Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU   MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU I_icon_minitimeMon Aug 23, 2010 11:08 am

[
size=24]
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN
TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU

Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY[/size]
SOME MATTERS ON INSTRUCTING PEDAGOGIC COLLEGE
STUDENTS TO SELF-STUDY IN THE CURRENT PERIOD

Th.S PHAN THÚY LÂM
Trường CĐSP Quảng Trị

[justify]TÓM TẮT
Luật giáo dục 2005 đã nêu: “Phương pháp đào tạo trình độ cao đẳng, trình độ đại
học phải coi trọng việc bồi dưỡng ý thức tự giác trong học tập, năng lực tự học, tự
nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo, rèn luyện kỹ năng thực hành, tạo điều kiện cho
người học tham gia nghiên cứu, thực nghiệm, ứng dụng”. Trong xu thế hội nhập quốc
tế, với nền giáo dục đại học xuyên quốc gia hiện nay, vấn đề lớn đặt ra cho chúng ta là
phải đổi mới mục tiêu, nội dung đào tạo, chương trình, giáo trình và phương pháp dạy
- học trong giáo dục cao đẳng và đại học cho phù hợp. Một trong những nội dung của
đổi mới phương pháp dạy và học chính là việc hướng dẫn sinh viên tự học, tự nghiên
cứu để có thể tự học suốt đời.

ABSTRACT
According to Vietnam Education Law 2005 “Importance must be attached to the
methods of training university and college students in order to foster selfconsciousness
in learning and capability of self-studying, to develop creative thinking
and train practical skills and create favourable conditions for students to participate in
research, experiments and application”. In the present trend of international integration
with a trans-national higher education, a big question posed for us is to innovate
training objectives, contents, curricula, course materials and teaching- learning
methods in an appropriate way. One of the contents of innovating teaching-learning
methods is instructing students how to self-study in order that they can pursue their
life-long learning.
I. VẤN ĐỀ TỰ HỌC TRONG XU THẾ HIỆN NAY
Mục tiêu của giáo dục đại học và cao đẳng là đào tạo người học có phẩm chất
chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành
nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức
chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường
thuộc chuyên ngành được đào tạo. Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững
57
kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc
độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.
Để đáp ứng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, ngay từ cuối thế kỷ XX,
khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học “lấy người dạy làm trung tâm”,
sang quan điểm “lấy người học làm trung tâm” trong nhà trường từ tiểu học đến đại
học. Đó là cả một cuộc cách mạng về giáo dục.
Thực chất của cuộc cách mạng trên là chuyển từ chỗ lấy “việc dạy làm trung
tâm” sang lấy “việc học làm trung tâm”. Khi “lấy việc học làm trung tâm” thì
phương pháp học tập trở nên có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chúng ta đều biết rằng ở trường đại học, cao đẳng, sinh viên có môi trường học
tập khác xa với môi trường học tập ở phổ thông trung học.
+ Về khối lượng kiến thức: một năm học ở phổ thông tính ra chỉ bằng nửa
học kỳ ở đại học, cao đẳng.
+ Về chất lượng kiến thức: ở đại học, cao đẳng không chỉ học sự kiện hay
hiện tượng, không chỉ học biết, học hiểu và học vận dụng mà còn học phân tích, học
tổng hợp, học đánh giá, học tư duy và nhất là học phương pháp học tập (học có kế
hoạch, học có tư duy và học có sáng tạo) để học một biết mười, để có năng lực tự
học suốt đời.
+ Sinh viên chưa được trang bị kiến thức về phương pháp học đại học, cao
đẳng phần lớn là họ mò mẫm, đến khi xây dựng được phương pháp học tập cho
mình thì vừa tốt nghiệp.
Đối với giảng viên đại học, cao đẳng: Chưa đáp ứng việc “lấy việc học làm
trung tâm”, người dạy chưa nắm vững phương pháp dạy để:
+ Dạy có nội dung chọn lọc,
+ Dạy có phương pháp phù hợp
+ Dạy phương pháp học môn học nhằm tạo cho người học có tiềm năng tự
phát triển học vấn.
Đối với các nhà quản lý: Ngoài việc chưa nắm vững mục tiêu và chương trình
nội dung đào tạo, còn phải nắm vững phương pháp dạy và phương pháp học, để tổ
chức và quản lý đào tạo ngày một hiệu quả và hiệu suất hơn, từng bước nâng cao
chất lượng đào tạo.
Phương pháp học tập là một khoa học về nhận thức và tư duy đồng thời có vai
trò đào tạo phẩm chất nhân văn rất cao. Vì vậy:
1- Người học chú trọng đến phương pháp tự học là hết sức cần thiết vì ngày
nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật là cực kỳ nhanh chóng, nên học tập là một quá
trình- học tập suốt đời, học tập thường xuyên mới đáp ứng được sự tiến bộ này. Tuy
nhiên chú trọng quá đáng đến tự học chỉ làm thiếu phẩm chất nhân văn của người
58
học (chỉ biết vận dụng trí tuệ cá nhân là chính, không biết học hỏi tập thể). Bên cạnh
“tự học” cần phải chú ý đến “cùng học”. Cùng học (theo nhóm, theo đội, theo lớp...)
mới rèn luyện khả năng hợp tác, khả năng thuyết phục và khả năng quản lý cho ngư-
ời học.
2- Người học cần nắm vững thang bậc chất lượng để tự đào tạo mình kỹ năng
kỹ sảo, năng lực nhận thức và tư duy, phẩm chất nhân văn đạt đến thang bậc cao.
3- Người dạy chú trọng dạy cách học môn học để người học có tiềm năng tự
phát triển năng lực của mình suốt đời.
Học tập trong xã hội thông tin là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và
tích trữ thông tin dưới dạng tri thức, từ nhà trường hay môi trường sống, làm cho người
học tự biến đổi về trí tuệ và làm phong phú thêm tri thức của mình, điều đó cũng
làm thoả mãn nhu cầu tự nhiên của mỗi người học.
Trong kinh tế tri thức, người ta phân tri thức thành hai loại:
- Loại thứ nhất- loại tri thức có thể “điển chế hoá” được, đó là loại tri thức “
nổi”, có thể được “nhìn thấy” qua các văn bản, qua hình và qua tiếng, đó là loại hàng
hoá và vì vậy loại này có thể mua bán được.
- Loại thứ hai - loại không thể “điển chế hoá” được, còn gọi là loại tri thức
“ngầm” như: Khả năng tri giác, khả năng sáng tạo, óc phán xét, kinh nghiệm xử lý
tình huống. Và như vậy tri thức loại này không dễ gì mua bán trực tiếp được mà chỉ
có thể mua bán gián tiếp thông qua đào tạo.
Tri thức “ngầm” quan trọng nhất có lẽ là năng lực học hỏi liên tục để đạt tới
những năng lực mới, đó chính là phương pháp học tập.
GIẢNG VIÊN
Ngửi - Khứu giác
Nghe - Thính giác
Nhìn - Thị giác
Nắn - Xúc giác
Nghĩ - Tri giác
Ngửi - Khứu giác
Nghe - Thính giác
Nhìn - Thị giác
Nắn - Xúc giác
Nghĩ - Tri giác
Thông
tin
Tri
thức
Người
học
Người học
THÔNG TIN
59
Phân tích sơ đồ, chúng ta thấy người học có thể thu nhận thông tin qua 5 giác
quan, còn vai trò của giảng viên là truyền đạt tri thức, dạy phương pháp thu nhận
thông tin, dạy phương pháp xử lý thông tin, dạy phương pháp ra quyết định để đào
tạo năng lực chuyển thông tin thành tri thức của người học và việc kiểm tra đánh giá
kết quả học tập của người học, đó là vai trò đặc biệt quan trọng mà công nghệ và kỹ
thuật dù hoàn thiện và phát triển đến đâu cũng không thể thay thế được người giảng
viên.
Cũng qua sơ đồ, chúng ta nhận thấy, sự tái hiện của thông tin hay tri thức của
người học sẽ là quá trình tái hiện tích hợp của các giác quan.
Thí dụ, khi nói đến “hình chữ nhật” thì
- ? mức độ tư duy thấp, các em đã hình dung ra ngay hình dạng, tính chất của
hình (góc vuông, chiều dài, chiều rộng)
- ? mức độ tư duy cao, các em còn nghĩ ngay đến cách vẽ một hình chữ nhật
khi cho biết các yếu tố của hình. Thậm chí, còn nghĩ ngay đến cách tính chu vi, diện
tích của hình.
Về phương châm học tập ở bậc đại học, cao đẳng: Bác Hồ đã nói trong cuốn
“Sửa đổi lề lối làm việc” một cách hết sức tóm tắt là “Cách học tập: Lấy tự học làm
cốt. Do thảo luận và chỉ đạo giúp vào”.
Như vậy theo cách nói của Bác, phương châm học tập là việc lấy tự học làm
chính, qua thảo luận nhóm và có sự hướng dẫn của thầy.
II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
Xuất phát từ những vấn đề trên, người dạy cần có phương pháp giảng dạy
phù hợp với đối tượng sinh viên trong các trường cao đẳng, đại học hiện nay. Một
trong những nội dung của việc đổi mới phương pháp dạy học là dạy sinh viên tự
học, tự nghiên cứu, cụ thể là:
1- Dạy cách lập kế hoạch học tập
+ Dạy cách lập kế hoạch phấn đấu với mục tiêu cụ thể: Nêu được mục tiêu
phấn đấu, phân biệt được việc chính với việc phụ, việc làm ngay với việc sẽ phải
làm. Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu phấn đấu để từng bước tích luỹ kết quả
học tập.
+ Dạy cách lập kế hoạch sử dụng thời gian: Có kế hoạch phân bổ thời gian
cụ thể từng tuần, ngày dựa trên kế hoạch học tập của học kỳ, năm học để làm chủ được
quĩ thời gian và không quên các việc sẽ phải làm, không bị động trước rất nhiều
các taì liệu cần phải đọc và các công việc cần phải hoàn thành đúng hạn.
60
2- Dạy cách nghe giảng và ghi bài trên lớp
+ Dạy nguyên tắc chính của nghe-ghi: Nghe ghi đầy đủ, tỷ mỉ, kết hợp đồng
thời thính giác, thị giác và tri giác, nhờ đó hiểu và tái hiện thông tin-tri thức một
cách dễ dàng và sâu sắc nhất.
+ Dạy các thủ thuật nghe – ghi: Tuỳ theo đặc điểm của từng môn học, dạy
cách viết tắt, viết gạch chân, viết công thức... để nhấn mạnh và dễ nhớ.
3- Dạy cách học bài
+ Dạy cách tự học: Học theo các bậc nhận thức cao của Bloom (học vận
dụng, học phân tích, học tổng hợp và học bình luận đánh giá từng kiến thức), học tư
duy logic, tư duy trừu tượng, tư duy sáng tạo trong mối quan hệ hệ thống của các
kiến thức. Khi nghiên cứu một vấn đề, cần đặt ra những câu hỏi xoay quanh chủ đề:
Các khái niệm cơ bản; các hệ quả của khái niệm; ...
+ Dạy cách học nhóm: Học cách giao tiếp, học cách trình bầy diễn giải bằng
lời, học cách thuyết phục đồng nghiệp, học cách quản lý và tổ chức từ một nhóm
nhỏ học tập đến một hội thảo đông đảo, học cách tham khảo trí tuệ của bạn học và
đồng nghiệp . . .
4- Dạy cách đọc sách
+ Dạy cách chọn sách đọc: Chọn sách phù hợp với mục tiêu môn học, chọn
sách phù hợp với trình độ người học, chọn sách để đào sâu, học rộng . .
+ Dạy cách đọc sách và ghi chép: Khi đọc sách cần biết chọn lọc và lưu giữ
thông tin liên quan đến bài giảng để bổ sung bài giảng và để tự học nâng cao tri
thức, năng lực. .
5- Dạy cách nghiên cứu và giải quyết vấn đề
+ Dạy cách chọn vấn đề: Trước khi nghiên cứu một vấn đề sinh viên cần
biết chọn vấn đề theo ý nghĩa khoa học hay ý nghĩa thực tiễn; chọn vấn đề theo sở
thích hay theo hệ thống nghiên cứu của thày, của bạn...
+ Dạy cách nghiên cứu vấn đề: Hướng dẫn sinh viên cách xây dựng đề cương
nghiên cứu; cách thu thập tư liệu; cách viết tổng quan; cách phân tích, tổng
hợp và bình luận đánh giá các tài liệu thu thập được và đề xuất phương hướng giải
quyết vấn đề ...
+ Dạy cách giải quyết vấn đề: Hướng dẫn sinh viên khi giải quyết vấn đề
cần chọn lọc phương pháp giải quyết vấn đề, các bước cần thiết triển khai giải quyết
vấn đề, các thử nghiệm giải quyết vấn đề, cách kiểm tra đánh giá kết quả giải quyết
vấn đề.
61
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lê Đức Ngọc: Giáo dục đại học – Quan điểm và giải pháp. NXB Đại học Quốc gia Hà
Nội, 3-2004.
[2] Luật Giáo dục 2005.
[3] TS Phạm Xuân Thanh: Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Bài báo cáo tại hội thảo.
[4] PGS.TS. Lê Đức Ngọc: Xác lập thang bậc chất lượng của sản phẩm đào tạo làm cơ sở
khoa học cho việc đổi mới phương pháp dạy-học và quản lý đào tạo. Đại học Quốc gia
Hà Nội.
[/justify]
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» QUY CHẾ VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
» VIEC DAO TAO GIAO VIEN
» SINH VIEN XHH - HIEM TRUONG HOP LAM DUNG NGHE! TAI SAO?
» VIỆC TRUYỀN VƯƠNG VỊ TRONG XH PHONG KIẾN
» ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến