Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO (phan 1)

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO (phan 1) Empty
Bài gửiTiêu đề: XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO (phan 1)   XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO (phan 1) I_icon_minitimeFri Oct 08, 2010 6:20 pm

XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO

.
Khái niệm Sociology – xã hội học- chỉ ổn định vào thế kỷ 19, được hệ thống hoàn chỉnh thành một môn học hay một bộ phận kiến thức tương đối gần đây. Vào năm 1838, Auguste Comte (1798-1857), nhà toán học và triết gia Pháp, đã nhào nặn ra thuật ngữ ‘sociology’ mô tả ra sự quan sát của ông về những khám phá quy luật xã hội dựa trên phương pháp khảo sát cứ liệu thực tế mà các ngành khoa học tự nhiên từng áp dựng thành công. Người ta có thể truy nguyên khái niệm xã hội học bấc tư tưởng xã hội trong Republic của Plato (428?-347 BC), và thuật ngữ xã hội học mang vết tích thuật ngữ xã hội (sociology) từ những tác phẩm của Thomas Hobbes (1588-1679) và John Locke (1632-1704), hai nhà lý luận chính trị-triết gia Anh. Thomas Hobbes dùng thuật ngữ xã hội trong ‘Leviathan’ viết ở gia đoạn nước Anh đang rơi vào cuộc khủng hoảng toàn diện vì cuộc Cách mạnh Anh hay Cách mạng Thanh giáo (Puritan Revolution) kéo dài từ 1640-1660. Đặc biệt, John Locke đã nhấn mạnh thuật ngữ xã hội và xã hội dân sự (civil society) trong tác phẩm ‘Treaties on Government’, qua đó, lý giài chủ quyền nhà nước thuộc xã hội dân sự, vua hay giới cầm quyền do dân đề cử phải bỏ thái độ tư lợi, vị kỷ khi lãnh trách nhiệm bảo vệ quyền lợi người dân, và phê phán lý luận Thomas Hobbes về bản chất nhà nước dưới quyền quân vương tối thượng.

Bất đồng quan điểm chính trị, nhưng ‘Essay Concerning Human Understanding’ của John Locke - một tác phẩm nổi tiếng đặt nền tảng xây dựng chủ nghĩa kinh nghiệm (experientialism), cho rằng kiến thức tích luỹ nhờ kinh nghiệm - lại gặp gỡ Thomas Hobbes trong việc chủ trương tách rời quốc vụ ra khỏi tôn giáo, không tin thượng đế hay thần linh ưu việt.. Nối tiếp Francis Bacon (1561-1626) ở Anh, René Descartes (1596-1650) ở Pháp, họ ủng hộ những nghiên cứu mở khóa quy luật tự nhiên, đứng chung mặt trận giải phóng tư tưởng khỏi quyền lực Công Giáo La Mã đang cố kết cùng các chính quyền phong kiến Âu Châu kìm hãm các tiến bộ khoa học hậu kỳ Phục Hưng (The Renaissance), thúc đẩy hứng khởi phong trào Ánh Sáng (The Enlightenment) lan rộng với sự xuất hiện hang loạt những nhà khoa học kiêm triét gia danh tiếng: Sir Isaac Newton (1642-1727) ở Anh, Benedict Spinoza (1632-1677) ở Hà Lan, Montesquieu (1689-1755), Voltaire (1694-1778, Jean Jacques Rousseau (1712-1778), Denis Diderot (1713-1784) ở Pháp, David Hume (1711-1776) ở Scotland, Gottfried Wilhelm Leibniz (1646-1716), Christian von Wolff (1679-1754), Immanuel Kant (1724-1804) ở Đức, Giambattista Vico (1668-1744), Cesare Bonesana Beccaria (1738-94) ở Ý, Thomas Jefferson (1743-1826) ở Mỹ… Để yên quan điểm triết học dị đồng giữa họ, điểm nổi bật đáng chú ý là giới trí thức lên tiếng đấu tranh giành quyền tự do tư tưởng, chia sẽ quan điểm tự do nghiên cứu, tìm kiếm phương pháp nhận thức theo khoa học, đề cao nhân bản, cổ vũ mọi người ‘Hãy dám biết! Hãy tự tin sức mạnh lý trí của chính mình!” (Sapere Aude! Have the courage to use your own intelligence). Những đổi thay văn hoá, biến động chính trị, kinh tế thời kỳ này tác động sâu sắc đến xã hội Âu Mỹ đã làm tiền đề thuận lợi cho Auguste Comte và các nhà tư tưởng thế kỷ 19-20.

Lớn lên trong cuộc cách mạng Pháp (1789-1799), Auguste Comte tích cực hưởng ứng các trào lưu cách mạng khoa học, công nghiệp, chính trị, ông quan tâm nhiều đến hình thái tổ chức chính trị, đạo đức tôn giáo, tái lập trật tự xã hội. Nếu như Sir Isaac Newton quan sát các hiện tượng tự nhiên kết hợp việc áp dụng chặt chẽ các pháp nghiên cứu, bao gồm phương pháp suy diễn (deductive method), phân tích (analysis), thực nghiệm (experimental), để thành lập thuyết cơ học nhiên thể (celestial machines), giới thiệu luật hấp dẫn và chuyển đông (Laws og Gravitation and Motion), một thành quả khoe học có tính kế thừa thuyết nhật tâm (the Theory of the Heliocentric or Sun-Centerred) của Nicolaus Copernicus (1473-1543) lẫn định luật Kepler hay luật hành tinh chuyển động (Laws of Planetary Motion) của Johnannes Kepler (1571-1630), thì Auguste Comte chủ trọng quan sát sự tiến bộ của những khoe học liên ngành khác nhau dẫn đến sự khám phá luật tam cấp (Law of Three Stages) chi phối tiến trình phát triển xã hội loài người. Trong tác phẩm Course of Positive Philosophy (1830-1842), ông phân tích rằng xã hội loài người trải qua ba cấp độ phản ảnh trong mỗi ngành khoa học hay trí thức:

1. Cấp độ thần học hay hư cấu (the theological or fictitious state) quy thuận ý trời, thiên mệnh, tất cả tùy thuộc ước muốn thần linh, Thượng Đế, đấng Sáng Tạo.v.v.

2. Cấp độ siêu hình hay trừu tượng (the metaphysical or abstract state) gắn liền các phạm trù triết học.

3. Cấp độ mang tính khoa học hay xác thực (the scientific or positive state) cần sự kiểm chứng nguyên do.

Quy luật tam cấp chịu ảnh hưởng cách phân chia xã hội loài người trong thuyết lịch sử tuần hoàn (cyclical theory of history) do Giambattista Vico suy luận khi viết ‘Scienza Nuova’. Theo Giambattista Vico, xã hội loài người trải qua ba gian đoạn từ tình trạng dã man đến văn minh, rồi trở lại tình trạng dã mang: (1) Thời đại thần linh (the Ages of Gods), giai đoạn khởi lên tôn giái, gia đình… (2) Thời đại hiệp sĩ (the Ages of Heroes), giai đoạn tầng lớp quý tộc chiếm mọi ưu thế, quyền lợi (3) Thời đại con người (the Ages of Men), giai đoạn dân chúng đấu tranh và đạt bình đảng, dần dần xã hội loài người bắt đầu phân rã, thoái hóa. Vico không để lý trí nô dịch tác quyền tôn giáo nên trả lời độc lập về lịch sử xã hội loài người, nhận định dưới ngòi bút sử gia và mang tính tiên liệu sự việc, nhưng những thuật ngữ ông mắc vào từng gian đoạn chưa đủ sức chuyển tải nội dung ông muốn đề cập. Dù vậy, khái niệm lịch sử tuần hoàn (cyclical history) giải thích được tình trạng thịch suy của các nền văn minh trên thế giới, riêng cách phân chia lịch sử xã hội loài người thành ba giai đoạn gợi ý cho Auguste Comte rút ra quy luật tam cấp có tính khái quát cao, đồng thời nhấn mạnh giải pháp giải quyết các vấn đề xã hội. Auguste Comte tin rằng mỗi cấp độ đều tương quan với diễn biến chính trị được phản ảnh qua các khái niệm như quyền thiên vương, thiên tử (the divine right of kinh), hiệp ước xã hội (social contract), con người bình đẳng (equality of persons).v.v., trên hết, sự tiếp cận xã hội học hay phương pháp giải quyết mang tính khoa học (a scientific or sociological approach) là chìa khóa giúp tổ chức chính trị xây dựng một xã hội dân chủ bền vững. Ở điển này, Comte đồng hóa phương pháp giải quyết các vấn đề xã hội với phương pháp mang tính khoa học, không căn bản trên sự ức đoán (metaphysical speculation), mà phải căn cứ trên tri thức xác chứng cứ liệu thực (positive anf factual knowledge), sử dụng các phương pháp khoa học giải quyết vấn đề con người, cải tạo điều kiện xã hội; những lý luận nhấn mạnh cấp độ khoa học hay xác thực của ông trở thảnh nền tảng xây dựng chủ nghĩa thực chứng (positivism). Cấp độ xác thực cũng được Comte lồng vào đạo đức tôn giáo, xem phương pháp giải quyết các vấn đề cã hội hay phương pháp manh tính khoa học là giá trị đạo đức tối cần mang lợi ích cho xã hội loài người, tạo sự ổn định xã hội, đó là giá trị đạo đức của tôn giáo thờ phụng con người. Phương pháp giải quyết mang tính khoa học có thể áp dụng với mọi khiá cạch của xã hội khác nhau, bằng cách quan sát các hiện tượng trong đời sống xã hội loài người và thành lập lỳ thuyết về những gì đã được quan sát, sau đó, dùng phương pháp khoa học kiểm chứng lý thuyết đến mức nhận thức xác thực vấn đề và kết luận không còn gì bàn cãi them (indisputable conclusion). Phạm vi nghiên cứu xã hội bao quát và liên hệ nhiều lãnh vực, do vậy, Comte đã đặc hệ thống kiến thức xã hội học (science of sociology) lên vị trí hang đàu trong các ngành khoa học, choàng phủ khoa học xã hội (social science), khoa học nhân văn (human sciences or science of humanities), khoa học tự nhiên (physical science). Về sau, khoảng hậu bán thế kỷ 19, nhà xã hội học Pháp Mile Durkheim (1858-1917) tiếp thu những tư tưởng xã hội học của Comte và nhiều người khác để giảng dạy tại đại học Bordeaux và Paris.

Sống cùng thời Comte, những triết gia tên tuổi như Claude Henri de Rouvroy Clérel de Tocqueville (1805-1859) ở Pháp, Karl Max (1818-1883), Friedrich Engels (1820-1895) ở Đức, John Stuart Mill (1806-1873), Herbert Spencer (1820-1903) ở Anh v.v. đã tích cực đề xuất những học thuyết xã hội. Saint-Simon trong tác phẩm Industrial System cho rằng sự công nghiệp hóa (industrialization) sẽ cải thiện toàn bộ xã hội, ngoại trừ nghèo đói lẫn nguy cơ chiến tranh với điều kiện là tổ chức xã hội ohải chuyển giao cho giới khoa học và các kỹ thuật viên. Đơn giản để hiểu tại sao trí thức Tây Âu ủng hộ thuyết Saint-Simonism, vì nó hình thành trên cơ sở ông từng trực tiếp tham gia cuộc cách mạng Mỹ và nhìn thấy những thành tựu công nghiệp vượt bậc ở quốc gia non trẻ này dưới kỳ tổng thống Thomas Jefferson (1743-1826), cũng là một nhà khoa học, triết gia lừng danh. Saint-Simonism trở thành nền tảng xây dựng chủ nghĩa xã hội (socialism) ảnh hưởng đến nhiều nhà tư tưởng Pháp thế hệ Comte, Émile Durkheim, và các nhà tư tưởng Đức là Karl Max, Friedrich Engels, Max Weber…

Có thể quy học thuyết xã hội đề cao sự công nghiệp hóa vào thuyết đơn tử (single-factor theory) - nhấn mạnh yếu tố duy nhất làm thay đổi trật tự xã hội – như Karl Marx, Friedrich Engels nhấn mạnh các mối quan hệ kinh tết là yếu tố quyết định mọi chuyển biến xã hội, tuy nhiên, tư tưởng xã hội của hai ông hướng chủ nghĩa xã hội sang ngã rẽ khác. Bước ngoặc quan trọng là năm 1848, Marx với sự cộng tác của Friedrich Engels đã công bố The Communist Manifesto (Tuyên Ngôn Cộng Sản), nội dung nhấn mạnh yếu tố kinh tế quyết định những hình thái xã hội và quá trình tiến hóa của tất cả xã hội đang tồn tại qua đấu tranh giai cấp, sự đấu tranh giữa kẻ bị áp ức; nó làm cơ sở cho ý thức hệ của Đảng Xã Hội Bolshevik, tiền thân Đảng Cộng Sản, phát động phong trào cách mạng do Lenin (1870-1924) lãnh đạo trước và sau thế chiến I, trở thành dòng tư tưởng xã hội chính thống trong lĩnh vực học thuật, nghiên cứu xã hội học tại Nga, các quốc gia Cộng Sản.

Trong khi đó, ở Anh, trìết gia Herbert Spencer (1820-1903) lần lược công bố hai tác phẩm Social Statics (1850) và Principles of Psychology (1855) để xuất thuyết tiến hóa xã hội dựa trên quy luật sinh tồn hay ‘khôn nhờ dại chịu’ (the survival of the fittest), ông giải thích xã hội loài người phát triển dần dần từ hình thái thấp đến cao hơn, những hình thái thích nghi được trong môi trường cụ thể nhất định sẽ chiếm ưu thế và tồn tại lâu dài. Quá trình tiến hóa cã hội không tách rời tính cạnh tranh sinh tồi giữa các nhóm xã hội, chính sự cạnh tranh đánh lùi những yếu kém xã hội, làm giảm thiểu nghèo đói, thúc đẩy kinh tế thịnh vượng và sự tư do cá nhân. Thoạt đầu, quan điểm xã hội của Herbert Spencer phản ánh sự quan sát và tư biện về lịch sử loài người; cho đến năm 1858, dòng tư tưởng này liên kết với thuyết tiến hóa bên ngành sinh vật, khi nhà tự nhiên học Charles Robert Darwin (1809-1882) xuất bản công trình nghiên cứu sinh vật on the Origin pf Species (hay the Preservation of Favored Races in the Struggle for Life). Trong lúc tập trung phân tích nguồn gốc thực vật và động vật, Darwin hiện minh rằng hình thái sinh vật đa dạng đang tồn tại là kết qủa của các tế bào, sắc tố cạnh tranh sinh tồn, chúng lay tạo hoặc loại trừ lẫn nhau một cách tự nhiên, đồng thởi hợp thể những tế bào, sắc tố khả năng thích nghi với điều kiện sống đử sức nhân giống thành số đông. Tương tợ, loài người cũng cùng điểm xuất phàt như những loài động vật cấp thấp, gần nhất, bước tiến thành người hiện đại mang ấm tích vượn người, một kết luận gây ra nhiều tranh luận. Ông xem sự chuyển hoá trong thế giới hữu cơ là một hoá trình sàng lọc tự nhiên (natural selection), không do Đấng Sáng Tạo, không cần nhân tạo, và công khai tiếp nhận nguyên lý ‘khôn nhờ dại chịu’ của Herbert Spencer như một thành ngữ diễn đạt tương đối chuẩn thuyết thiên nhiên sàng lọc (theory of natural selection) kèm theo quy ước nhân cách hóa tính năng cạnh tranh giữa các loài vô tri giác. Cả hai càng tỏ ra tương đắc tư tưởng khi Darwin đem thuyết thiên nhiên sàng lọc hay khôn nhờ dại chịu vào tác phẩm The Decent of Man (1871) truy nguyên nguồn gốc loài người, giải thích sự tiến hóa xã hội giống như sự tiến hóa sinh vật, còn Herbert Spencer viết Principles of Biology (1864-1867), The Man versus the State (1884), ủng hộ những khám phá Darwin và tiếp tục củng cố thuyết tiến hóa xã hội qua các tác phẩm A System of Synthetic Philosophy (1860), Principles of Sociology (1867-1896)… Sự kết hợp thuyết tiến hóa xã hội và thuyết tiến hóa sinh vật thường được biết dưới tên Darwin, như học thuyết Darwin hoặc thuyết xã hội của Darwon (Social Darwinism), do tầm vóc quốc tế của công trình nghiên cứu sinh vật liên quan nguồn gốc và sự tiến hóa xã hội loài người toàn cầu.

Hầu hết học thuyết xã hội thếkỷ 19 chủ yếu xoay quanh kịch sử đấu tranh làm thay đổi trật tự xã hội, hoặc đặt nặng luật cứ sinh vật học, hoặc kết hợp cả hai. Dầu nhiều nhà tư tưởng xã hội thời kỳ này không tự nhận mình là nhà xã hội học, những học thuyết và tác phẩm của học góm phần xây dựng nên bộ môn xã hội học. Người có công khai sinh xã hội học như một bộ môn chính thức trong học đường là giáo sư Émile Durkheim. Ông tách xã hội học ra khỏi tâm lý học xã hội, mạnh dạn thành lập trường phái xã hội học khẩn định hiện thực xã hội – bao gồm các quan hệ tập thể, các cơ quan xã hội - tồn tại độc lập có thể tác động tâm lý và hành vi cá nhân. Tư tưởng xã hội của Émile Durkheim được lý giải rõ trong The Rules of Sociological Method (1895). Để chứng minh việc nắm bắt cứ liệu thực tế thuyết phục hơn lối nhận định trừu tượng, ông tiến hành điều tra hang ngàn trường hợp tự tử, thống kê tỷ lệ tự tử tăng giảm tại các xã hội cụ thể đèu phải xuất từ các vấn đề xã hội, thái độ tập thể liên hệ tâm lý khủng hoảng của nạn nhân. Phương pháp lập bảng thống kê cho các lãnh vực cụ thể trong xã hội hiện thực nhằm tieu chuẩn hoá những điều tra xã hội vẫn được chuộng dụng phổ biến đến ngày nay.

Những nhả tư tưởng xã hội trong thế kỷ 20 tiếp tục phát triển chiều kích nghiên cứu xã hội học. Ở Đức, các nhà xã hội học phần nào chịu ảnh hưởng tư tưởng xã hội kiểu mẫu Anh và Pháp như thuyết đơn tử nhấn mạnh công nghiệp hóa của Saint-Simon, thuyết tiến hóa của Auguste Comte, Herbert Spencer, Darwin, nhưng xã hội học chỉ thật sự được giới thiệu trong học đường xứ này vào thập niên đầu thế kỷ 20 sau khi bổ sung quan điểm xã hội của Georg Simmel (1858-1918), Max Weber (1864-1920…, những nhà xã hội học người Đức nổi tiếng thế hệ sau Karl Marx, Friedrich Engels. Giáo sư Georg Simmel có đóng góp quan trọng vào xã hội học nhờ công trình nghiên cứu kinh nghiệm con người trong quá trình hội nhập xã hội. Còn Max Weber đề nghị những lý thuyết xã hội học nên mang tính khái quát (generalizations). Ông sang tạo phương pháp nghiên cứu khái quát bằng cắch tập hợp tất cả điểm đặc trưng của nhóm người đại diện đôi tượng nghiên cứu, rồi tạo thành một mô hình lý tưởng tiêu biểu cho toàn bộ đối tượng khá tương đồng mà nhà sã hội học do không gian trở ngại và thời gian làm việc giới hạn không thể thu nhập hết dữ liệu, từ đó rút ra sác xuất chung đáng tin cậy.

Hệ thống kiến thúc xã hộihọc luôn khai mở vì hiện thực xã hội loài ngừng vận động làm nảy sinh hoặc lòi ra nhiều vấn đề kích não các xã hội học, do đó, khuynh hướng nghiên cứu, giảng dạy xã hội học tại mỗi quốc gia tùy thuật tư tưởng xã hội mà nó chịu ảnh hưởng. Chẳng hạn, xã hội học ở Mỹ buổi đầu tập trung nghiên cứu chuyên sâu các hiện tượng xã hội như hôn nhân gia đình, tội phạm, di cư - nhập cư…, sự tiếp cẩn xã hội học châu Âu dần dần giúp các nhà tư tưởng xã hội Mỹ mở rộng quan điểm và phương pháp nghiên cứu xã hội. Triết gia George Herbert Mead (1863-1931), giáo sư có thẩm quyền về tâm lý học và xã hội học tại đại học Chicago, đã hấp thụ thuyết tiến hóa, những lý thuyết liên quan kinh nghiệm xã hội và hành vi xã hội từng được các nhà tư tưởng Âu châu bàn đến, ông kết hợp chúng với kiến thức tâm lý học để nghiên cứu sự tương tác biểu tri (symbolic interactionism), giữa các hành vi cá nhân, tập thể trong quan hệ xã hội. Bằng phương pháp quan sát và mô tả, George Herbert Mead lý giải rằng tự thân (the self) và tâm trí (mind, intelligence) phát sinh tự nhiên trong cùng quá trình hoạt động xã hội. Tự thân của sinh vật khởi lên ý thức cái tôi (the self-conscious) khi có quan hệ tương tác với hoàn cảnh nào đó, như trong tình huống giao tiếp với sinmh vật khác, khi đó, những biểu tri (symbols) gồm điệu bộ, cử chỉ thân thể, ngôn ngữ âm giọng xảy ra chẳng khác máy móc hoạt động vì hợp đủ điều kiện. Ông xem tâm trí là một sản phẩm xã hội do mỗi cá thể sinmh vật tạo ra nhầm làm công cụ giải quyết vấn đề. Quan điểm và khuynh hướng nghiên cứu xã hội của George Herbert Mead trình bày trong những bài báo, nguyên cảo và những bài giảng dạy cho sinh viên được sưu tập in thành các tác phẩm The Philosophy of the Present (1932), Mind, Self, and Society from the Standpoint of a Social Behaviorist (1934), The Philosophy of the Act (1938), sau khi ông qua đời.

Một nhà xã hội học nỗi tiếng khác là Talcott Parsons (1902-1979), giáo sư xã hội học tại đại học Harvard. Năm 1927, Talcott Parsons xuất bản The Structure of Social Action giới thiệu những tư tưởng xã hội châu Âu vào học đường Mỹ, đồng thời, đề xuất thuyết cơ cấu xã hội (the mechanism of society) và những nguyên lý cấu tạo nên cấu trúc xã hội. Những lý luận nỗi bật của Talcott Parsons như cấu trúc xã hội chi phối toàn bộ xã hội, hành vi con người tùy thuộc nhiều đến vai trò và địa vị xã hội… được xem như là dòng tư tưởng chủ đạo hình thành chủ nghĩa cấu trúc (structuralism) trong xã hội học. Vào giữa thế ký 20, Talcott Parsons lại tiếp nhận thêm thuyết chức năng (functionalism) lồng vào các tác phẩm The Social System (1951), Socialogical Theory and Modern Society (1967). Thuyết chức năng vốn được tác phẩm The Division of Labour (1893), của nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim, đề cập khi bàn đến hai nhân duyên hợp nhất xã hội, tức là tính thống nhất cơ học (mechanical solidarity) và tín thống nhất hữu cơ (organic solidarity). Giáo sư Durkheim cho rằng tính thống nhất cơ học xảy ra trên cơ sở con người cùng chia sẻ hay đồng thuận các giá trị tinh thần – như niềm tin tôn giáo, di sản vật thế, phi vật thể .v.v. - tự sản sinh chức năng liên kết từng cá nhân thành một tập thể, một xã hội hợp nhất. Còn tính thống nhất hữu cơ là kết qủa từ sự phân công lao động trong xã hội khiến con người sống phụ thuộc lẫn nhau. Những nhà xã hội học ủng hộ thuyết chức năng diễn giải xã hội khẳng khác gì một sinh vật có đời sống riêng của nó, cá nhân, gia đình, cơ quan xã hội tổn hại với nhu cầu quan hệ tương tác tốt đẹp sẽ giúp cho xã hội vận hành năng động, hiệu quả. Các tệ nạn phạm pháp, hành vi phi đạo đức của cá nhân có thể gây phản ứng dây chuyền làm nguy hại toàn đời sống xã hội. Sự kết hợp thuyết chức năng với những lý luận của Talcott Parsons về cơ cấu vận hành xã hội đã tạo nên khuynh hướng xã hội học nghiên cứu chức năng cấu thành (structural-functionalism) được giới xã hội học Âu Mỹ đương thời đánh giá cao.

Xét lịch sử hình thành xã hội học, chúng tôi thử phân chia ba giai đoạn đáng chú ý:

1. Giai đoạn cách mạng tri thức (intellectual revolution), bắt đầu từ thế kỷ 16 cuối thời Phục Hưng (The Renaissance) - một phong trào nghiên cứu, giáo dục văn minh Hy Lạp-La Mã cổ đại thúc đẩy việc cải tổ xã hội Thiên Chúa vào hậu kỳ trung cổ (the Late Middle Age) nhưng, theo Voltaire, phong trào này đã giải phóng cái tôi con người khỏi thần quyền, giũ bỏ thái độ mê tín, những sai trái trong xã hội Thiên Chúa, báo hiệu sử cáo chung quyền lực của Công Giáo La Mã – kéo dài ở phong trào Ánh Sáng ở thế kỷ 17-18. Sự nghiệp vả tinh thần khác khao tụ do tư tưởng, tự do nghiên cứu của những khoa học gia, triết gia gian đoạn cách mạng tri thức đã mang lại nghiều chuyển biến tích cực trong đời sống xã hội phương Tây, bao gồm lãnh vực học thuật truyền thống như triết học, tâm lý học, hóa học, vũ trụ học, nhân chủng học… lại làm nền tảng chung cho nhiều bộ môn mới ra đời như vật lý học, xã hội học, sinh học, kể cả tin học.

2. Giai đoạn định hình xã hội học. Thế kỷ 19 ghi nhận sự ra đời thuật ngữ xã hội học, từng bước xây dựng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu. Vào 1830-1842, nhà tư tưởng Pháp Auguste Comte lần lược xuất bản tác phẩm Course of Positive Philosophy giới thiệu quy luật xạ hội, khai sinh luật ngữ xã hội học vàn nhấn mạnh tri thức thực chứng (positivism), một khái niệm rất gần gũi mục tiêu nghiên cứu xã hội học. Bộ sách 6 quyển của ông được dịch sang Anh ngữ năm 1953; dần dần thuật ngữ xã hội học càng được sủ dụng phủ biến. Ta cũng thấy suốt thế kỷ 19, nhiều nhà tư tưởng quan tâm lịch sử - xã hội nổ lực để xuất học thuyết xã hội học dựa trên phương pháp nghiên cứu khả dĩ tìm ra những nguyên nhân, yếu tố tác động đến đời sống xã hội. Tất cả dữ liệu có sẳn chỉ cần được liên kết lại là lập tức tạo nên một bộ phận tri thức rõ rệt. Émile Durkheim và Max Weber đã đảm nghiệm nghĩa vụ đó.

3. Giai đoạn ứng dụng xã hội học. Nên hiểu biết khái niệm ứng dụng tôi muốn ám chỉ ba việc; (a). Ứng dụng giảng dạy: Hệ thống hóa bộ phận tri thức xã hội học đem giảng dạy nơi học đường; (b). Ứng dụng đời sống thực tiễn: Vận dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học giải quyết các vấn dề xã hội; (c). Thu nhận những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội học mới phát sinh. Giai đoạn này tính từ thập niên 80-90 cuối thế kỷ 19.

Vì xã hội học được khám phá gắn liền đời sống xã hội loài người, nó sẵn sang cập thời kết nạp hoặc chủ động tìm ra những lý thuyết và phương pháp nghiên cứu xã hội bắt kịp nhu cầu hiện thực đời sống xã hội. Giữa những nhà tư tưởng xã hội, Durkheim và Weber nổi bật hơn tất cả, tư tưởng - tức lý thuyết – và phương pháp nghiên cứu xã hội của họ tiếp tục của họ sống bền với thời gian. Người Ta không quên cặp bài trùng Marx – Engles với những tác phẩm của họ là cơ sở lý luận chính trị cho các Đảng Xã Hội và Đảng Cộng Sản tại nhiều quốc gia. Nhất là sau thế chiến II (1939-1945) đến cuối thập niên 80 đến thế kỷ 20, giai đoạn chiến tranh lạnh (cold war) phân lập khốn dân chủ - tư sản và khối cộng sản, các nhà xã hội học đặc biệt quan tâm xem xét tư tưởng Marx- ngels, tư tưởng xã hội của hai ông đăng quang ngôi ưu việt, độc quyền truyền bá, điều phối mọi hoạt động giáo dục, kinh tế, chính sách đối nội đối ngoại… Hào quang Marx-Engels một thời oanh oanh liệt liệt tàn lụn dần theo sự phân rã khối cộng sản Đông Âu và sự sụp đổ nhà nước Liên Bang Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Sô Viết (the USSR) năm 1991. Dù các nhả xã hội học chịu ảnh ý thức hệ nào đó - hoặc dân chủ - tư sản hoặc cộng sản – và dùng tất cả học thuyết xã hội có tương đồng hay di biệt, tất cả dung hợp trong xã hội học là cho bộ phận tri thức xã hội học trở nên đa sắc thái. Xã hội học đương đại thật sự phát triển về lý thuyết lẫn phương pháp nghiên cứu, đạt tiếng nói độc lập, thậm chí các nhà xã hội học còn được mọi người tin cậy giao phó trách nhiệm tháo gỡ các vấn đề xã hội đang tồn tại.

Về lý thuyết, xã hội học chủ hướng tìm hiểu mối quan hệ tương tác các phương diện khác nhau của đời sống đang diễn ra rộng khắp xã hội. Dưới mắt nhà xã hội học, các phương diện đời sống đều có mối quan hệ tương tác, do đó, mọi ngành khoa học đều liên hệ đến xã hội học. Nói dễ hiểu, xã hội học là một lãnh vực tổng hợp (synthesizing field)
Về Đầu Trang Go down
 
XÃ HỘI HỌC PHẬT GIÁO (phan 1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» XA HOI HOC PHAT GIAO (phan 2)
» VIEC DAO TAO GIAO VIEN
» MOI TRUONG CHO TRI THUC PHAT TRIEN
» TAI LIEU VE PHAT TRIEN BEN VUNG
» KY NGANG LAM VIEC NHOM - PHAT HUY SUC MANH TONG HOP

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC-
Chuyển đến