Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 GS TO DUY HOP - NHA LAP THUYET XHH DAU TIEN CUA VIET NAM

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

GS TO DUY HOP - NHA LAP THUYET XHH DAU TIEN CUA VIET NAM Empty
Bài gửiTiêu đề: GS TO DUY HOP - NHA LAP THUYET XHH DAU TIEN CUA VIET NAM   GS TO DUY HOP - NHA LAP THUYET XHH DAU TIEN CUA VIET NAM I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 5:02 pm

GS. TS Tô Duy Hợp:
Nói chuyện đứa con mang nặng đẻ đau


Xahoihoc.info - Thật may mắn là chúng tôi có dịp được nghe GS Tô Duy Hợp nói chuyện về đứa con mạng nặng đẻ đau của mình. “Đứa con” mà GS “hoài thai” từ những năm 70 của thế kỷ XX và sau bao nhiêu trăn trở, trằn trọc và day dứt, GS đã quyết định đặt tên cho “đứa con” của mình – và có lẽ là “đứa con đầu tiên” của ngôi nhà xã hội học Việt Nam – tên là Lý thuyết Khinh Trọng.

GS đã có buổi nói chuyện với toàn thể cán bộ, giảng viên, sinh viên tại Viện Xã hội học và Tâm lý học lãnh đạo quản lý, thuộc Học viện Chính trị Hành chính Hồ Chí Minh. Buổi làm việc bắt đầu từ lúc 14h chiều ngày 5/4/2010. GS – như thường lệ, bắt đầu buổi nói chuyện của mình bằng lối nói hài hước. GS tuy đã gần thất thập cổ lai hy nhưng giọng nói vẫn sang sảng và phảng phất chất quê Quảng Ngãi rất cuốn hút. Trong hơn 1 h, GS đã thuyết trình cho mọi người nghe về Lý thuyết Khinh Trọng – lý thuyết mà GS đã dày công xây dựng nhằm giúp xã hội học Việt Nam có một lý thuyết hay một cách nhìn nhận và giải quyết các nan đề của xã hội đặt ra. Ông cho rằng, muốn xây dựng một lý thuyết, thì cần phải bắt đầu từ tình trạng có vấn đề. Sau đó, ông tiếp tục trả lời các câu hỏi từ phía các học viên, học giả tham dự Seminar. Vẫn vui vẻ và hài hước, ông lần lượt giải quyết các vấn đề như cách thức ứng dụng lý thuyết này vào đời sống để giải quyết các nan đề như “trọng nam khinh nữ”.
Kết thúc buổi nói chuyện của GS Tô Duy Hợp, PGS.TS Lê Ngọc Hùng kết luận rằng, ở Việt Nam rất đáng tự hào vì có một nhà lập thuyết vào cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Tuy nhiên, PGS cũng cho rằng, các học giả Việt Nam và các thế hệ hậu bối sau này còn “lười” quá. Bởi vì hầu như số người biết về lý thuyết Khinh Trọng của GS Tô Duy Hợp còn đếm trên đầu ngón tay. Ông cho rằng, nếu lý thuyết Việt Nam mà người Việt Nam không chịu đọc thì làm sao người nước ngoài đọc lý thuyết của Việt Nam. PGS đề nghị với GS Tô Duy Hợp cần tiếng Anh hóa lý thuyết này để phổ biến đến đông đảo giới khoa học trên thế giới.
Buổi thuyết trình kết thúc nhưng mọi người đều có cảm nhận dường như lý thuyết Khinh Trọng mà GS Tô Duy Hợp đã đang xây dựng sẽ mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của Xã hội học Việt Nam.
Kính mời quý vị và các bạn tải bài nói chuyện của GS Tô Duy Hợp tại đây
http://www.mediafire.com/?nttznzj3nmz

BÀI VIẾT 1:

Thiếu sót của nền khoa học Việt Nam chính là khả năng sản sinh ra các lý thuyết. Cho đến nay, hầu như trong tất cả các ngành khoa học, chúng ta chỉ là những người tiếp nhận từ bên ngoài các lý thuyết và sử dụng chúng. Hiếm có nhà khoa học nào ở Việt Nam có thể sáng tạo ra lý thuyết cho riêng mình. Tình trạng “khó sinh” đó làm cho ở Việt Nam “thiếu đói” nghiêm trọng về lý thuyết. Nhiều nhà giảng viên, học giả nghiên cứu khoa học mà như thiếu đôi mắt dẫn đường. Họ rất hay bị rối trong một mớ bòng bong và tăm tối từ các vấn đề xã hội.

Đối với một ngành khoa học mới ở nước ta như xã hội học thì tình trạng thiếu thốn này càng rõ nét và chịu ảnh hưởng sâu đậm. Việc truyền đạt xã hội học cho các thế hệ hậu bối, các sinh viên, học viên cũng thiếu hụt cơ sở lý thuyết. Các sinh viên, học viên học về xã hội học mà ít ai có được tài liệu để học lý thuyết chứ chưa nói đến việc tiếp cận với lý thuyết xã hội học lý thuyết. Mặt khác, tình trạng các giảng viên xã hội học không nắm vững lý thuyết hay trình bày “qua loa” các lý thuyết xã hội học cũng làm cho sinh viên, học viên chỉ biết lý thuyết một cách hời hợt theo đúng kiểu “cưỡi ngựa xem hoa”.

Như vậy, chưa nói gì đến việc sáng tạo lý thuyết xã hội học, ngay cả việc tiếp cận với tài liệu giới thiệu các lý thuyết đương đại của thế giới cũng vẫn là một sự khó khăn và là lực cản to lớn của các nhà xã hội học nhiều năm cũng như là các thế hệ hậu bối sau này. Ảnh hưởng sâu đậm của tình trạng không có lý thuyết chính là việc các nghiên cứu thiếu chiều sâu, không có cơ sở vững chắc về khoa học. Hơn nữa, dẫu có các lý thuyết được “vay mượn” từ nước ngoài thì các lý thuyết này thường không có được “cơ sở lịch sử và cơ sở dân tộc học” của Việt Nam. Do đó, chúng khó có thể lý giải tường tận và hợp lý các vấn đề xã hội đang đặt ra ở Việt Nam.

Việc lập thuyết chính là một vấn đề TO LỚN, CẦN THIẾT, ƯU TIÊN đối với xã hội học nói riêng và các khoa học ở Việt Nam nói chung. Trao đổi với vấn đề này chúng tôi nói với một nhà xã hội học nổi tiếng với nhiều sách xã hội học rằng vì các nhà khoa học Việt Nam vẫn còn phải lo “cơm, áo, gạo, tiền”. Khi chưa được đáp ứng những nhu cầu cơ bản đó, thì khó mà có thể có nghiên cứu tốt, chứ chưa nói đến việc sáng tạo lý thuyết. Nhưng ông cho rằng, hiện nay, nhiều nhà khoa học đã thoát khỏi cảnh này rồi, họ đã giàu lên từ khả năng chuyên môn của mình, nhưng việc lập thuyết thì họ vẫn không làm. Ý này của ông làm tôi lo buồn, có phải bản chất của người Việt Nam vẫn là quen sử dụng chứ chưa quen sáng tạo.

Chính trong lo âu đó, bầu trời xã hội học Việt Nam đã xuất hiện một vì sao sáng....

BÀI VIẾT 2:

Ở Việt Nam đã có lý thuyết xã hội học của riêng mình chưa? Nếu quý vị và các bạn đặt câu hỏi như vậy thì xahoihoc.info xin trân trọng trả lời: Có rồi. Đó là lý thuyết gì? Đó là lý thuyết Khinh Trọng. Nhà sáng lập lý thuyết này là ai? Đó chính là GS.TS Tô Duy Hợp. Ông là ai?
GS.TS Tô Duy Hợp sinh ngày 8 tháng 3 năm 1942 tại Nghĩa Hành, Quảng Ngãi. Năm 22 tuổi, tốt nghiệp Cử nhân Triết học chuyên ngành Logic học, Trường Đại học Tổng Hợp Matsxcơva, Liên Xô cũ. Từ 1964-1966 học khoa Vật lý, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, chuyên ngành vật lý học hạt nhân. Năm 1971, tốt nghiệp cử nhân vật lý học, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 1967-1974, giảng dạy môn vật lý đại cương, Khoa cơ bản, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội. Năm 1977-1978, thực tập sinh chuyên ngành logic học, Viện Triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Năm 1974-1989, nghiên cứu viên, chuyên đề logic học và phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Năm 1983 là trưởng phòng Logic học, Viện Triết học. Năm 1985, bảo vệ luận bán tiến sĩ Triết học, Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô. Năm 1991, nhận học hàm Phó giáo sư. Từ năm 1989, công tác tại Viện Xã hội học, là Trưởng phòng Xã hội học nông thôn, Viện Xã hội học. Hiện nay ông là Giáo sư xã hội học và đã nghỉ hưu.

GS Tô Duy Hợp có vầng trán cao và rộng, đôi mắt toát lên vẻ thông minh và lanh lợi, da mặt hồng hào và khỏe mạnh so với cái tuổi gần thấp thập cổ lai hy của ông. GS là một người trẻ trung, dí dỏm và luôn biết pha trò. Ai đã từng được nghe GS nói chuyện hoặc giảng bài thì có thể thấy thật cuốn hút. Bởi những câu nói, cách thức dẫn dắt hay ý nghĩa của từng lời luôn ẩn chứa sự thông minh và từng trải. Những câu pha trò của ông không hề nằm ngoài mục đích truyền đạt những điều cần thiết đối với hiểu biết của người nghe.

GS Tô Duy Hợp là nhà khoa học liên ngành. Ông là một trong những chuyên gia hiếm hoi có được những kiến thức chuyên sâu về nhiều ngành khoa học như vật lý học, triết học, logic học, xã hội học. Chính khả năng liên ngành đó, ông có thể tiếp cận vấn đề một cách đa chiều kích, hay như thuật ngữ ông rất thích và hay dùng – “tổng tích hợp”. Ông cho biết, có nhà khoa học định đổi cái phương pháp của ông thành “tích tổng hợp”. Ông phản đối ngay và bảo rằng “cái này không đổi được ông ạ. Vì tổng tức là các cá thể rời rạc, sau đó mới nhân là để gắn kết các cá thể đó lại. Không thể nào gắn kết rồi mới tổng được”. Tư duy triết học và logic học đã cho phép ông nâng tầm vấn đề lên thành cấp độ trừu tượng hóa, tổng quát hóa. Chính khả năng này giúp ông có thể xây dựng được thành công lý thuyết xã hội học đầu tiên ở Việt Nam – Lý thuyết Khinh Trọng.
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
GS TO DUY HOP - NHA LAP THUYET XHH DAU TIEN CUA VIET NAM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phần mềm viết tiếng việt trong Audition
» KY NANG THUYET TRINH - CHUAN BI CHO BAI THUYET TRINH
» KY NANG THUYET TRINH (tt) - GIAI DOAN TRINH BAY BAI THUYET TRINH
» VIEN XHH VIET NAM
» Mẹ sẽ gửi tiền!

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC-
Chuyển đến