Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945  Empty
Bài gửiTiêu đề: Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945    Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945  I_icon_minitimeThu Oct 21, 2010 6:11 pm

Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945


1- Sau Cách mạng Tháng Mười Nga đến trước Cách mạng tháng Tám 1945 của Việt Nam, cho dù đã có Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa, thì nhân loại vẫn mới chỉ ít nhiều xác nhận khái niệm quốc gia (dân tộc) qua các đường biên giới tự nhiên. Sau các Hội nghị Têhêrăng và Cựu Kim Sơn thế giới vẫn còn chia năm xẻ bảy bởi chiến tranh xâm lược của đế quốc, thân phận con người sẽ vẫn còn trở nên vô nghĩa nếu không có một nền công pháp quốc tế bảo vệ nhân loại và hạnh phúc cho con người.
2- Việt Nam đã có một bề dày mấy ngàn năm lịch sử chống ngoại xâm hào hùng với một ý thức quốc gia độc lập có chủ quyền thuộc loại vững chắc nhất thế giới. Nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh mới là người Việt Nam đầu tiên đã thống nhất hai nội dung “nước độc lập” và “dân tự do, hạnh phúc”. Chế độ mới này được khai sinh bởi bản Tuyên ngôn Độc lập[1] của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lịch sử, do chính Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại soạn thảo và công bố.
Chúng ta đã từng được biết đến Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Hịch tướng sỹ của Trần Quốc Tuấn và Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Nhưng, cả ba bản Tuyên ngôn này đều mới chỉ dừng lại ở giá trị “nước phải độc lập”.
Là người Việt Nam yêu nước, thương dân nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên của Việt Nam đã thống nhất hai nội dung “nước phải độc lập” và “dân phải tự do”. Chính vì thống nhất hai mục tiêu “nước độc lập” và “dân phải tự do, hạnh phúc” mà Hồ Chủ tịch là người đầu tiên của nhân loại đã gương cao hai ngọn cờ “Độc lập dân tộc” và “Chủ nghĩa xã hội” trong thời đại ngày nay. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”[2] là điểm xuất phát và là nội dung lớn nhất trong sự nghiệp cách mạng của Người, là chân lý sáng ngời thời đại do Người vạch ra mãi soi sáng cho cách mạng Việt Nam và cách mạng nhân loại. Tính dân tộc và tính thời đại được thể hiện rất rõ ràng và súc tích trong tư tưởng chủ đạo xuyên suốt của bản Tuyên ngôn Độc lập là “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vì thế là một “áng thiên cổ hùng văn” của dân tộc Việt Nam và của nhân loại.
3- Bản Tuyên ngôn Độc lập được viết và hoàn thành trong một thời gian rất ngắn. Nhưng nhất định Tuyên ngôn Độc lập - một văn bản chính luận hiện đại với hệ thống lý lẽ đanh thép và hệ thống dẫn chứng hùng hồn không thể chối cãi, có sức thuyết phục cao - phải là kết quả của cả một quá trình trăn trở, suy ngẫm trong hành trình tìm đường cứu nước qua nhiều quốc gia trên thế giới của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết quả của thực tiễn lãnh đạo tài tình đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi của Người. Tuyên ngôn Độc lập đã thể hiện sự sáng suốt, nhạy bén và tầm nhìn chiến lược sâu rộng, khả năng dự báo thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh; là kết quả của tầm nhìn sâu rộng, của bao suy nghĩ trăn trở, và hơn cả là của một tấm lòng luôn luôn hướng về đất nước, về nhân dân của Hồ Chủ tịch.
Có được thành quả to lớn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 của Việt Nam - thắng lợi của cách mạng giành chính quyền chỉ diễn ra trong thời gian ngắn nhất, tổn thất nhỏ nhất, nhưng thành công lớn nhất, triệt để nhất trong lịch sử nhân loại - công đầu phải thuộc về sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam, nhưng vai trò của Hồ Chủ tịch là không thể phủ nhận. Trực tiếp lãnh đạo Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Người đã dự đoán thiên tài “Đồng minh thắng, phát xít thua, Việt Nam nhất định độc lập”[3], và Người đã chớp lấy thời cơ kịp thời nhất đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi vĩ đại.
Tuyên ngôn Độc lập là kết quả của thực tiễn cách mạng nhân đạo cộng sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Thực tiễn 1911 - 1919, sau bản Yêu sách của nhân dân An Nam đã cho Người câu trả lời: “Đâu đâu trên thế gian này cũng chỉ có hai hạng người, một hạng người áp bức bóc lột và một hạng người bị áp bức bóc lột. Đâu đâu trên thế gian này cũng chỉ có một sự thật là tình ái hữu giữa những người vô sản”[4]. Người đã từ bỏ dân chủ tư sản, đến với dân chủ vô sản không chỉ vì độc lập dân tộc mà chủ yếu vì hạnh phúc của nhân dân. Người đã viết Bản án chế độ thực dân Pháp vào năm 1925 trên tinh thần luận tội kẻ thù đã xâm phạm quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc của mỗi cá nhân con người và dân tộc, không chỉ ở Việt Nam, Đông Dương mà còn ở cả châu Phi, châu Mỹ Latinh. Người lựa chọn con đường cách mạng vô sản cho Việt Nam, vì Người đã nhận thức được rằng cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp đều không triệt để, cách mạng thắng lợi rồi mà công, nông vẫn bị áp bức. Chỉ có Cách mạng Tháng Mười Nga mới là cuộc cách mạng triệt để: nước Nga có chuyện lạ đời, là người nô lệ trở thành người tự do. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin, với tấm lòng nhân ái bao la của mình mà Người đã chỉ rõ con đường giải phóng của con người Việt Nam, – cách mạng vô sản - góp phần chỉ rõ con đường giải phóng của các dân tộc thuộc địa và của nhân dân lao động toàn thế giới. Hành trình cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hành trình kiên định đấu tranh vì nền độc lập tự do, vì hạnh phúc của con người lao khổ trên toàn thế giới.
4- Các giá trị của Tuyên ngôn Độc lập là: a) Sự kế thừa hết sức khéo léo, chặt chẽ của Người từ hai bản tuyên ngôn nổi tiếng trong lịch sử nhân loại, Tuyên ngôn độc lập 1776 của Mỹ và bản Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền 1791 của Pháp, đã buộc đế quốc Pháp và đế quốc Mỹ thừa nhận về quyền con người và quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam nói riêng, của mọi dân tộc trên thế giới nói chung.
b) Việc kế thừa hết sức tài tình hai bản tuyên ngôn ấy của Người đã làm cho Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và hai bản tuyên ngôn bất hủ ấy của nhân loại có cùng vị trí như nhau trên trường quốc tế. Vì thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người đã thể hiện niềm tự hào, tự tôn dân tộc lớn nhất của Việt Nam.
c) Nâng quyền lợi con người thành quyền lợi dân tộc là một sáng tạo thiên tài của Hồ Chủ tịch, thể hiện tâm huyết lớn của Người dành cho dân tộc Việt Nam và các dân tộc trên thế giới. Người đã phát triển quyền lợi của con người thành quyền lợi của dân tộc; Khẳng định tất cả mọi dân tộc đều có quyền tự quyết định lấy vận mệnh của mình.
d) Phần lớn nội dung mở đầu của bản Tuyên ngôn Độc lập là nhằm tố cáo, vạch trần bản chất cướp nước, giả danh nhân đạo, lợi dụng lá cờ tự do bình đẳng, phi nhân, phi nghĩa trái với nhân đạo và chính nghĩa của thực dân Pháp. Cùng với hai tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp và Đây Công lý của thực dân Pháp ở Đông Dương, bản Tuyên ngôn Độc lập của Người không chỉ tố cáo vạch trần tội ác của chủ nghĩa thực dân trước công luận thế giới, mà còn có tác dụng giúp nhân loại phòng tránh và chống thành công hiện tượng phản văn hóa nhất của thế kỷ XX là chủ nghĩa thực dân.
e) Sau khi tố cáo những tội ác tầy trời của bọn thực dân và phong kiến tay sai, chỉ một câu “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”[5], Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát được tất cả những biến động lớn nhất của Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ XX, đặt dấu chấm hết cho các thể chế cũ, mở ra một thời đại mới với một thể chế chính trị mới của Việt Nam - Thể chế Dân chủ Cộng hòa. Bản Tuyên ngôn Độc lập vì thế là kết quả của bao nhiêu xương máu của bao nhiêu thế hệ đồng bào Việt Nam; Là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn 20 triệu nhân dân Việt Nam; Là “tiếp nối bài thơ của Lý Thường Kiệt trên sông Như Nguyệt, Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi,.. thể hiện truyền thống bất khuất kiên cường của dân tộc Việt Nam trong công cuộc đấu tranh giành độc lập”[6], mà nếu mô tả nó thì “phải vẽ một thanh gươm và tô đậm một màu máu. Máu nhuộm đỏ ruộng nương nơi ta cầy cấy, máu nhuộm đỏ cầu ao nơi em ta giặt giũ hàng ngày, máu nhuộm đỏ mảnh sân nơi con ta nô đùa ngày bé. Dân tộc Việt Nam từ trong máu lửa mà đi lên, dân tộc ấy anh dũng biết nhường nào!”[7].
5- Các ý nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập là: a) Sự ra đời bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực sự là một mốc son trong lịch sử của dân tộc Việt Nam; đã khẳng định những quyền dân tộc cơ bản của dân tộc Việt Nam và trở thành một cuộc đối thoại lớn có ý nghĩa lịch sử trọng đại: Tuyên bố với thế giới về việc chấm dứt 80 năm đô hộ của thực dân Pháp và hàng nghìn năm phong kiến ở Việt Nam; Tuyên bố sự ra đời và yêu cầu Quốc tế công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Khẳng định quyền được hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do, độc lập của Việt Nam; Thể hiện quyết tâm cao nhất của dân tộc trong đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc, tự do hạnh phúc của nhân dân.
b) Ngay sau Lễ tuyên thệ của Chính phủ lâm thời do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, Người nói: “Độc lập tự do là của quý báu, quý giá vô ngần, ta đã khổ sở trong bao nhiêu năm mới giành được, cần cố gắng giữ gìn, bảo vệ”. Ngay sau tuyên bố trịnh trọng với dân tộc và toàn thế giới về quyền bình đẳng thế giới của dân tộc, quyền mưu cầu tự do sung sướng của nhân dân và tuyên bố quyết tâm cao nhất của dân tộc Việt Nam để quyết giữ gìn độc lập tự do ấy, là những tuyên bố danh thép khác của Người: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”[8], “Nước độc lập mà dân không được tự do hạnh phúc thì độc lập đó chẳng có ý nghĩa gì” “Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”[9], “Không có gì quý hơn độc lập tự do”,.. đã khích lệ dân tộc Việt Nam đánh thắng các đế quốc to, hùng mạnh nhất thế giới và thời đại ở thế kỷ XX, giữ vững độc lập dân tộc và đang từng bước mang lại ngày càng nhiều các hạnh phúc to lớn cho nhân dân.
c) Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời trong một thời điểm trọng đại và phức tạp của lịch sử, có ý nghĩa xác lập tính hợp pháp và hợp hiến của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; là tác phẩm bất hủ của Hồ Chủ tịch; là bản anh hùng ca mở đầu kỷ nguyên mới Độc lập tự do và Chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam. Ngày nay, Tuyên ngôn Độc lập đồng thời còn có giá trị đấu tranh bác bỏ những lý lẽ láo xược cùng âm mưu tái chiếm Việt Nam của các lực lượng thù địch, tranh thủ sự đồng tình rộng rãi của dư luận quốc tế vì một nước Việt Nam độc lập có chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ.
d) Bản Tuyên ngôn Độc lập không còn chỉ dành riêng cho dân tộc Việt Nam mà đó còn là sự cổ vũ, lời khẳng định thiêng liêng của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là các dân tộc kém và chưa phát triển. Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã được thế giới coi như là Tuyên ngôn nhân quyền của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới. “Đó là một đạo luật mới của nhân dân thế giới khẳng định quyền tự do, độc lập bất khả xâm phạm của các dân tộc bị áp bức”[10].
6. Trong bối cảnh ngày nay - chiến tranh vẫn không ngừng vang lên ở châu Phi, Trung Cận Đông, bán đảo Bancăng,.. trong đó không thể không có sự nhúng tay của chủ nghĩa đế quốc - những giá trị vạch thời đại và trường tồn của Tuyên ngôn Độc lập 1945 của Việt Nam: Thống nhất độc lập dân tộc với tự do, hạnh phúc của nhân dân là đồng thời giương cao hai ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; Thống nhất biện chứng quyền con người với quyền dân tộc, đặt cơ sở khoa học và nền móng pháp lý cho công cuộc xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, xác lập nền văn hóa chính trị dân chủ mới – dân là gốc; Khẳng định quyền tự quyết và thể hiện quyết tâm cao nhất của mỗi dân tộc trong đấu tranh giữ gìn độc lập dân tộc;.. cùng với tinh thần đấu tranh không mệt mỏi và không khoan nhượng cho độc lập tự do của dân tộc và quyền sống, quyền hạnh phúc của con người của nhân dân và dân tộc Việt Nam mãi mãi không chỉ có ý nghĩa lịch sử, mà mãi mãi còn nguyên tính thời đại.
Hoàng Ngọc Vĩnh và Đinh Thị Phòng, khoa LLCT ĐHKH Huế

________________________________________
[1] Xem nguyên văn Bản Tuyên ngôn trong Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, tập 3, trang 555-557; hoặc tập 4, trang 1-4.
[2] Sđd, tập 12, trang 109.
[3] Xem Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tập 3, trang 211-212.
[4] Xem Sđd, tập 1, trang XXVI và 266 “Vậy là, dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản”.
[5] Xem Sđd, trang 3.
[6] Xem Sổ tay tra cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nxb Hải Phòng, 1999, trang 205.
[7] Ý của nhà văn Nguyễn Trung Thành trong bài “Việt Nam - Đường chúng ta đi”
[8] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội 2000, tập 4 trang 161.
[9] Xem Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, Hà Nội, 2000, trang 480; tập 5, trang 767, tập 12, trang 516, 584.
[10] Đánh giá ý nghĩa quốc tế, ý nghĩa thời đại của Tuyên ngôn độc lập của nước ta, trong lễ trao bằng Tiến sĩ luật khoa danh dự cho Chủ tịch Hồ Chí Minh năm 1959, của ông Giám đốc Trường Đại học Tổng hợp Băng-Đung (Indonesia).

Về Đầu Trang Go down
 
Ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1945
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong “Tuyên ngôn Độc lập” 1945
» TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN
» 7 KÌ QUAN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
» ĐẠI CƯƠNG MOI TRUONG, TIẾN TRÌNH VHVN (T.LONG + T.VŨ)
» ĐÓNG GÓP CHO SƯ RA ĐỜI CỦA XHH

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến