Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 ĐẠI CƯƠNG MOI TRUONG, TIẾN TRÌNH VHVN (T.LONG + T.VŨ)

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

ĐẠI CƯƠNG MOI TRUONG, TIẾN TRÌNH VHVN (T.LONG + T.VŨ) Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐẠI CƯƠNG MOI TRUONG, TIẾN TRÌNH VHVN (T.LONG + T.VŨ)   ĐẠI CƯƠNG MOI TRUONG, TIẾN TRÌNH VHVN (T.LONG + T.VŨ) I_icon_minitimeSun Dec 20, 2009 7:58 pm

ĐẠI CƯƠNG VỀ TIẾN TRÌNH VĂN HOÁ VIỆT NAM


ĐỀ TÀI: TRÌNH BÀY VỀ MÔI TRƯỜNG, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA VĂN HÓA VIỆT NAM.

MÔI TRƯỜNG: TỰ NHIÊN + XÃ HỘI

Môi trường tự nhiên:
Đa dạng và chính nhờ sự đa dạng của môi trường sinh thái, điều kiện tự nhiên là yếu tố góp phần tạo nên sự đa dạng văn hóa

- Đặc điểm tự nhiên: Việt Nam là một quốc gia trong khu vực đông nam á, nằm trong vùng hạ lưu của các con sông lớn như Sông Hông, Mêkoong, Chaophaya, Dương Tử….do vậy Việt Nam là một vùng đất màu mỡ nhiều phù sa. Đặc trưng tiêu biểu của vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, khái quát là dài Bắc – Nam, hẹp Tây – Đông, đi từ tây sang đông là Núi – Đồi – Thung Lũng – Châu Thổ - Ven Biển – Biển – Hải Đảo, đồng thời do kiểu khí hậu nóng ẩm mua nhiều, có gió mùa (nhiệt - ẩm – gió mùa)
Điều kiện thuân lợi để phát triển nghề nông trồng lúa nước từ rất sớm vói văn hóa Hòa Bình, văn hóa Bắc Sơn

- Vị trí địa lý: VN nằm giũa ĐNÁ là ngã tư của các cư dân và các nền văn minh, là đầu cầu mở vào hướng ấn Độ và Trung Quốc
Điều kiện thuân lợi để giao lưu văn hóa giữa các nền van minh trong khu vực. đồng thời cũng là noi để các tộc người di chuyển, định canh.

- Hệ sinh thái: được đặc trưng bởi hệ sinh thái phồn tạp, chỉ số đa dạng giũa các loài và các cá thể là rất cao, thực vật phát triển hơn động vật
Điều kiện thuân lợi cho thời kỳ kinh tế hái lượm hơn là săn bắt và sử dụng đạm thủy sản là chính. (trong các di chỉ khảo cổ tìm thấy xương động vật nhỏ và vừa, còn toàn là hạt cây, vỏ sò, ốc, xương cá..)


Môi trường tự nhiên quyết định môi trường xã hội, các môi trường tự nhiên khác nhau thì cũng có các môi trường xã hội khác nhau. Do đây là thời kỳ con người chưa phát triển đến trình độ tư duy đủ để nhận thức thực tại tự nhiên và chinh phục tự nhiên mà chủ yếu còn dụa vào tự nhiên để phục vụ nhu cầu của mình. Do vậy vào thời gian đầu, con người xây dựng lên môi trường xã hội tuy là một quá trình nội tại, vận động tự thân nhưng vẫn phải đảm bào sao cho phù hợp với môi trường tự nhiên hiện thời. Đây là một hành động thể hiện sự gán bó với thiên nhiên, hòa hợp với thiên nhiên của văn hóa phương Nam. Từ đây nảy sinh các hình thức văn hóa tương ứng với đời sống tự nhiên xã hội của các dân tộc. Sự đa dạng trong văn hóa của Việt Nam chủ yếu là do nguyên nhân này.

Môi trường xã hội:
- Cộng đồng người Việt được tổ chức theo các đơn vị cơ bản là làng. Làng là một tổ chức khá khép kín. Làng thường có đình làng là nơi thờ cúng các vị thành hoàng và hội họp dân làng, nơi tổ chức các lễ hội quan trọng... Làng thường có những luật tục. Làng biểu hiện tất cả những nét tốt đẹp cũng như không hay của văn hóa Việt Nam thời phong kiến.
- Đơn vị xã hội nhỏ hơn làng là các gia đình. Khác với người phương Tây, gia đình ở Việt Nam được hiểu là một gia đình lớn, gồm có nhiều thế hệ có quan hệ máu mủ ruột thịt cùng chung sống. Gia đình được tổ chức theo thứ bậc chặt chẽ
- Về tâm linh: trước sự bất lực trong lý giải các hiện tượng tự nhiên, con người đã đến với tín ngưỡng tôn giáo một các thường tình. Ngoài ra do ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước, người việt cổ đã có tục thờ Cây, thò Thần Nông, thờ Thành Hoàng…


II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:
1.SỰ HÌNH THÀNH:

- Với đăc điểm tự nhiên như trên, người việt cổ trong quá trình định canh đã sáng tạo nên nền văn hóa của riêng mình, phân biệt được với các dân tộc khác. Do đặc điểm của nền vân minh lúa nước trọng tĩnh, các cư dân việt cổ không du canh du cư mà sớm đã hình thành nên cuộc sống định canh, định cư liên tục từ đời này sang đời khác.
- Ngay sau khi xuất hiện tại gần các con sông, người Việt cổ đã nhận thấy được sự khác nghiệt của tự nhiên, các bộ lạc nhỏ đã liên kết, sáp nhập thành liên minh các bộ lạc lớn, cùng quá trình phát triển công cụ lao động (đồ đá – đồ đồng – đồ sắt) thúc đẩy kinh tế, văn hóa được phát triển góp phần làm tiền đề cho sự ra đời của nhà nước.
- Để duy trì và phát triển cuộc sống của mình, cư dân Việt cổ phải sang tạo ra nhiều giá trị tinh thần cũng nhu vật chất đáp ứng cho nhu cầu của mình. Và nền văn hóa Việt Nam như một dòng chảy không ngừng được phù sa bồi đắp lien tục từ thời này sang thời khác. Nhưng cần nhấn mạnh rằng, trước khi có nhà nước Văn Lang, Việt Nam đã tồn tại một nền văn minh cổ. văn hóa Việt Nam không chờ đên sự có mặt của nhà nước mới hình thành mà đã tiềm tàng trong cuộc sống người dân Việt.

TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN:
I.LỚP VĂN HÓA BẢN ĐỊA:

VH thời tiến sử
VH thời sơ sử

1.Văn hóa thời tiến sử:
Đây là thời kỳ hình thành nền tảng/cơ tầng văn hoá Việt Nam, được tính từ khi người nguyên thủy biết dùng đá để chế tác công cụ cách ngày nay vài chục vạn năm cho đến thời đại Hùng Vương dựng nước - thời đại làm nên hai thành tựu lớn lao có ý nghĩa lịch sử. Đó là sự hình thành của nền văn minh sông Hồng và sự ra đời của hình thái nhà nước sơ khai: nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của An Dương Vương.

* Đặc điểm:
- Đã dần dần hình thành một cơ tầng văn hoá chung cho tất cả cư dân ở vùng Đông Nam Á. Đó là nền văn hoá lấy nghề nông làm phương thức hoạt động
- Cư dân đã dần dần vươn tới trình độ tổ chức liên minh bộ lạc, sống thành vùng cư dân đông đúc, gồm nhiều làng xã lớn. Liên minh bộ lạc là một bước quá độ để vươn lên trình độ tổ chức quốc gia
- Như một hình ảnh của Đông Nam Á thu nhỏ, Việt Nam với các yếu tố văn hóa núi, đồng bằng, biển đã có một số nền văn hóa tiêu biểu sau:

Văn hoá Núi Đọ: Văn hoá thuộc thời kỳ đá cũ, bắt đầu hàng chục vạn năm kéo dài cho đến một vạn năm cách ngày nay (tên gọi của nền văn hoá này là từ điểm khảo cổ học ở núi Đọ, Thanh Hoá)
Văn hoá Sơn V (Phú Thọ) - văn hoá thuộc hậu kỳ đá cũ, tồn tại từ 20 đến 15 nghìn năm trước công nguyên.

Văn hoá Hoà Bình (Hoà Bình) - văn hoá thuộc thời kỳ đá giữa, kéo dài khoảng từ 12.000 đến 7.000 năm cách ngày nay. Đã có một nền nông nghiệp sơ khai xuất hiện trong lòng văn hoá Hoà Bình

Văn hoá Bắc Sơn (Lạng Sơn) - văn hoá thuộc thời kỳ đá mới, kéo dài khoảng từ 11.000 năm đến 7.000 năm cách ngày nay. Cùng với nền văn hoá Hoà Bình, văn hoá Bắc Sơn đã làm nên khúc dạo đầu của cuộc cách mạng đá mới


Riêng trong thời kỳ đồ đá mới, các cư dân đã có những tri thức phong phú về tự nhiên và dựa vào những tri thức đó để thích nghi một cách hài hoà với tự nhiên.
Tín ngưỡng nguyên thuỷ: niềm tin vào thế giới bên kia; sự tôn thờ các sức mạnh tự nhiên. Những hiện tượng tự nhiên như mưa, gió, đặc biệt là mặt trời đã trở thành những thần linh quan trọng đối với con người.
Về tổ chức xã hội, vào giai đoạn hậu kỳ đá mới, khi con người đã chọn nghề nông và sống định cư, thì có thể tin rằng nhiều bộ lạc đã sống thành hàng xóm.

2.Thời kỳ sơ sử (giai đoạn VH Văn Lang – Âu Lạc):

1.Văn hoá Đông Sơn (miền Bắc) gắn với sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các vua Hùng và tiếp đó là nước Âu Lạc của vua An Dương Vương.
+ Kỹ thuật chế tác đồ đồng đã vươn lên trình độ khá cao so với trình độ thế giới lúc đương thời
+ Đây là một nền văn hoá thống nhất mà chủ nhân của nền văn hoá đó là một cộng đồng cư dân gồm nhiều thành phần tộc người gần gũi nhau về nhân chủng và văn hoá
+ Văn hoá Đông Sơn là một điển hình của nền văn hoá nông nghiệp lúa nước.

2. Văn hoá Sa Huỳnh (miền Trung) được coi là tiền nhân tố của người Chăm và vương quốc Chăm Pa. Văn hoá Sa Huỳnh là sản phẩm của cư dân nông nghiệp trồng lúa, nhưng biết khai thác nguồn lợi của rừng và biển, và phát triển các nghề thủ công.

3. Văn hoá Đồng Nai (miền Nam), một cội nguồn hình thành nền văn hoá Óc Eo ở Nam Bộ vào những thế kỷ đầu công nguyên sau này. Văn hoá Óc Eo gắn với vương quốc Phù Nam, một nhà nước tồn tại từ thế kỷ II đến thế kỷ VII ở châu thổ sông Cửu Long. Văn hoá Đồng Nai cũng là sản phẩm của cư dân có hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và thủ công.


Tóm lại:
tiến trình văn hoá thời tiền sử và sơ sử thuộc giai đoạn hình thành nền tảng của văn hoá Việt Nam, với các đặc điểm cơ bản sau đây:
- Tiến trình văn hoá Việt Nam thời tiền sử và sơ sử là tiến trình hình thành nên những nền tảng của văn hoá Việt Nam, hình thành cốt lõi của người Việt cổ, là phác thảo khởi nguyên về một nền văn hoá quốc gia dân tộc đa tộc người về sau.
- Những nền tảng văn hoá đó có là những nền tảng văn hoá bản địa / nội sinh, nằm trong cơ tầng văn hoá chung của khu vực văn hoá Đông Nam Á thời bấy giờ, nó khác với hai nền văn hoá - văn minh Trung Quốc và Ấn Độ ở châu Á.
- Đỉnh cao của giai đoạn hình thành những nền tảng văn hoá nội sinh Việt Nam là văn hoá Đông Sơn, văn hoá Sa Huỳnh và văn hoá Đồng Nai, cũng là ba đỉnh cao của văn hoá Đông Nam Á, Đồng thời, ba trung tâm văn hoá ấy đều sẽ phát triển thành ba nền văn minh lớn ở Đông Nam Á, ứng với ba quốc gia cổ đại là Văn Lang - Âu Lạc, Chăm Pa và Phù Nam.

Tiểu kết:
Như thế, trước khi chịu sự thống trị của các triều đại phong kiến Trung Quốc, đất nước ta đã từng tồn tại một nền văn minh cổ như vậy, nên ý thức quốc gia dân tộc của người Việt đã sớm hình thành và làm nên một sức mạnh đủ để dân tộc Việt Nam vừa không bị Hán hoá lại vừa có khả năng thâu hoá những nhân tố của mô hình văn hoá Trung Quốc trong quá trình xây dựng nhà nước Đại Việt tự chủ sau này.


II. LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI TRUNG HOA VÀ KHU VỰC:
1.Giai đoạn văn hóa thời kỳ chống Bắc thuộc:
Trong khoảng mười thế kỷ đầu công nguyên, trên lãnh thổ Việt Nam hiện nay đã từng tồn tại ba nền văn hoá: văn hoá của cộng đồng cư dân châu thổ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, văn hoá Chăm Pa ở ven biển miền Trung, và văn hoá Óc Eo ở vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Ba nền văn hoá này có những nét chung do có chung cơ tầng văn hoá Đông Nam Á, nhưng cũng lại có những nét riêng do từng vùng có những đặc điểm và số phận lịch sử khác nhau.

- Lịch sử các cộng đồng dân tộc Việt Nam trong suốt thời kỳ Bắc thuộc là lịch sử của một cuộc đấu tranh đề kháng dai dẳng, bền bỉ để bảo tồn giống nòi, bảo vệ nền văn hoá dân tộc và giải phóng đât nước. Cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc thành công nên mới tồn tại nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
- Trong hơn mười thế kỷ Bắc thuộc, các triều vua Trung Quốc từ Hán đến Đường, thông qua chính quyền đô hộ nước ta khi ấy, đã kế tiếp nhau thi hành chính sách cai trị tàn bạo, chính sách đồng hoá / Hán hoá đối với người Việt và văn hoá Việt trên mọi phương diện, nhằm vĩnh viễn thôn tính nước ta vào đế quốc phong kiến phương Bắc. Đặc trưng cơ bản trong bối cảnh văn hoá lịch sử giai đoạn này là:
- Tiếp xúc cưỡng bức văn hoá Việt - Hán.
- Tiếp xúc văn hoá Việt Ấn.
- Giữ gìn, bảo tồn và phát triển bản sắc dân tộc, bản sắc văn hoá.

- Dấu ấn văn hoá thời kỳ Bắc thuộc áp đặt vào Việt Nam mà ngày nay vẫn còn ảnh hưởng rõ nét là các học thuyết, các tôn giáo của phương Đông, là sự du nhập đạo Nho, đạo Giáo...Giai cấp thống trị coi Nho giáo là công cụ để cai trị xã hội theo theo một trật tự nghiêm ngặt cho các mối quan hệ trong xã hội

* TIỂU KẾT:

Như vậy, nhìn tổng thể có thể kết luận rằng, đã diễn ra hai khuynh hướng đối lập của tiến trình văn hoá Việt Nam thời Bắc thuộc:

- Khuynh hướng Hán hoá là mưu đồ có ý thức của bọn đô hộ và tay sai.
- Khuynh hướng Việt hoá nhằm gìn giữ và phát huy những tinh hoa văn hoá cổ truyền từ đã có từ thời Văn Lang - Âu Lạc, mặt khác còn tiếp thu, hội nhập những yếu tố văn hoá bên ngoài để làm phong phú văn hoá Việt; sắp xếp, cấu trúc lại nền tảng văn hoá Việt. Khuynh hướng này là chủ đạo.

Đối lập lại chủ nghĩa 'bình thiên hạ' của kẻ thù, nhân dân ta đã phát huy mạnh mẽ chủ nghĩa yêu nước, ý chí độc lập tự chủ, tinh thần tự lập tự cường. Đối lập với bộ máu nhà nước đế chế và tổ chức chính quyền đô hộ theo cơ cấu quận huyện, nhân dân ta lo củng cố và giữ gìn cộng đồng xóm làng. Từ làng, người Việt vươn ra giành lại nước. Đối lập với sức mạnh của một đế chế lớn mạnh, nhân dân ta tạo lập nên một sức mạnh đoàn kết toàn dân. Khởi nghĩa chống Bắc thuộc là khởi nghĩa nhân dân, có tính quần chúng rộng rãi, mau chóng phát triển thành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc, và cuối cùng với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử do Ngô Quyền lãnh đạo, cuộc đấu tranh bền bỉ của nhân dân ta đã giành được thắng lợi vẻ vang.

A. Đặc điểm văn hoá thời Lý - Trần:

- Phật giáo tồn tại và phát triển với tư cách là một đạo và là tác nhân của khối đoàn kết dân tộc. Đạo Phật thời này đã nhập thế và Việt hoá, phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng. Phật giáo thời này cũng đã tác động đến tư tưởng, tâm lý , phong tục và nếp sống của nhân dân. Nó ảnh hưởng to lớn đến văn học nghệ thuật, trong đó có lĩnh vực kiến trúc, điêu khắc. Đặc biệt trong điêu khắc, hình ảnh con rồng thời này khác hẳn các giai đoạn về sau.
- Nền văn hoá bác học bắt đầu hình thành, gắn với sự hình thành của đội ngũ trí thức Phật giáo và Nho giáo. Các trí thức thời Lý chủ yếu là nhà sư, đến đời Trần chủ yếu là nhà nho



B. Đặc điểm văn hoá thời Hậu Lê:


- Thành tựu văn hoá lớn nhất của thời Hậu Lê là sự ra đời của bộ luật Hồng Đức / Lê triều hình luật. Bộ luật này là thể hiện bước phát triển quan trọng của việc xây dựng nhà nước pháp quyền thời phong kiến.
- Nghệ thuật: kiến trúc và điêu khắc, một phần thể hiện ở hình tượng con rồng. Sự tác động của hệ thống tư tưởng Nho giáo của triều đình đã chuyển hoá hình tượng con rồng từ chỗ là biểu tượng cho nguồn nước của cư dân nông nghiệp thành biểu tượng cho quyền uy của phong kiến.

C. Đặc điểm văn hoá thời cuối thế kỷ XVIII đến năm 1858:


- Nét đặc trưng của lịch sử thời kỳ này sự phân liệt về chính trị một cách gay gắt, sự xung đột Lê Mạc, Lê - Trịnh ở Đàng Ngoài với các chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Sự thống nhất đất nước buổi đầu do công lao của Nguyễn Huệ, sau đó là nhà Nguyễn của vua Gia Long, đã tạo cho văn hoá giai đoạn này một diện mạo khá đa dạng

- Sự mục ruỗng của triều đình phong kiến chứng tỏ sự sụp đổ của hệ tư tưởng Nho giáo Mặc dù vậy, Nho giáo vẫn không có được vị thế như thế kỷ XV. Bắt đầu từ thế kỷ XVI, một tôn giáo mới du nhập vào nước ta, trở thành một bộ phận trong đời sống tư tưởng Việt Nam. Đó là Kitô giáo

- Ki tô giáo vào Việt Nam đã dẫn đến sự ra đời của chữ quốc ngữ. Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ sẽ đưa sự phát triển văn hoá lên một bước mới.

- Một đặc điểm lịch sử trong thời kỳ này là sự mở rộng cương vực về phía nam, dẫn đến sự hình thành Đàng Trong để phân biệt với Đàng Ngoài. Đàng Trong là vùng đất mới của người Việt

- Sự phát triển của văn hoá nghệ thuật, trong đó có văn học chữ Nôm phát triển mạnh. Kiến trúc đình làng thế kỷ XVI - XVII phát triển mạnh, làm cho vị trí Thành hoàng được xác định chắc chắn tại các làng quê. (Vd..)


III. LỚP VĂN HÓA GIAO LƯU VỚI PHƯƠNG TÂY:
1. VHVN thời kỳ thực dân Pháp xâm lược:

Đặc trưng văn hoá của thời kỳ này là sự tiếp xúc, giao lưu văn hoá tây phương (Pháp), và đối tượng trực tiếp tiếp xúc là các tầng lớp sĩ phu. Còn ở các làng quê thì ảnh hưởng của sự giao lưu rất ít. Tầng lớp sĩ phu - những người nhạy cảm với văn hoá đương thời, đã phân hoá thành ba thái độ ứng xử khác nhau:
- Chống lại sự giao tiếp, chống lại văn hoá phương Tây.
- Chấp nhận sự giao tiếp, đầu hàng thực dân về mặt chính trị, cố học lấy chữ Pháp, văn hoá Pháp để ra làm quan cho chính quyền thuộc địa.
- Chủ động tích cực giao lưu với văn hoá Pháp để tìm đường giải phóng dân tộc.

* Kết quả của việc giao lưu văn hoá thời kỳ này thể hiện ở các lĩnh vực: - Văn hoá vật chất:
Sự phát triển đô thị, công nghiệp và giao thông; sự phát triển của kiến trúc đô thị theo kiểu Tây phương; trang phục; những tiện nghi sinh phù hợp với lối sống đô thị có nguồn gốc phương Tây...
- Văn hoá tinh thần:
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của báo chí, của văn học chữ quốc ngữ gắn với sự xuất hiện những thể loại văn học mới có nguồn gốc phương tây (tiểu thuyết, thơ mới), những quan điểm nghệ thuật mới (chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tả chân, phương pháp miêu tả và phân tích tâm lý...). Bối cảnh lịch sử, văn hoá thời này đã thúc đẩy sự phát triển của bộ phận văn học yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược.

2. VHVN từ sau 1945 đến nay:

Đặc điểm văn hoá thời kỳ này:
- Người lao động trở thành người làm chủ / chủ thể văn hoá có hệ tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin. Văn hoá truyền thống, văn hoá chuyên nghiệp, giao lưu văn hoá theo sự định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam, - Hệ tư tưởng xã hội / hệ văn hoá - hệ tư tưởng Mác - Lênin.
- Văn hoá truyền thống, văn hoá chuyên nghiệp đều phát triển, có sự giao lưu mạnh mẽ với văn hoá nhân loại.
Về Đầu Trang Go down
 
ĐẠI CƯƠNG MOI TRUONG, TIẾN TRÌNH VHVN (T.LONG + T.VŨ)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» 7 KÌ QUAN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
» ĐỀ CƯƠNG ON THI XHH
» ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN LICH SỬ VĂN MINH (THAM KHAO)
» LOP 12 LÀ... (XUÂN TRƯỜNG - HBT - HUẾ)
» ĐỀ CƯƠNG MÔN CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM (THAM KHAO)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến