình chung của con người phải đào tạo trên những định hướng chính về các mặt phẩm chất và tài năng cùng mối liên hệ giữa các mặt đó với nhau để cùng hoàn thiện nhân cách. Đó là cơ sở tư tưởng và lý luận để chúng ta vạch ra chiến lược con người cho thế kỷ 21, trước mắt là năm học 2010-2011 và đến 2015.
Trong phương pháp giáo dục Người đặc biệt chú ý đến vấn đề tự học, Người quan niệm: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt”[15]. Tư tưởng tự học của Người có thể quy thành 5 vấn đề: a- Trong việc tự học, điều quan trọng hàng đầu là xác định rõ mục đích học tập và xây dựng động cơ hoạt động đúng đắn. b- Phải tự mình lao động để tạo điều kiện cho việc tự học suốt đời. c- Muốn tự học thành công, phải có kế hoạch sắp xếp thời gian học tập, phải bền bỉ, kiên trì thực hiện kế hoạch đến cùng, không lùi bước trước mọi trở ngại. d- Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để tự học. e- Học đến đâu, ra sức luyện tập thực hành đến đó. Đây là cống hiến to lớn và quý báu của Người vào lý luận dạy - học của nước ta.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở những người làm công tác giáo dục phải nhận thức đúng đắn “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”[16]. Tư tưởng lớn này tạo ra sức mạnh để huy động tất cả mọi lực lượng chính quyền, đoàn thể, gia đình và xã hội tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, không chỉ bằng mặt vật chất , mà chủ yếu là để xây dựng mặt con người cho thế hệ trẻ. Vì vậy phải “phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân”[17]. Và mặc dù bận trăm công ngàn việc, Người vẫn quan tâm theo dõi chỉ đạo cụ thể, sát sao các phong trào thi đua, như phong trào “dạy tốt, học tốt”, “người tốt, việc tốt”. Tư tưởng “Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng” của Người đã được Đảng, nhân dân ta và ngành giáo dục và đào tạo vận dụng một cách sáng tạo thành phong trào xã hội hoá giáo dục đang phát triển sôi nổi và rộng khắp trên phạm vi cả nước hiện nay trên cơ sở xây dựng mối quan hệ giữa ba lực lượng giáo dục: Nhà trường - Gia đình - Xã hội.
Để đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển tốt đẹp, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề then chốt, quyết định chất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo những người làm công tác giáo dục yêu nghề, yêu trường, hết lòng yêu thương chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức, tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo: “Thầy cũng như trò, cán bộ cũng như nhân viên, phải thật thà yêu nghề mình. Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản? Người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo - là người vẻ vang nhất. Dù là tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương, song những người thầy giáo tốt là những anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang. Nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân, thì làm sao mà xây dựng chủ nghĩa xã hội được? Vì vậy nghề thầy giáo rất là quan trọng, rất là vẻ vang; ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo, thì phải sửa chữa”[18].
Nền giáo dục của nước Việt Nam sau khi được độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập là nền giáo dục mới. Nền giáo dục đó sẽ “...làm cho dân tộc chúng ta trở nên một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc xứng đáng với nước Việt Nam độc lập”[19]
Mục tiêu của văn hoá giáo dục là thực hiện cả ba chức năng của văn hoá bằng dạy và học: Đào tạo những con người mới vừa có đức vừa có đức có tài; học để làm việc, làm người, làm cán bộ; “cải tạo trí thức cũ”, “đào tạo trí thức mới”; “công nông hoá trí thức”, “trí thức hoá công nông”, xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng đông đảo, trình độ ngày càng cao; Đào tạo những lớp người kế tục sự nghiệp cách mạng xây dựng đất nước giàu mạnh và văn minh; mở mang dân trí từ việc xoá nạn mù chữ, chống giặc dốt, kết hợp phổ cập và nâng cao, đưa Việt Nam sánh vai với các cường quốc năm châu ; Thực hiện mục tiêu giáo dục đó phải tiến hành cải cách giáo dục để xây dựng hệ thống trường, lớp với chương trình và nội dung dạy học thật khoa học, hợp lý, phù hợp với bước phát triển của đất nước.
Nội dung giáo dục: bao gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học-kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động…
Phương châm, phương pháp giáo dục: Phải luôn gắn giáo dục với thực tiễn Việt Nam, học đi đôi với hành, học kết hợp với lao động sản xuất. Giáo dục phải có tính định hướng đúng đắn, rõ ràng, thiết thực, phối hợp nhà trường với gia đình và xã hội. Phải tạo môi trường giáo dục lành mạnh, bình đẳng, dân chủ, trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò.
Học ở mọi nơi, mọi lúc, học mọi người; học suốt đời; coi trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại; “học không biết chán, học không bao giờ đủ, còn sống còn phải học”.
Phương pháp giáo dục phải bám chắc vào mục tiêu giáo dục.
Mục đích của nền giáo dục mới ấy là đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam: Giáo viên là tấm gương bốn mặt; người học luôn thực hiện đúng động cơ “học để làm người, học để làm việc, học để phụng sự Tổ quốc phụng sự nhân dân”.
Thấm nhuần tư tưởng trên của Người, Đảng và Nhà nước cũng như ngành giáo dục và đào tạo đã và đang có chiến lược xây dựng đội ngũ giáo viên các cấp, các ngành học từ khâu tuyển sinh đến khâu đào tạo, từ tuyển dụng đến khâu bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt khi họ đã làm công tác giáo dục, giảng dạy ở trường họ phải thực sự là những tấm gương.
Những tư tưởng giáo dục lớn lao và sâu sắc nói trên, cùng với nhân cách vô cùng cao đẹp và mẫu mực của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa Người lên vị trí một nhà giáo dục vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng giáo dục của Người đã vạch ra phương hướng cơ bản của chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trong hơn nửa thế kỷ qua và cả trong những thời gian sắp tới. Đó là những cống hiến rất to lớn mang ý nghĩa lịch sử của Người đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở nước ta.
ThS Hoàng Ngọc Vĩnh, ĐHKH Huế
________________________________________
[1] Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 2000, tập 9, trang 222.
[2] Xem Sđd, tập 4, trang 8, 14, 220, 348, 391, 460; tập 8, trang 55; tập 9, trang 389.
[3] Xem Sđd, tập 4, trang 36, 37, 543, 580.
[4] Xem Sđd, tập 1, trang XIX; tập 4, trang VIII, 161; tập 12, trang 517.
[5] Xem Sđd, tập 4, trang 16, 36, 421, 450; tËp 5, trang 379.
[6] Xem Sđd, tập 4, trang 36.
[7] Xem Sđd, tập 4, trang 36, 157.
[8] Sđd, tập 4, trang 33.
[9] Sđd, tập 12, trang 498, 510.
[10] Xem Sđd, tập 5, trang 253.
[11] Sđd, tập 11, trang 331.
[12] Xem Sđd, tập 10, trang 190.
[13] Xem Sđd, tập 8, trang 74.
[14] Sđd, tập 5, trang 271.
[15] Xem Sđd, tập 5, trang 273.
[16] Sđd, tập 12, trang 403.
[17] Xem Sđd, tập 11, trang 331; tap 12, trang 403.
[18] Sđd, tập 11, trang 331-332.
[19] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 4, trang 8.
Về Đầu Trang Go down
 
Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về sự nghiệp giáo dục
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tư tưởng Hồ Chí Minh về phụ nữ
» Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong “Tuyên ngôn Độc lập” 1945
» Tân Tây Du Ký (1): Ngộ Không thất nghiệp
» Kinh nghiệp vượt qua kỳ thi
» TƯỢNG NỮ THẦN TỰ DO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến