Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 MAU LAM MOT DE TAI KHOA HOC

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

MAU LAM MOT DE TAI KHOA HOC Empty
Bài gửiTiêu đề: MAU LAM MOT DE TAI KHOA HOC   MAU LAM MOT DE TAI KHOA HOC I_icon_minitimeSat Jul 17, 2010 5:23 pm

THỐNG NHẤT MỘT SỐ ĐIỂM
TRONG ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CỦA SINH VIÊN/HỌC VIÊN SAU ĐẠI HỌC
KHOA XÃ HỘI HỌC



Vấn đề: Nội dung thống nhất
Cách xác định một đề tài khoa học XHH

- Đề tài phải nghiên cứu đuợc (researchable): tức là phải có giả thuyết có thể kiểm chứng được; hoặc có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu;
- Đề tài nghiên cứu xã hội học là một vấn đề - sự kiện xã hội theo cách hiểu của E. Durkheim, tức là phải xác định đề tài hướng đến những qui luật xã hội có tính chất ổn định tương đối chứ không phải hướng đến những biến cố ngẫu nhiên (ví dụ: một đợt tăng giá, một cuộc bãi công, biểu tình v.v.); Vì vậy, nên tránh xác định đề tài theo dạng một nghiên cứu thị trường hay một cuộc điều tra dư luận.
- Khuyến khích các đề tài nghiên cứu liên ngành về các vấn đề xã hội;
- Xác định tên đề tài: Đặt tên đề tài thẳng vào vấn đề nghiên cứu (tránh các từ như ‘thực trạng’, ‘nguyên nhân’...);
- Khuyến khích đặt tên đề tài với tiêu đề kép (ví dụ: Internet và sinh viên: một phân tích xã hội học về văn hoá phụ); phải sử dụng các thuật ngữ khoa học đặc biệt là các các thuật ngư xã hội học và của các khoa học liên quan khác trong tên đề tài.

Vấn đề khung lý thuyết, câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
- Khung lý thuyết (còn gọi là Khung khái niệm) là một tập hợp những khái niệm liên quan với nhau, được trình bày và lập luận trên cơ sở các lý thuyết được sử dụng trong nghiên cứu và gắn chặt với các khái niệm của nghiên cứu.
- Khung lý thuyết có thể được trình bày dưới dạng sơ đồ HOẶC được mô tả bằng lời. Nhưng dù trình bày dưới hình thức nào thì các khái niệm và mối quan hệ của các khái niệm đó cần được mô tả đầy đủ trên cơ sở (các) lý thuyết liên quan và phải làm rõ được luận điểm nghiên cứu của tác giả
- KHÔNG dùng từ điển tiếng Việt để định nghĩa khái niệm khoa học của đề tài mà phải dùng từ điển xã hội học hoặc từ điển/sách hoặc tài liệu của ngành/chuyên ngành liên quan. Không cần phải định nghĩa những cụm từ trong đề tài mà không phải là khái niệm nghiên cứu hay biến số của nghiên cứu mà chỉ là các trạng ngữ, bổ ngữ hoặc tính từ trong tên đề tài.
- Các định nghĩa thao tác (thao tác hoá) các biến số của nghiên cứu phải được trình bày trong phần Phương pháp và Dữ liệu chứ không phải trong phần khung lý thuyết.
- Câu hỏi nghiên cứu là thành phần bắt buộc phải có trong mọi nghiên cứu. Ba dạng câu hỏi nghiên cứu thường được sử dụng là “what-why-how”. Không đặt câu hỏi nghiên cứu với các vấn đề khi chỉ có 1 câu trả lời duy nhất đúng hoặc có thể chắc chắn câu trả lời trước khi nghiên cứu. Một nghiên cứu chỉ nên có 1-2 câu hỏi nghiên cứu chính và 5-7 câu hỏi nghiên cứu cụ thể. Không đặt câu hỏi nghiên cứu mang tính nhân quả trong nghiên cứu định tính.
- Trong nghiên cứu định lượng, giả thuyết là một trong những điểm khởi đầu của nghiên cứu. Ngược lại, trong nghiên cứu định tính, giả thuyết (một lý thuyết giả định) lại là kết quả cuối cùng của nghiên cứu. Vì vậy, không phải nêu giả thuyết để kiểm chứng trong nghiên cứu định tính. Trong nghiên cứu phối hợp định lượng và định tính, tuỳ theo thiết kế nghiên cứu là song hành hay kế tiếp nhau để có thể trình bày câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cho phù hợp. Nếu là thiết kế dạng song hành, thì chỉ cần nêu câu hỏi nghiên cứu cho cả phần định lượng và phần định tính là đủ, tuy nhiên nếu thiết kế dạng kế tiếp nhau mà định lượng làm trước rồi mới đến định tính thì có thể nêu giả thuyết cho phần định lượng và sau đó nêu câu hỏi nghiên cứu cho phần định tính. Nếu thiết kế theo trật tự định tính - định lượng thì chỉ cần nêu câu hỏi nghiên cứu cho 2 phần là đủ.
- Giả thuyết bao giờ cũng được xây dựng với các biến số rõ ràng và có tính chất có thể kiểm chứng được (verifiable/testable). Nên đặt giả thuyết dạng “có quan hệ, có tác động, khác nhau” v.v. hơn là các giả định theo dạng “không có quan hệ, không có tác động, bằng nhau” v.v.

Thông tin định lượng:
- Thông tin phải đảm bảo (1) Tính đại diện: báo cáo phải mô tả rõ quy trình chọn mẫu để thuyết trình về tính đại diện của thông tin; (2) Độ tin cậy (reliability): báo cáo phải trình bày cụ thể quy trình thiết kế công cụ nghiên cứu (vd: bảng hỏi) và cách thức thu thập thông tin; (3) Độ chính xác: báo cáo phải có cảnh báo về mức độ chính xác/sai số/rủi ro của các kết luận
- Thông tin định lượng phải được trình bày theo trình tự thống kê mô tả - thống kê suy luận.
- Trong phần mô tả, các biến phân loại thì lấy tỷ lệ %, biến khoảng và tỷ lệ thì phải lấy giá trị trung bình và độ lệch tiêu chuẩn để mô tả chứ không lấy tỷ lệ %, kể cả sau khi chia khoảng số liệu. Cần nêu dung lượng mẫu nói chung và theo các phân nhóm thống kê. Các tỷ lệ phần trăm phải được mô tả theo biến độc lập (biến giải thích).
- Không lầm lẫn giữa phân tích bảng ngẫu nhiên (hay còn gọi là bảng chéo - crosstab) với phân tích tương quan (correlation). Phân tích bảng chéo dung cho thanh định danh, còn phân tích tương quan chủ yếu thì dùng cho các thang khoảng, thang tỷ lệ hoặc thang thứ bậc. Trong một số trường hợp, phân tích tương quan giữa biến định danh có 2 giá trị (biến giới tính chẳng hạn) và 1 biến định lượng (thu nhập chẳng hạn) có thể được thực hiện mà vẫn có hiệu quả.
- Bảng bảng ngẫu nhiên phải được đặt tên thể hiện mối liên hệ giữa hai biến số chứ không được đặt tên đó là bảng tương quan. Cách an toàn nhất là kiểu đặt tên: “Bảng … Mối liên hệ giữa biến số A và biến số B”.
- Trong bảng ngẫu nhiên khi số tuyệt đối trong phân nhóm thống kê quá nhỏ (từ 5 đơn vị trở xuống) thì không nên trình bày số liệu % của ô đó mà trình bày số liệu tuyệt đối nếu cần thiết phải trình bày. Tuy nhiên, nếu bảng có nhiều ô có tần xuất quan sát nhỏ hơn 5 thì nên gộp các cột/hàng lại để bảng có ý nghĩa hơn. Bên cạnh đó, phải chú ý về các yều cầu về số ô có tần xuất kỳ vọng dưới 5 để sử dụng bảng chéo có hiệu quả.
- Việc sử dụng kiểm định về tính độc lập χ2 vẫn có những giá trị nhất định. Nhưng, kiểm định χ2 hoặc Crammer’ V chỉ cho biết mối quan hệ (associasion) giữa hai biến số mà không cho biết tương quan hay quan hệ nhân quả giữa chúng. Nếu trong nghiên cứu dùng các thang như định danh thì χ2 hoặc Crammer’ V vẫn có thể sử dụng, nhưng nếu trong nghiên cứu có sử dụng các thang thứ bậc, khoảng cách và thang tỷ lệ thì nên áp dụng những thủ tục thống kê bậc cao hơn. Để sử dụng χ2 hoặc Crammer’ V có hiệu quả thì bảng ngẫu nhiên có số hàng và số cột lớn hơn 2 nên được chuyển thành dang bảng 2x2.
- Tuyệt đối không nhầm lẫn giữa quan hệ tương quan với quan hệ nhân quả. Hai biến số có thể liên hệ (kiểm định χ2 có ý nghĩa thống kê) hoặc có tương quan mạnh (hệ số tương quan r có ý nghĩa thống kê) nhưng hai biến số đó chưa chắc đã có quan hệ nhân quả. Chúng ta chỉ có thể khẳng định được quan hệ nhân quả khi (i) giữa chúng có sự liên hệ, tương quan; (ii) biến nguyên nhân phải có trước biến kết quả về mặt thời gian; (iii) loại trừ được các giải thích khác cho mối quan hệ giữa hai biến này. Tức là, mối quan hệ giữa hai biến đó không phải là quan hệ giả, không phải là quan hệ có điều kiện, không chịu sự tác động của biến can thiệp, và không phải là sai số chọn mẫu. Vì vậy, hết sức thận trọng khi đưa ra các kết luận theo dạng “yếu tố A là nguyên nhân gây ra yếu tố B” nếu chưa đảm bảo được đầy đủ các điều kiện nêu trên.
- Việc khái quát hoá và suy rộng kết quả không phải là mục tiêu cũng như không thể thực hiện được với những nghiên cứu mang tính chất thăm dò (explorative) hay nghiên cứu định tính. Vì vậy, cho dù trong các nghiên cứu này có thể có các số liệu điều tra, nhưng nếu chúng không được thu thập từ cách chọn mẫu ngẫu nhiên thì cũng không thể suy rộng kết quả được. Khi mẫu chọn là ngẫu nhiên và đủ lớn, nếu muốn suy rộng các kết luận ra ngoài phạm vi mẫu nghiên cứu phải được thực hiện dựa trên các kiểm định giả thuyết. Thí dụ, đó là việc kết luận mang tính chất so sánh các giá trị trung bình, kết luận các mô hình tác động, chiết xuất nhân tố phải được thực hiện cùng với các kỹ thuật thống kê tương ứng như kiểm định t, kiểm định F, hồi qui bội, phân tích nhân tố. Việc suy rộng kết quả phải dựa trên khung mẫu (sampling frame) của nghiên cứu, khung mâu ở cấp độ nào thì có thể suy rộng ở cấp độ đó.
Thông tin định tính - Phải tuyệt đối đề cao khía cạnh đạo đức nghề nghiệp trong khi làm việc với dữ liệu cả định tính và định lượng. Tuy nhiên cần hết sức chú ý vấn đề đạo đực nghề nghiện khi làm việc với dữ liệu định tính bới vì nó mang tính trường hợp (case specific) chứ không mang tính khái quát như định lượng, do vậy, các đối tượng tham gia có thể bị nhận diên và bị ảnh hưởng.
- Thông tin phải (i) Phục vụ cho mục đích của đề tài; (ii) Đảm bảo tính chính xác và trung thực khi trích dẫn thông tin; (iii) đảm bảo tính khuyết danh (KHÔNG nêu tên thật người trả lời phỏng vấn). Thông thường các đặc trưng nhân khẩu xã hội của người trả lời cần thiết cho trích dẫn phỏng vấn sâu là giới tính, tuối, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo v.v. Việc lựa chọn thông tin nhân khẩu xã hội nào thì tuỳ theo nội dung của nghiên cứu. Tối đa chọn 3 đặc điểm. Đối với trích dẫn thảo luận nhóm, các yếu tố cần là loại nhóm (nam-nữ, già-trẻ v.v.) và địa điểm thực hiện. Ví dụ: thảo luận nhóm nam, có gia đình, tại xã A.
- Không được trích dẫn ý kiến thảo luận nhóm như là ý kiến phỏng vấn cá nhân. Thí dụ, không được viết “trong thảo luận nhóm nam, anh B (hoặc 1 nam giới) đã cho biết…” vì bản chất của câu trả lời trong thảo luận nhóm khi có mặt người khác khác xa với câu trả lời khi họ ở một mình.
- Không nên trích dẫn phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm kiểu viết của báo chí, thí dụ “khi được hỏi thì chị A cho rằng…”. Các trích dẫn phỏng vấn sâu/thảo luận nhóm phải được trình bày tách biệt khỏi ý kiến phân tích của tác giả. Có thể sử dụng các hộp để trình bày các trích dẫn.
- Những trích dẫn của phỏng vấn sâu phải được kiểm chéo và thực hiện tam giác đạc thông tin trước khi trích, tức là chúng phải được xác thực hoá (validate) qua nhiều nguồn, nhiều cấp độ, nhiều thời điểm, nhiều bối cảnh; Vì vậy, không trích những ý kiến chỉ mang tính chất giật gân nếu đó không phải là bản chất của hiện tượng được nghiên cứu.

Các mục cần có trong một công trình XHH (việc phân chia thành các Phần hoặc để thành các chương/mục xuyên suốt nghiên cứu là tuỳ GVHD): tổng số trang qui định của trường cho khoá luận là 50 (+15%); qui định của khoa cho tiểu luận thực tập là không quá 30 (+15%) trang; báo cáo khoa học sinh viên không nên vượt quá 30 (+15%) trang.
- Tóm tắt (từ 300 đến 400 chữ)
- Danh mục Bảng, Hình, Hộp.
- Danh mục những chữ viết tắt

I. Mở đầu
- Lý do chọn đề tài.
- Tổng quan vấn đề nghiên cứu: Nêu chủ đề nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu - đối tượng nghiên cứu
- Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, khung lý thuyết: Trình bày các vấn đề này một cách gắn kết với các lý thuyết đã có, lập luận để đưa ra câu hỏi nghiên cứu và/hoặc giả thuyết
- Phương pháp luận (nêu cách thức mà nghiên cứu sẽ được tiến hành và thiết kế nghiên cứu chứ không phải trình bày theo khái niệm phương pháp luận từ trước đến nay vẫn trình bày); phương pháp thu thập thông tin; các vấn đề đạo đức và các cảnh báo về dữ liệu; Các thông tin về khách thể được trình bày trong phần này nhưng không nhất thiết thành một mục riêng; định nghĩa thao tác các khái niệm được nghiên cứu (hoặc sẽ được đo đạc)

II. Nội dung
- Bối cảnh của địa bàn nghiên cứu (nếu là nghiên cứu thực nghiệm có gắn với địa bàn nghiên cứu)
- Kết quả nghiên cứu (có thể có 1, 2 hoặc nhiều chương tuỳ theo nội dung).
- Thảo luận (có thể tách riêng thành một chương, hoặc lồng ghép với phần kết quả nghiên cứu)

III. Kết luận
- Kết luận phải bám sát câu hỏi nghiên cứu hoặc giả thuyết nghiên cứu, không phân tích lại số liệu. Không bắt buộc phải có khuyến nghị.
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (bảng hỏi, đề cương phỏng vấn sâu, bảng kiểm của quan sát)
[justify]
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
MAU LAM MOT DE TAI KHOA HOC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KHAI NIEM KHOA HOC VA NGHIEN CUU KHOA HOC
» QUY CHẾ VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
» PHƯƠNG PHÁP TỰ HỌC - CẦU NỐI GIỮA HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
» GIAI THICH MOT SO KHAI NIEM NGHIEN CUU KHOA HOC
» BỘ CÂU HỎI RUNG CHUÔNG VÀNG - P5 (st - KHOA SINH - ĐHKH HUẾ)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XHH-
Chuyển đến