Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 ẢNH HƯƠNG CUA RÁC THAI ĐÉN MÔI TRUÒNG (T.VŨ)

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

ẢNH HƯƠNG CUA RÁC THAI ĐÉN MÔI TRUÒNG (T.VŨ) Empty
Bài gửiTiêu đề: ẢNH HƯƠNG CUA RÁC THAI ĐÉN MÔI TRUÒNG (T.VŨ)   ẢNH HƯƠNG CUA RÁC THAI ĐÉN MÔI TRUÒNG (T.VŨ) I_icon_minitimeMon Dec 21, 2009 12:22 am

Môi trường và phát triển
Rác thải và những ảnh hưởng của nó đến môi trường


I.Một số khái niệm và hiểu biết chung về chất thải rắn ở Việt Nam
1.Khái niệm rác thải đô thị.
Rác thải là tấc cả những gì mà con người đã sử dụng, không còn sử dụng hoặc không muốn sử dụng nữa nên vứt bỏ cung toàn bộ các chất thải khác trong sinh hoạt và từ các nghành công nghiệp, dịch vụ.

2.Các cách phân loại rác thải

Phân loại theo chất của nó: Rác vô cơ và rác hữu cơ
Phân loại theo nguồn của nó: Rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp, rác thải y tế,…
Phân loại theo thành phần của nó:Rác tự phân hủy(thức ăn, thực vật chết,…)là các thành phần xuất phát từ thiên nhiên nên dễ trở về với thiên nhiên,Rác tái chế được(Vật liệu xây dựng, kim loại, thủy tinh, bìa giấy,…),Chất thải có thành phần độc hại(hóa chất, pin,…)và không tái chế được(túi nilon)thậm chí nguy hiểm cho thiên nhiên và con người.

3.Nguồn gốc phát sinh rác thải đô thị.
Nguồn gốc bên trong: Từ các khu dân cư( rác sinh hoạt),các khu trung tâm thương mại, từ công sở, trường học, công trình công cộng,từ các hoạt động công nghiệp,hoạt động xây dựng đô thị, các trạm xử lí nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố.
Nguồn gốc bên ngoài: Sự nhập khẩu, vận chuyển các chất thải rắn từ bên ngoài vào.

II.Hiện trạng và tính cấp bách của vấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải rắn.
1.Khối lượng rác thải ngày càng tăng.

Theo số liệu thống kê, hiện nay tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt phát sinh trong toàn quốc ước tính khoảng 1,28tr tấn/năm.Trong đó khu vực đô thị là (từ loại 4 trở lên) là 6,9tr tấn/năm (chiếm 54%),lượng chất thải còn lại tập trung ở các xã, thị trấn thuọc huyện. Dự báo tổng lượng rác thải rắn sinh hoạt đô thị đến 2010 là vào khoảng hơn 12tr tấn/năm và đến 2020 khoảng 22tr tấn/năm. Như vậy với lượng gia tăng lượng chất thải rắn như trên thì nguy cơ ô nhiễm môi trường và tác động tới sức khỏe cộng đồng do chất thải rắn gây ra đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách của công tác bảo vệ môi trường ở nước ta. Bên cạnh đó việc rác thải ồ ạt được đưa vào nước ta bất chấp sự ô nhiễm môi trường (Rác siêu lợi nhuận, bỏ qua quy định)
Cuối tháng 10 vừa qua, hơn 100 container chứa đầy rác thải gồm sắt thép phế liệu gỉ sét, bao bì, ống bơ sắt... bốc mùi hôi thối nồng nặc, đe dọa ô nhiễm môi trường nghiêm trọng được nhập về. Không chỉ rác thải qua tái chế, nhiều doanh nghiệp đã bất chấp nhập cả rác thải nguy hại cấm nhập cấm xuất như: ắc quy chì.
Số liệu thống kế thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia chuyển khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất hơn 3.500 container phế thải vào Việt Nam, trong đó có hơn 2.000 container với khối lượng khoảng 40.000 tấn ắc quy chì phế thải qua cảng Hải Phòng. Đây là những mặt hàng đã được quy định kiểm soát kỹ lưỡng bởi công ước Basel, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong quá trình vận chuyển, tái chế.
Theo đánh giá của các chuyên gia môi trường, vi phạm môi trường, nhập khẩu phế liệu, rác thải nguy hại bằng nhiều con đường khác nhau đang từng ngày từng giờ tuồn về Việt Nam ngày càng tinh vi với số lượng và số vụ không hề giảm.
Lý giải điều này, ông Nguyễn Văn Tài -Phó vụ trưởng Vụ Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho rằng, nguyên nhân chính là sự hám lợi của các đơn vị trong nước mà bất chấp các quy định của pháp luật. Không hẳn các doanh nghiệp không nhận thức được vấn đề vi phạm mà lợi nhuận từ rác thải đã làm doanh nghiệp mờ mắt.
Bên cạnh đó, trước tình trạng giá nguyên liệu liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách nhập khẩu và sử dụng nguyên liệu phế thải hoặc tái chế với giá thấp hơn nhiều hàng chính phẩm. Nếu nhập khẩu hạt nhựa nguyên chất giá thị trường từ 20.000 đến 25.000 đồng/kg, trong khi nhựa tái chế trong nước giá từ 10.000 đến 15.000 đồng/kg.
Thủ đoạn thường thấy của doanh nghiệp là khai báo hàng hóa một đằng, nhập hàng một nẻo hoặc khai phế liệu nhập khẩu nằm trong danh mục hàng hóa được phép nhập khẩu để làm nguyên liệu sản xuất, nhưng trên thực tế toàn là rác thải nguy hại.
Ngoài giấy ghi nhập vỏ chai nhựa đựng nước uống (chai PET) nhưng lại là túi nilon, sợi hóa học... thu gom từ các bãi rác, ô nhiễm và mùi hôi thối nồng nặc. Không chỉ khai gian, bán lận, các doanh nghiệp nhập khẩu rác còn móc nối, giả mạo giấy tờ để che mắt các cơ quan chức năng.

2.Công tác quản lí chất thải rắn đô thị.
Hiện nay việc thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị và công nghiệp vẫn đang còn ở tình trạng chưa đáp ứng yêu cầu, đây là nguyên nhân quan trọng gây ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, vệ sinh đô thị và ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị và sức khoẻ cộng đồng.
Tại các thành phố, việc thu gom và xử lý chất thải đô thị thường do Công ty Môi trường đô thị (URENCO) đảm nhận. Tuy nhiên đã xuất hiện các tổ chức tư nhân tham gia công việc này.
Hầu hết rác thải không được phân loại tại nguồn mà được thu lẫn lộn sau đó được vận chuyển đến bãi chôn lấp. Tỷ lệ thu gom năm 2002 tăng từ 40% - 67% lên đến 70 - 75% tổng lượng rác thải phát sinh ở các thành phố lớn, còn ở các đô thị nhỏ tỷ lệ này tăng lên tới 30% - 50% (so với năm 2001 là 20% - 35%). Tỷ lệ thu gom chung toàn quốc vào khoảng 55%.
Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt và quét dọn đường phố thường làm vào ban đêm để tránh nắng nóng ban ngày và tắc nghẽn giao thông.
Cơ chế quản lý tài chính trong hoạt động thu gom rác thải chủ yếu dựa vào kinh phí bao cấp từ ngân sách nhà nước, chưa huy động được các thành phần kinh tế tham gia, tính chất xã hội hoá hoạt động thu gom còn thấp, người dân chưa thực sự chủ động tham gia vào hoạt động thu gom cũng như chưa thấy rõ được nghĩa vụ đóng góp kinh phí cho dịch vụ thu gom rác thải.
Có thể nói, hiện nay trên địa bàn của các đô thị nhỏ vẫn chưa có hệ thống thu gom, vận chuyển chất thải rắn một cách có hệ thống xuyên suốt toàn tỉnh, mà tuỳ theo yêu cầu bức xúc của các huyện, thị và mỗi địa phương, hình thành một xí nghiệp công trình công cộng hoặc đội vệ sinh để tiến hành thu gom rác thải sinh hoạt và một phần rác thải công nghiệp tại các khu trung tâm nhằm giải quyết yêu cầu thu gom rác hàng ngày.
Quản lý chất thải rắn y tế:
Công tác phân loại rác y tế tại các bệnh viện ngày càng được hoàn thiện. Ở nhiều nơi, như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng các phương tiện chuyên dùng có thùng chứa kín, kể cả hệ thống làm lạnh bên trong. Các thùng nhựa kín đã được sử dụng để lưu chứa và vận chuyển chất thải y tế để hạn chế sự phát tán và gây nguy hiểm cho nhân viên trực tiếp thực hiện thu gom.
Quy trình phân loại, thu gom, vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn y tế đã có nhiều tiến bộ, nhiều cơ sở y tế thực hiện đúng theo quy chế quản lý chất thải y tế. Nhiều bệnh viện đã xây dựng khu lưu giữ chất thải tập trung tại bệnh viện.
Tuy nhiên, sự hỗ trợ của các ban, ngành trong việc cấp kinh phí đầu tư trang bị phương tiện cho hoạt động thu gom, vận chuyển chất thải y tế nguy hại còn hạn chế và chưa đồng bộ.

Quản lí chất thải nguy hại:
Tại các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, vấn đề thu gom lưu chứa chất thải nguy hại chưa được quan tâm, còn các nhà máy có quy mô lớn, vấn đề này mới bắt đầu và được quan tâm hơn. Chỉ có những công ty liên doanh hoặc công ty do nước ngoài đầu tư thì công tác này mới thực sự được chú trọng.
Có thể nhận xét rằng hoạt động thu gom lưu chứa chất thải công nghiệp nguy hại còn bị hạn chế do thiếu các văn bản hướng dẫn cụ thể của Nhà nước, như là:
• Quy chế quản lý chất thải nguy hại mặc dù đã được ban hành từ năm 1999, nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể;
• Chưa có các quy định quy phạm kỹ thuật đối với phương tiện thu gom và lưu giữ tạm thời chất thải công nghiệp nguy hại;
Chưa có quy định về thủ tục xin phép vận chuyển hoặc quá cảnh chất thải nguy hại.

3. Hiện trạng xử lí và tiêu hủy chất thải rắn đô thị.
Việc xử lý chất thải rắn đô thị cho đến nay chủ yếu vẫn là đổ ở các bãi thải lộ thiên không có sự kiểm soát, mùi hôi và nước rác là nguồn gây ô nhiễm cho môi trường đất, nước và không khí. Theo báo cáo của sở khoa học công nghệ và môi trường các tỉnh, thành và theo kết quả quan trắc của 3 vùng, mới chỉ có 32/64 tỉnh, thành có dự án đầu tư xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh, trong đó 13 đô thị đã được đầu tư xây dựng. Tuy nhiên, trừ bãi chôn lấp chất thải rắn tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn, Hà Nội và bãi chôn lấp chất thải rắn tại thành phố Huế đang hoạt động trong sự tuân thủ các yêu cầu đảm bảo môi trường một cách tương đối, còn các bãi khác, kể cả bãi chôn lấp rác thải hiện đại như Gò Cát ở thành phố Hồ Chí Minh, cũng đang ở trong tình trạng hoạt động không hợp vệ sinh.
Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên tiến hành xử lý chất thải sinh hoạt bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill) tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải Nam Sơn kể từ năm 1999 đến nay với tổng năng lực chôn lấp khoảng 13 triệu tấn chất thải sinh hoạt trên tổng diện tích 83ha.
Xử lý và tiêu huỷ chất thải nguy hại công nghiệp:
Ở phía Bắc, hiện mới chỉ có một lò đốt chất thải nguy hại công nghiệp với công suất 150 kg/giờ lắp đặt tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn tại Nam Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội do Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp nghiên cứu, thiết kế và xây lắp thử nghiệm. Tại Khu Liên hợp Xử lý chất thải rắn này, URENCO Hà Nội đã xây dựng bãi chôn lấp chất thải công nghiệp nguy hại đúng kỹ thuật. Còn lại ở các nơi khác hầu hết các loại chất thải này mới chỉ được lưu giữ ngay tại cơ sở sản xuất hoặc xử lý tạm thời.
Ở các tỉnh phía Nam, công nghiệp phát triển với nhiều dự án được đầu tư, nên những năm gần đây đã hình thành khá nhiều các cơ sở tư nhân tham gia vào hoạt động xử lý chất thải nguy hại. Theo báo cáo của các sở khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh, thì hiện có tới 11 cơ sở tham gia vào hoạt động xử lý chất thải nguy hại tại khu vực của các tỉnh trên. Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở tư nhân đều chưa có đầy đủ cơ sở vật chất để tiêu huỷ hay xử lý triệt để chất thải nguy hại mà họ đã thu gom. Chi phí xử lý do từng cơ sở quy định, mà chưa có đơn giá thống nhất. Thí dụ ở Đồng Nai, chi phí xử lý bùn thải chứa kim loại nặng khoảng 80USD/tấn, chi phí xử lý dung môi khoảng 800 - 2.000đồng/kg (tương đương với 50USD/tấn - 150USD/tấn).
Xử lý và tiêu huỷ chất thải y tế nguy hại:
Theo Dự thảo báo cáo quy hoạch tổng thể xử lý chất thải rắn y tế tại Việt Nam, tính đến tháng 9 năm 2003 toàn quốc có 47 lò đốt ngoại được lắp đặt và vận hành để xử lý chất thải y tế nguy hại, trong đó có 2 lò đốt công suất lớn (200kg/giờ và 1.000kg/giờ) đặt bên ngoài khuôn viên bệnh viện thuộc trách nhiệm của xí nghiệp xử lý chất thải y tế (trực thuộc URENCO) tại hai thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, còn lại hầu hết là các lò đốt có công suất nhỏ (từ 20 đến dưới 100kg/giờ). Số lượng lò đốt sản xuất trong nước là 14 lò với công suất xử lý dao động từ 20kg/giờ đến 50kg/giờ.

Ngoài phương pháp xử lý chất thải y tế bằng đốt, thành phố Buôn Ma Thuột đã lắp đặt hệ thống xử lý chất thải y tế bằng hệ thống hơi nóng.

4. Những ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường và sức khỏe con người.
a. Ảnh hưởng đến sức khỏe của con người
Ô nhiễm môi trường tại nước ta đã gia tăng mứa độ ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngày càng có nhiều vấn đề về sức khỏe liên quan đến yếu tố môi trường bị ô nhiễm.

Chất thải đã ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng động, đặc biệt nghiêm trọng ở những bãi chôn lấp rác,... Ảnh: Lê Anh Dũng
Theo đánh giá của chuyên gia, trong các loại chất thải nguy hại (chất thải công nghiệp nguy hại và chất thải y tế) là mối hiểm họa đặc biệt. Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cộng động; nghiêm trọng nhất là đối với dân cư khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đã đến mức báo động.
Nhiều bệnh như đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thương hàn,… do loại chất thải rắn gây ra.
Thống kê cho thấy, nguồn phát sinh chất thải rắn tập trung chủ yếu ở đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM. Tại các đô thị này, tuy chỉ chiếm tỉ lệ 24% dân số cả nước, nhưng lại phát sinh hơn 6 triệu tấn chất thải mỗi năm, chiếm gần 50% tổng lượng chất thải sinh họat cả nước
Bên cạnh đó, tình trạng ô nhiễm môi trường nước, đất, ngày càng kéo tỷ lệ bệnh nhân có liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường ngày càng cao.
Ngoài ra, một trong những tác động lên môi trường và sức khỏe cộng động là việc lạm dụng các sản phẩm hóa học…
Hiện tại ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra đã đến mức báo động, các chất độc hại như nylon, cao su, kim loại, thuỷ tinh... khó phân huỷ trong chất thải rắn ngày càng nhiều.
Chất thải rắn đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nghiêm trọng nhất là các khu vực làng nghề, gần khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải... Nếu các chất thải rắn không được xử lý sẽ ảnh hưởng đến môi trường, nguồn nước và sức khoẻ con người.
Chất thải y tế có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khỏe con người. Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và một lượng nhỏ hơn các chất thải có tính nguy cơ cao Đó là do trong chất thải y tế có thể chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm, chất độc hại.Việc tiếp xúc với các chất thải y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thươngại, các loại hóa chất và dược phẩm nguy hiểm, các chất thải phóng xạ, các vật sắc nhọn...

III. Giải pháp xử lí, phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn.

1. Một số phương pháp xử lí rác thải ở Việt nam
a. Phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh.
Chôn lấp là biện pháp cô lập chất thải nhằm giảm thiểu khả năng phát tán chất thải vào môi trường. Trong quá trình thải bỏ chất nguy hại, người ta phải kiểm soát được các phản ứng xảy ra, các chất sinh ra trong khu vực thải và môi trường xung quanh; thực hiện giám sát môi trường; bảo trì cho bãi thải sau khi đóng cửa nhằm tránh tiếp xúc chất nguy hại với môi trường trong mọi tình huống kể cả khi có sự cố. Để đảm bảo công tác này, có một số nguyên tắc cần phải được tuân thủ trong khi chôn lấp chất thải, thiết kế và vận hành bãi chôn lấp.
Xử lý chất thải trước khi chôn lấp: Chất thải cần phải được đóng gói theo đúng tiêu chuẩn quy định về an toàn trước khi chôn lấp, đặc biệt là đối với chất thải lỏng. Riêng chất thải nguy hại rắn, có thể không cần đóng gói mà người ta có thể cố định hoặc hoá rắn trước khi chôn lấp.
Lựa chọn vị trí bãi chôn lấp: xem xét đến các vấn đề về địa hình, thổ nhưỡng, thuỷ văn…; các điều kiện khí hậu, môi trường của địa phương; bố trí mặt bằng của khu vực, đảm bảo khoảng cách đến các công trình liên quan, khoảng cách vận chuyển. Hạn chế đặt gần khu dân cư, sân bay, khu ruộng trồng lương thực, đất ướt, đất nứt, vùng có nguy cơ động đất và khu vực không ổn định, gần sông suối, các nguồn nước sử dụng trong sinh hoạt.
Nguyên tắc thiết kế bãi chôn lấp: Các chất thải độc hại khi tiếp xúc với nhau có thể sinh ra các chất có tính độc hại cao hơn hay có thể xảy ra phản ứng tạo thành các chất ô nhiễm, cho nên cần thiết kế các ngăn chôn lấp riêng biệt đối với từng chất để chúng không có cơ hội kết hợp với nhau.
Quy tắc vận hành bãi chôn lấp: Trong khi bãi đang hoạt động, cần có biện pháp kiểm soát các tác nhân gây bệnh, các khí sinh ra, nước rò rỉ, nước chảy qua, nước chảy tràn, nước thấm. Thực hiện chương trình giám sát môi trường: chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực bãi chôn lấp, các loại khí độc và dễ cháy,… khi vận hành cũng như sau khi đóng cửa bãi chôn lấp và duy trì cho đến vài chục năm sau.
Xây dựng và thực hiện chương trình sửa chữa, hiệu chỉnh bãi chôn lấp: Phải có biện pháp hiệu chỉnh kịp thời nếu phát hiện có sự cố kỹ thuật.
Bảo hiểm bãi chôn lấp sau khi đóng cửa.
Thải bỏ trong các giếng sâu

b.Công nghệ thiêu hủy
Đốt là quá trình oxy hóa chất thải ở nhiệt độ cao. Công nghệ này rất phù hợp để xử lý CTRCN và CTNH hữu cơ như cao su, nhựa, giấy, da, cặn dầu, dung môi, thuốc bảo vệ thực vật và đặc biệt là chất thải y tế trong những lò đốt chuyên dụng hoặc công nghiệp như lò nung xi măng.Tuy nhiên, để triển khai được theo hướng này, cần có thời gian chuẩn bị nhiều mặt, cả về pháp lý, nguồn lực thu gom vận chuyển, sự đồng thuận của cộng đồng và doanh nghiệp. Theo các tài liệu kỹ thuật thì khi thiết kế lò đốt chất thải phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: cung cấp đủ oxy cho quá trình nhiệt phân bằng cách đưa vào buồng đốt một lượng không khí dư; khí dư sinh ra trong quá trình cháy phải được duy trì lâu trong lò đốt đủ để đốt cháy hoàn toàn (thông thường ít nhất là 4 giây); nhiệt độ phải đủ cao (thông thường cao hơn 1.0000C); yêu cầu trộn lẫn tốt các khí cháy - xoáy.
Công nghệ thiêu đốt có nhiều ưu điểm như khả năng tận dụng nhiệt, xử lý triệt để khối lượng, sạch sẽ, không tốn đất để chôn lấp nhưng cũng có một số hạn chế như chi phí đầu tư, vận hành, xử lý khí thải lớn, dễ tạo ra các sản phẩm phụ nguy hiểm.
c. Công nghệ xử lý rác bằng công nghệ vi sinh (sinh học).
Công nghệ sinh học với vai trò của vi sinh vật. Quy trình xử lý rác này bắt đầu được ứng dụng ở nước ta cách đây khoảng 2 thập kỷ nhưng mấy năm gần đây mới thực sự được chú trọng. Thực chất việc xử lí rác bằng công nghệ sinh học là một quy trình sản xuất khép kín. Rác thải sinh hoạt sau khi thu gom sẽ được đưa vào băng tải để phân loại. Rác hữu cơ được tách riêng, sau đó nghiền nhỏ và trộn với các loại chất thải có chứa nhiều vi sinh vật rồi đem ủ. Trong khoảng 10-12 ngày sẽ diễn ra quá trình lên men sinh học kỵ khí và hiếu khí. Theo phương pháp này, rác trở thành nguồn tài nguyên quý giá: khí sinh học và phân vi sinh.

Kết quả phân tích thành phần rác thải sinh hoạt cho thấy, thành phần rác hữu cơ của ta chiếm khoảng 45-55%, là tỉ lệ cao nên rất thích hợp với phương pháp xử lý bằng công nghệ sinh học. Với việc ứng dụng công nghệ này, một số nhà máy ở Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh đã cho kết quả đáng khích lệ: mỗi tấn rác thải hữu cơ sau khi xử lý sẽ thu được khoảng 300 kg phân vi sinh và 5m3 khí sinh học. Khí sinh học được sử dụng chạy động cơ phát điện hoặc phục vụ cho chính quá trình xử lí rác. Theo tính toán, một nhà máy với công nghệ trung bình, có thể tự túc được 40-50% năng lượng điện. Còn phân vi sinh được bán ra thị trường phục vụ sản xuất nông nghiệp. Nhờ xử lí bằng công nghệ sinh học, bước đầu rác đã đem lại hiệu quả kinh tế. Theo tính toán của các nhà chuyên môn năm 2020, tổng lượng rác thải mà 3 Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng sẽ thải ra vào khoảng 3.318.823 tấn/năm. Lượng rác này sẽ cho khoảng 9.719.600 m3 khí sinh học, trong khi mỗi mét khối khí tạo ra được 1,27 kWh điện và 5.600 kcal nhiệt.

Sản phẩm của các nhà máy xử lý rác bằng công nghệ vi sinh đã được bán ra thị trường. Chỉ riêng Nhà máy xử lí rác Cầu Diễn mỗi năm cho xuất xưởng khoảng 7.500 tấn phân vi sinh.

Hơn nữa, xử lý rác bằng công nghệ vi sinh có thể khắc phục được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí và ô nhiễm nguồn nước, đồng thời tiết kiệm được diện tích đất. Bằng công nghệ này, chắc chắn trong tương lai không xa, chúng ta sẽ khai thác thêm được một nguồn năng lượng mới phục vụ sản xuất, đồng thời giải quyết được tình trạng ứ đọng rác thải, góp phần làm sạch môi trường sinh thái. Nhưng, để công nghệ này đem lại hiệu quả tốt hơn, ngoài sự đầu tư của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, rất cần có sự đồng thuận của cả cộng đồng trong việc phân loại rác tại nguồn phát thải

d.Tái chế rác thải
Khái niệm tái sử dụng các chất/ rác thải của quá trình sản xuất và sinh hoạt đã có từ rất lâu. Từ xưa, ông cha ta đã tận dụng than xương động vật trong sản xuất đường hay tái sử dụng sắt vụn, đồng vụn trong sản xuất nông cụ và vật dụng sinh hoạt. Những hoạt động tái chế sơ khai này đã góp phần làm giảm giá thành và giúp giải quyết vấn đề khan hiếm nguyên liệu sản xuất thời đó. Ngày nay, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, vai trò của tái chế như là nguồn cung cấp nguyên, nhiên vật liệu giá rẻ càng trở nên quan trọng hơn. Nguồn nguyên liệu từ tái chế có thể coi là vô tận, vì có sản xuất là có rác thải và có cơ hội cho tái chế. Mặc khác, tái chế còn là một giải pháp hữu hiệu làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí xử lý chất thải và do đó hạ giá thành sản phẩm. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, tái chế góp phần làm giảm các thiệt hại môi trường do rác thải gây ra, đồng thời nâng cao uy tín và giúp gắn mác sinh thái cho các sản phẩm của công ty. Xét trên tổng thể, thực hiện tốt biện pháp tái chế đem lại môi trường trong sạch hơn, cải thiện sức khỏe cộng đồng và là một trong những giải pháp quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất mang lại thành công cho các hoạt động tái chế rác là nhờ lợi nhuận mang lại do nguồn nguyên liệu đầu vào rẻ, phong phú và được hưởng các chính sách khuyến khích. Lợi ích kinh tế chính là động lực quan trọng nhất thu hút dòng đầu tư vào phát triển các công nghệ tái chế rác thải hiện đại và vào xây dựng các cơ sở tái chế. Có nhiều nguồn thu nhập đối với ngành công nghiệp tái chế: từ việc bán nguyên liệu cho các ngành sản xuất, bán các sản phẩm tiêu dùng đã qua sửa chữa, tân trang; và từ việc bán điện do các lò đốt rác sản xuất ra.
Các lợi ích của việc tái chế rác thải không chỉ dừng lại ở khâu sản xuất. Nhiều khi, những lợi ích môi trường và xã hội gián tiếp còn to lớn hơn những lợi ích kinh tế đo đếm được. Chẳng hạn, tái chế giúp khôi phục và duy trì một môi trường trong sạch và lành mạnh, nhờ vậy giảm các chi phí chữa bệnh và chi phí do nghỉ ốm. Môi trường trong lành cũng giúp phát triển ngành du lịch, kéo theo là các hoạt động kinh tế khác như nhà hàng, khách sạn, thương mại, cơ sở hạ tầng... Về lâu dài, việc duy trì sự phát triển bền vững quan trọng hơn nhiều so với tăng trưởng nóng trong một thời gian ngắn với chất lượng phát triển thấp, gây áp lực lớn lên hệ thống cơ sở hạ tầng và gây ra những vấn đề môi trường trầm trọng. Một xã hội phát triển bền vững là xã hội không những đảm bảo được các nhu cầu hiện tại của mình mà còn có khả năng đảm bảo nhu cầu cho các thế hệ tương lai. Điều này chỉ có thể thực hiện được khi các nguồn tài nguyên được sử dụng một cách hiệu quả và quan trọng hơn là chúng có thể được tái sinh

5. Một số phương pháp xử lí rác mới.
a.Phương pháp Ướt
Ông Trịnh Văn Thiềm, 63 tuổi, một giáo viên về hưu ở quận Lê Chân, TP Hải Phòng nghiên cứu thành công dây chuyền xử lý rác thải đô thị bằng phương pháp ướt.

Nghiên cứu này đã được Cục sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học - Công nghệ) cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích. Và đã được áp dụng hiệu quả xử lý rác tại Thị trấn An Lão, huyện An Lão, HảiPhòng.

Ông Trịnh Văn Thiềm cho biết sau khi xử lý, phân loại ban đầu, rác thải sẽ được phân thành ba loại chính: rác nổi, lơ lửng và chìm. Nhóm rác nổi chủ yếu là xenlulo và polyme được băm làm chất độn sản xuất gỗ; chế biến làm phân bón; làm keo polyme ép gỗ và chế biến nhựa tái sinh.
Đối với nhóm rác lơ lửng là huyền phù (các hạt rắn lơ lửng trong môi trường phân tán lỏng), nhũ tương (chất không hòa tan) được sử dụng sản xuất phân bón. Riêng nhóm rác chìm được tách cát phục vụ xây dựng, tách kim loại tái chế; cát sỏi, gạch vỡ... được tách, nghiền nhỏ đóng gạch.

Dây chuyền xử lý rác bằng phương pháp ướt đã được Công ty Trách nhiệm hữu hạn Môi trường Hà Vũ áp dụng tại thị trấn An Lão, huyện An Lão, Hải Phòng. Nhà máy xử lý rác thải mini này có công suất 15 tấn ngày.
Sau bốn tháng sản xuất thử nghiệm, toàn bộ lượng rác cả cũ và mới của thị trấn An Lão đã được xử lý triệt để, không để lại mùi hôi thối. Tuy nhiên, đây mới chỉ được xử lý ở quy mô nhỏ, công suất xử lý lớn nhất có thể lên đến 100 tấn mỗi ngày tùy theo lắp đặt dây chuyền công nghệ thiết bị. Trong điều kiện có nguồn rác đầu vào thường xuyên, máy có thể vận hành liên tục và mang tính tuần hoàn, khép kín.
Hiện giá thành dây chuyền của ông Thiềm khoảng 100 triệu đồng. Sở dĩ giá thành thấp như vậy vì các thiết bị cơ khí lắp đặt, chế tạo công nghệ, phụ gia, hóa chất khử mùi, diệt trùng...,đều có sẵn trong nước.

Dù ở nước ta có nhiều cách xử lý rác bằng các phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, giải pháp xử lý rác bằng phương pháp ướt đã mang lại hiệu quả cao mà giá thành lại thấp và khá phù hợp với các thị trấn, thị tứ, nơi có lượng rác thải nhỏ.
Quá trình xử lý rác bằng phương pháp ướt được tiến hành theo cách: rác đô thị được đổ vào bể xử lý phun chất khử mùi hôi thối rồi được xối ngập nước. Rác qua hệ thống lu lô để rửa rác và vận chuyển rác nổi về cuối bể. Băng tải sẽ vớt rác nổi ra ngoài. Hệ thống cửa mở để nước rửa rác chảy tràn vào từng bể, lắng đọng thu hồi huyền phù, nhũ tương, các chất hoà tan cơ giới. Sau đó qua cửa số 8 đưa nước hồi lưu đã lắng trong về hồ chứa. Tiếp đến cửa số 11 sẽ mở cho nước trong đẩy lên bể chứa tiếp tục thực hiện chu trình vòng tròn khép kín quá trình xử lý rác.
b.Công nghệ Seraphin
Công nghệ Seraphin gồm 5 quá trình: Đầu tiên, rác thải được phân loại và xử lý sơ bộ để cho ra các nhóm nguyên liệu (nhựa để tái chế, chất thải hữu cơ, vô cơ). Chất thải nguy hại được thu gom riêng. Chất thải nhựa được tái chế, làm sạch để làm nguyên liệu chuyển đến nhà máy tái chế tập trung có đủ kỹ thuật và năng lực sản xuất cao hơn. Trước mắt Nhà máy XLCT Sơn Tây có thể sản xuất ra loại bóng sàn bubbdek đạt tiêu chuẩn Đan Mạch, sử dụng trong thiết kế thi công nhà cao tầng. Các loại chất thải hữu cơ dễ phân hủy được ủ compost, xử lý khí thải bằng biofilter trong nhà kín để cho ra sản phẩm là phân bón hữu cơ sinh học và khoáng ép viên sử dụng thuận tiện trong sản xuất nông nghiệp. Một số thành phần vô cơ khó phân hủy còn lại được cắt đồng nhất tương đối về thành phần, kích thước sau đó đem tới lò đốt để thu năng lượng và tro, sau công đoạn hóa rắn sẽ tạo thành cốt liệu, phối trộn làm nguyên liệu cho sản xuất gạch block.

So với các công nghệ đã và đang được áp dụng tại một số nhà máy xử lý chất thải, công nghệ Seraphin có nhiều ưu điểm hơn hẳn. Nhà máy xử lý rác thải Cầu Diễn áp dụng công nghệ Tây Ban Nha có tổng mức đầu tư 100 tỷ đồng giá năm 2007), công suất xử lý 140 tấn/ngày; sản phẩm sử dụng lại chỉ là phân hữu cơ, lượng chất thải còn lại sau xử lý cần phải chôn lấp chiếm trên 50%. Nhà máy xử lý rác Nam Định áp dụng công nghệ Cộng hòa Pháp có tổng mức đầu tư 75 tỷ đồng, công suất đạt 250 tấn/ngày, nhưng lượng chất thải sau khi xử lý vẫn lên đến trên 50%. Trong khi đó, Nhà máy XLCT Sơn Tây áp dụng công nghệ Seraphin với công suất 200 tấn/ngày, mức đầu tư 45 tỷ đồng, nhưng sản phẩm thu được ngoài phân hữu cơ còn có vật liệu xây dựng, năng lượng... Do đó lượng chất thải sau xử lý chỉ còn dưới 10%.

2.Các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn
• Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị;
• Xây dựng hướng dẫn về công tác quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải nguy hại nói riêng và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn này;
• Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lý chất thải rắn;
• Mở rộng chương trình nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải;
• Tăng cường đáng kể nguồn lực giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn;
• Đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn theo phương thức hợp vệ sinh. Cụ thể là đầu tư hệ thống xử lý chất thải nguy hại và bãi chôn lấp an toàn cho các loại chất thải rắn;
• Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý chất thải rắn và huy động cộng đồng tự giác tham gia giải quyết vấn đề chất thải rắn.

3.Một số ví dụ về xử lí, phòng ngừa và giảm thiểu chất thải rắn.
a.Phương pháp ở Nhật Bản


Theo số liệu thống kê mới đây của Bộ Môi trường Nhật Bản, hằng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Với rác thải sinh hoạt của các gia đình, khoảng 70% được tái chế thành phân bón hữu cơ, góp phần giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón.
Các hộ gia đình ở Nhật bản được yêu cầu phân chia rác thành 3 loại: Rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hằng ngày để đưa đến các nhà máy sản xuất phân compost. Các loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp…được đưa đến các nhà máy phân loại để tái chế, loại rác khó tái chế hoặc hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đén nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu tách riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra địa điểm tập kết rác của cum dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư.
Đối với những loại rác có kích thước lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, ti vi, giường, bàn ghế...thì phải đăng kí trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của công ti vệ sinh môi trường đến chuyên chở.
Nhật bản quản lí rác thải công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Nhật phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình theo quy định của các luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, chính quyền tại các địa phương Nhật còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các phố phường nhằm nâng cao nhận thức của người dân chương trình này được đưa vào các trương học và đạt hiệu quả.

b. Ở XinGaPo
Khách du lịch dễ dàng thấy những dong chữ bằng tiếng anh trên các thùng rác công cộng “Đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “RECYLE”.
Ở trường học, ngoài các trương trình chính khóa, học sinh còn được tham gia các chuyến đi dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu hủy chất phế thải rắn, các nhà máy xử lí nước và các nhà máy tái chế rác thải.
c. Tái chế rác thải ở Đức.

Anh Guido Neumann, một công dân Đức sống ở thành phố Hamburg cho biết từ khi đứa con trai Leander của mình mới 2 tuổi, anh đã bắt đầu định hướng cho cậu bé ý thức bảo vệ môi trường. Và khi Leander được 4 tuổi, cậu bé đã có thể phân loại các loại rác để bỏ chúng vào những thùng khác nhau. Leander năm nay đã lên 7 và anh Guido Neumann vẫn tiếp tục dạy cho cô con gái kế của mình ý thức bảo vệ môi trường như anh đã dạy cho Leander.
Trường hợp như gia đình anh Guido Neumann khá phổ biến tại Đức. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em chính là một trong những điều kiện để ngành tái chế rác tại Đức đạt được thành công như mong. Không nơi đâu trên thế giới lại có nhiều nguyên liệu được khai thác từ rác như ở đây và vì thế công nghệ tái chế của Đức đã nổi tiếng trên toàn thế giới. Tỷ lệ tái chế đối với thủy tinh, kim loại, giấy là từ 80% - 90%. Riêng sắt thép phế liệu còn là một loại hàng hóa hấp dẫn do giá thành cao.
Ngoài nguồn rác thải trong nước, Đức còn nhập khẩu phế liệu từ các nước khác để xử lý. Có thể nói, ngành tái chế rác ở Đức đang dẫn đầu trên thế giới hiện nay. Việc phân loại rác đã được thực hiện nghiêm túc ở Đức từ năm 1991. Rác bao bì gồm hộp đựng thức ăn, nước hoa quả, máy móc bằng nhựa, kim loại hay carton được gom vào thùng màu vàng. Bên cạnh thùng vàng, còn có thùng xanh dương cho giấy, thùng xanh lá cây cho rác sinh học (thức ăn, cây cỏ), thùng đen cho thủy tinh (màu sắc ba loại thùng này có thể thay đổi tùy khu vực).
Cách đây 30 năm, trên toàn liên bang Đức có tổng cộng 50.000 bãi rác. Ngày nay nhờ công nghệ xử lý rác thải phát triển mà người ta có thể biến chúng thành nguyên liệu sản xuất. Khoảng 250.000 người làm việc trong ngành công nghiệp này mang lại nguồn thu hàng năm khoảng 50 tỷ EUR (72,5 tỷ USD).
Những lò đốt rác hiện đại của nước Đức hầu như không thải khí độc ra môi trường. Das Duele System Deutschland (DSD) – “Hệ thống hai chiều của nước Đức” - được các nhà máy tái chế sử dụng để xử lý các loại rác thải và năm vừa rồi, các nhà máy này đã chi khoản phí gần 1,2 tỷ USD để sử dụng công nghệ trên. Tại các dây chuyền phân loại, các camera hồng ngoại hoạt động với tốc độ 300.000km/s để phân loại 10 tấn vật liệu mỗi giờ. Những ống hơi nén được điều khiển bằng máy tính đặt ở các băng chuyền có nhiệm vụ tách riêng từng loại vật liệu. Sau đó rác thải sẽ được rửa sạch, nghiền nhỏ và nấu chảy. Quá trình trên sẽ cho ra granulat, một nguyên liệu thay thế dầu thô trong công nghiệp hoặc làm chất phụ gia.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ nhỏ bắt đầu từ việc phân loại rác là một trong những phương pháp mà những nhà quản lý tại Đức đã áp dụng. Rác được phân loại triệt để là điều kiện để quá trình xử lý và tái chế rác trở nên thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. Từ đó, khái niệm về rác thải dần được thay thế bằng nguồn tài sản tiềm năng, mang lại lợi nhuận đáng kể với những ai biết đầu tư vào việc cải tiến công nghệ.

IV. Tại sao nói rác thải cũng là một nguồn tài nguyên?
1. Tài nguyên là gì? ->"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người".

2. Có những loại tài nguyên nào?
* Theo quan hệ với con người: Tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên xã hội.
* Theo phương thức và khả năng tái tạo: Tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo.
* Theo bản chất tự nhiên: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên khí hậu cảnh quan, di sản văn hoá kiến trúc, tri thức khoa học và thông tin.

3. Rác thải: nếu phân loại theo chất của nó thì có: rác hữu cơ, rác vô cơ; nếu phân chia theo nguồn thì có rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế ...

4. Rác thải có được xếp vào một loại tài nguyên nào không?- Nếu là rác hữu cơ: chế biến thành phân vi sinh, làm khí sinh học ... -> như vậy nó là đầu vào cho sản xuất phân vi sinh, khí biogas -> tài nguyên không tái tạo
- Nếu là rác vô cơ: dùng làm nguyên liệu đầu vào của các ngành tái chế như: giấy báo, nhựa, sắt vụn ... -> tái tạo

5. Rác thải đáp ứng các tiêu chí để được gọi là tài nguyên?
- Tiêu chí thứ nhất: là cái được sử dụng để tạo ra của cải vật chất
- Tiêu chí nữa (không quan trọng) là nó được xếp vào tài nguyên tái tạo hoặc không tái tạo: rác vô cơ khi chuyển thành phân vi sinh thì nó trở thành đất và thức ăn cho cây (tiêu biến). Rác vô cơ như giấy báo, thép, nhựa thì nó được tái chế (vẫn ở dạng đó nhưng sạch và tốt hơn) sau khi sử dụng lại thành rác, lại được tái chế như vậy nó là tài nguyên tái tạoVÌ VẬY RÁC LÀ MỘT NGUỒN TÀI NGUYÊN
Về Đầu Trang Go down
 
ẢNH HƯƠNG CUA RÁC THAI ĐÉN MÔI TRUÒNG (T.VŨ)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» LOP 12 LÀ... (XUÂN TRƯỜNG - HBT - HUẾ)
» ĐẠI CƯƠNG MOI TRUONG, TIẾN TRÌNH VHVN (T.LONG + T.VŨ)
» ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN
» MOI TRUONG CHO TRI THUC PHAT TRIEN
» HTC Wildfire - Android tiếp cận thị trường phổ thông

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến