Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 Các vấn đè của xhh

Go down 
Tác giảThông điệp
duckhanh
Member



Tổng số bài gửi : 4
Reputation : 0
Join date : 27/12/2009
Age : 33

Các vấn đè của xhh Empty
Bài gửiTiêu đề: Các vấn đè của xhh   Các vấn đè của xhh I_icon_minitimeWed Mar 03, 2010 8:10 am

oPHẦN I: XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
Chương I: Đối tượng chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của xã hội học
Bài giảng 1
XÃ HỘI HỌC LÀ MỘT KHOA HỌC
*Chuẩn bị: - Soạn giảng 45 phút
- Phương pháp giảng: Thuyết trình, gợi mở hồi đáp
- Phương tiện hỗ trợ : Giáo trình điện tử, tài liệu phô tô
I./ Nội dung cơ bản sinh viên cần nắm:
Dẫn nhập: - Trong vòng 2 thập kỉ trở lại đây, tri thức xã hội học thâm nhập ngày càng nhiều vào các lĩnh vực hoạt động của đời sống như sản xuất, kinh doanh, quản lý lãnh đạo, giáo dục đào tạo, văn học nghệ thuật, thể dục thể thao, quốc phòng an ninh, khoa học công nghệ...Nhu cầu hiểu biết và phương pháp của xã hội học đang tăng lên rõ rệt.
 Trong hệ thống các ngành khoa học Xã hội và nhân văn, khoa học quản lí, khoa học giáo dục, khoa học hình sự, quân sự...việc nghiên cứu khoa học thường được tổ chức theo phương thức phối hợp liên ngành và luôn có sự hiện diện của xã hội học.
Vậy......
Nội dung:
1.Xã hội học là gì ?
1.1 Xã hội học là một khoa học:
- Cũng như tất cả các ngành khoa học khác, xã hội học là một khoa học và nó có đầy đủ các tiêu chí để khẳng định vị trí của mình trong nền khoa học thế giới.
- Xã hội học được xây dựng trên cở sở các tiền đề khoa học về đối tượng nghiên cứu và phương pháp nhiên cứu, được nghiệm chứng trong hoạt động thực tiễn.
* Hai tiền đề cơ bản của mọi khoa học:
- Giới tự nhiên có tính quy luật:
XHH phát hiện quy luật tự nhiên để giải thích các hiện tượng xã hội. " Bởi con người và tổ chức xã hội đều là những bộ phận của giới tự nhiên phát triển ở trình độ cao, nên xã hội học không bao giờ quên "cái xã hội" trong quá trình nghiên cứu của mình."- P.T.Dong-L.N.Hùng,xhh đc
- Mọi hiện tượng tự nhiên đều có nguyên nhân tự nhiên: Các nhàXHH đang nỗ lực trong việc phát hiện ra quy luật tự nhiên và tìm ra nguyên nhân của tự nhiên để giải thích, dự báo, và kiểm soát hiện tượng người và xã hội
* Năm tiêu chí xác định Xã hội học là một khoa học độc lập:
1. Có đối tượng nghiên cứu cụ thể: Nó trả lời cho câu hỏi " nghiên cứu ai?cái gì?". Có thể nói một cách khái quát đối tượng nc cụ thể của xhh chính là mối quan hệ giữa con người và xã hội. ( trình bày cụ thể ở phần đối tượng)

2. Có một hệ thống lý thuyết riêng: Trả lời cho câu hỏi "Dựa trên cơ sở nào để nghiên cứu xã hội". Hệ thống lí thuyết bao gồm : Các khái niệm, phạm trù, quy luật, các học thuyết... ( Ví dụ: kn cơ cấu xã hội, hệ thống xã hội, xã hội hoá...)
3. Có hệ thống phương pháp riêng: Trả lời cho câu hỏi " Nghiên cứu như thế nào? Bằng cách nào?". Mỗi khoa học đều có một hệ thống phương pháp đặc trưng và kế thừa các khoa học khác. (vd: phân tích,quan sát, điền dã, ankét....)
4. Tính thực tiễn hay mục đích ứng dụng rõ ràng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của cuộc sống và xã hội. Trả lời cho câu hỏi "Nghiên cứu để làm gì ? "
5. XHH có một lịch sử hình thành và một đội ngũ các nhà khoa học ngày càng đông đảo và có những cống hiến để ngành phát triển không ngừng.
6.
1.2 Khái niệm, định nghĩa về xã hội học:
* Khái niệm: + Về mặt thuật ngữ : "Xã hội học" (Sociology) có nguồn gốc từ chữ La tinh: Socius hay societas và chữ Hilạp: Ology hay Logos. Theo đó xã hội học được hiểu là : học thuyết về xã hội, nghiên cứu về xã hội.
+Về mặt lich sử: Auguste Comte- người Pháp, là người có công khai sinh ra ngành XHH (1839).
* Định nghĩa :
Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về xã hội học. Một số định nghĩa tthường gặp trong học tập và nghiên cứu:
 Xã hội học là khoa học nghiên cứu về con người và xã hội. (Arce Alberto, Hà lan)
 Xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quan hệ xã hội thông qua các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. (PTS. Nguyễn Minh Hoà)
 Xã hội học là khoa học nghiên cứu có hệ thống về đời sống của các nhóm người. ( Bruce J. Cohen và cộng sự)
Mặc dù có hàng trăm định nghĩa khác nhau về xã hội học nhưng đều được quy vào ba hướng tiếp cận chính sau:
 Hướng tiếp cận "vi mô": Thiên về hướng nghiên cứu hành vi, hay hành động xã hôị của con người.
 Hướng tiếp cận 'vĩ mô": hướng nghiên cứu về hệ thống, cấu trúc xã hội.....
 Hướng tiếp cân tổng hợp: Hướng nghiên cứu cả xã hội loài người và hành vi xã hội của con người.


Một định nghĩa của các nhà xã hội học Mác-xít được đa số các nhà XHH Việt Nam sử dụng và phổ biến rộng rãi là của tác giả G.V. Osipov (Xã hội học và thời đại,t3, số 26/1992,tr Cool:
"Xã hội học là một khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hộichung và đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lich sử, là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật trong đó hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội,các giai cấp và các dân tộc"
2. Đối tượng nghiên cứu của XHH
Có nhiều cách nhìn khác nhâu về đối tượng nghiên cứu của XHH
• Theo Durkhiem đối tượng nghiên cứu của xã hội học là: "Sự kiện xã hội"
• Theo M.Weber, xã hội học là khoa học nghiên cứu về "hành động xã hội"
• Đối với A. Comte xã hội học là khoa học nghiên cứu về các quy luật tổ chức xã hội .vv...
Tuy nhiên xét toàn bộ lịch sử phát triển của xã hội học thế giới, có ba khuynh hướng chính trog cách tiếp cận xã hội học như sau :
• Khuynh hướng tiếp cận vi mô: Các nhà xã hội học cho rằng hành vi hay hành động xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học
• Khuynh hướng tiếp cận vĩ mô: Thiên về hệ thống xã hội, cấu trúc xã hội
• Khuynh hướng tiếp cận tổng hợp : Xã hội loài người và hành vi xã hội của con người là đối tượng nghiên cứu của xã hội học.
Đại diện cho khuynh hướng tiếp cận thứ ba là Osipov ( Bungari) Theo ông: " Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển - vận hành của các hệ thống xã hội được xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc."
3. Mối quan hệ của xã hội học với các khoa học khác
Xã hội học có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều ngành khoa học như triết học, toán học, kinh tế học.vv...
3.1. Xã hội học và Triết học
Triết học là khoa học nghiên cứu các quy luật chung nhất về sự vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vậy mối quan hệ giữa triết học và xã hội học là mối quan hệ giữa thế giới quan và khoa học cụ thể. Triết học là thế giới quan, phương pháp luận của việc nghiên cứu, phân tích các sự kiện xã hội trong xã hội học. Ngược lại, các nghiên cứu xã hội học đã cung cấp thông tin, dữ kiện, các bằng chứng và phát hiện các vấn đề mới giúp cho quá trình khái quát hoá lí luận ngày càng phong phú và chính xác hơn.
Cần phải tránh hai khuynh hướng làm cản trở đến sự hình thành và phát triển của xã hôịi học:
1. Đồng nhất xã hội học với triết học hoặc coi xã hội học là một bộ phận của triết học
2. Tách rời xã hội học ra khỏi triết học, hay xã hội học biệt lập với triết học
3.2. Xã hội học và kinh tế học
Kinh tế học là khoa học nghiên cứu về quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ xã hội. Ngược lại xã hội học nghiên cứu bối cảnh văn hoá, cách thức tổ chức xã hội, quan hệ xã hội của các hiện tượng và quá trình kinh tế.
XHH và KTH có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. KTH cũng nghiên cứu về các vấn đề việc làm, thất nghiệp, lạm phát, marketing..nhưng xã hội học chủ yếư nghiên cứu các mối quan hệ giữa con người trong kinh tế( trong sản xuất, phân phối, lưu thông), nghiên cứu những mình tương tác trong quan hệ kinh tế
Một số khái niệm và lí thuyết trong kinh tế học được vận dụng trong nghiên cứu XHH như khái niệm thị trường, giá trị, lợi ích, quản lí kinh tế...Lí thuyết trao đổi xã hội...Ngược lại một số khái niệm, phương pháp và thành tựu nghiên cứu XHH được các nhà KTH hết sức quan tâm. Sự giao thoa giữa KTH và XHH đã cho ra đời ngành Kinh tế học xã hội.
3.3 Xã hội học và nhân chủng học
Đối tượng của hai nghành khoa học này có nhiều điểm tương đối giống nhau. Cái khác là nhân chủng học thường nghiên cứu về nguồn gốc, đặc trưng văn hoá của xã hội loài người; nghiên cứu các xã hội, các dân tộc kếm phát triển. Còn xã hội học thường hướng nghiên cứu vào các xã hội hiện đại, các xã hội phát triển, và các xã hội công nghiệp.
4.Cơ cấu, chức năng và nhiệm vụ của Xã hội học
4.1Cơ cấu của xã hội học:
Là một ngành khoa học độc lập, XHH cũng có cơ cấu của nó. Nói đến cơ cấu của xã hội học cần phải hiểu XHH gồm những bộ phận nào và mối liên hệ giữa các bộ phận đó ra sao trong quá trình nhận thức xã hội
Có nhiều cách trình bày khác nhau về cơ cấu. Chúng ta xem xét hai cơ sở khác nhau về cơ cấu XHH:
Thứ nhất: Dựa trên cấp độ riêng-chung, bộ phận-chỉnh thể của tri thức và phạm vi nghiên cứu của XHH, người ta chia thành xã hội học đại cương và xã hội học chuyên biệt.
o Xã hội học đại cương nghiên cứu những quy luật và những đặc điểm chung nhất của các hiện tượng và các quá trình xã hội. Nó nghiên cứu những mối quan hệ, những cơ cấu xã hội chung nhất của hệ thống xã hội. XHH đại cương là hệ thống khái niệm, phạm trù, lí thuyết cơ bản và là cơ sở lí thuyết cho các ngành xã hội học chuyên biệt.
o Xã hội học chuyên biệt được phát triển trên đối tượng chung của xã hội học đại cương. Nó nghiên cứu những mối quan hệ của XHH cụ thể, những khía cạnh và các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Nó chỉ ra những quy luật cho sự vận động và phát triển của các đối tượng đó trong điều kiện thời gian và không gian xác định. Trên cơ sở này, có thể đối tượng là những cơ cấu xã hội theo khu vực, lãnh thổ của hệ thống xã hội hay những ngành nghề khác nhau như những hệ thống con tạo nên cơ cấu của hệ thống xã hội.
Mối quan hệ giữa XHH đại cương và XHH chuyên biệt là mối quan hệ của việc nghiên cứu cái chung, cái tổng thể với cái riêng, cái bộ phận.Rõ ràng việc nghiên cứu các hiện tượng, các quá trình xã hội cụ thể có kết quả chỉ trong trường hợp nếu nó liên hệ hữu cơ với việc nghiên cứu các quy luật của xã hội nói chung.
Thứ hai: Cách phân chia này liên quan đến quan niệm của Ferdinand Tonies (1855 - 1939) về cơ cấu xã hội. Căn cứ vào mức độ trừu tượng, khái quát của tri thức XHH để chia thành 3 cấp độ khác nhau: XHH trừu tượng - lý thuyết; XHH cụ thể - Thực nghiệm; XHH triển khai - ứng dụng
o Xã hội học trừu tượng - lí thuyết: Là một bộ phận của XHH nghiên cứu một cách khách quan, khoa học về hiện tượng, quá trình xã hội nhằm phát hiện tri thức mới và xây dựng lí thuyết, khái niệm, phạm trù XHH.
o Xã hội học cụ thể - thực nghiệm: Là một bộ phận của XHH nghiên cứu hiện tượng, quá trình xã hội bằng cách vận dụng lí thuyết, khái niệm XHH và các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm.
o XHH triển khai - ứng dụng: Là một bộ phận của xã hội học vận dụng các nguyên lý, ý tưởng vào việc phân tích giả thuyết các tình huống, sự kiện thực của đời sống xã hội. Nó nghiên cứu cơ chế hoạt động, điều kiện, hình thức biểu hiện của các quy luật XHH nhằm chỉ ra giải pháp đưa tri thức XHH vào cuộc sống.
Ngoài ra người ta có thể chia XHH làm hai bộ phận : XHH vi mô và XHH vĩ mô.
4.2 Chức năng của xã hội học
Xã hội học có 3 chức năng cơ bản: Chức năng nhận thức, chức năng thực triễn và chức năng tư tưởng.
4.2.1 Chức năng nhận thức
o Thực tế xhh là một hệ thống tri thức về lĩnh vực đối tượng mà nó nghiên cứu. XHH có vai trò lớn trong việc làm cho tri thức nhân loại phát triển đa dạng, phong phú. Đặc biệt trong việc phát trỉển tư duy, khả năng sáng tạo, đầu óc phân tích, khái quát trong các hoạt động tư duy của con người.
o XHH trang bị cho chúng ta tri thức về những quy luật khách quan của sự vận động, phát triển của các hiện tượng, các quá trình xã hội... XHH góp phần hệ thống hoá những hiểu biết của con người về xã hội, góp phần sáng tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh về xã hội, cũng như các bộ phận, các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.
o XHH với cơ sở lí luận của mình giúp cho chúng ta nhận thức sâu hơn về sự phát triển tương lai của xã hội.
o Thông qua các nghiên cứu thực nghiệm, XHH tạo cơ sở khách quan cho việc nhận biết đúng bản chất, khuynh hướng tính quy luật của các quá trình và các hiện tượng xã hội đang hàng ngày xảy ra chung quanh chúng ta.
Tất cả cái đó giúp con người nhận thức đúng về điều kiện tồn tại của bản thân và áp dụng nhận thức đó vào quá trình hoạt động nhận thức theo tinh thần cải tạo xã hội
4.2.2 Chức năng thực tiễn:
- Ở mức độ nào đó, có thể xem chức năng này như một chức năng cơ bản và phổ biến của XHH. XHH cung cấp một khối lượng thông tin khổng lồ cho các hoạt động thực tiễn của con người.
- Sự phong phú, đa dạng của tri thức XHH ở cả lí thuyết và thực nghiệm làm cho nó trở thành công cụ quan trọng trong quản lý xã hội.
- Các tri thức XHH về sự phát triển của xã hội, về xu hướng phát triển của các hiện tượng và các quá trình xã hội là cơ sở quan trọng cho việc đề ra các quyết định quản lý. Các tài liệu thực nghiệm của các công trình nghiên cứu XHH không những chỉ là những thông tin quan trọng trong việc xây dựng, đưa ra các quyết định quản lý, mà còn là phương tiện hữu ích để kiểm nghiệm các hoạt động thực tiễn, hoạt động quản lý của con người.
- XHH còn giúp các nhà quản lý hiểu biết đúng các hiện tượng, những quá trình mới nảy sinh trong đời sống xã hội, từ đó đề ra những quyết sách phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển.
- Nó còn có vai trò đặc biệt trong việc dự báo xã hội nhờ vào hệ thống các phạm trù, khái niệm, những quy luật của mình mà ít nhiều phản ánh thực tế xã hội, phản ánh sự tác động lẫn nhau giữa các hiện tượng xã hội. Ngoài ra XHH còn góp phần vào việc nghiên cứu, cải thiện chính bản thân công việc quản lí, cơ quan quản lý cũng như các phương pháp quản lí.
4.2.3 Chức năng tư tưởng
• Thực tế các giai cấp khác nhau quan tâm đến XHH cũng khác nhau. Điều đó cho thấy XHH có tính giai cấp và tính đảng. XHH Mác-Lênin phục vụ cho giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động.
• Xã hội học trang bị cho nhân loại những tư tưởng về tính toàn diện, tính tất yếu trong sự phát triển của xã hội, từ đó tạo cho họ niềm tin vào tương lai của loài người và càng vững tin hơn vào hành động của mình.
• Xã hội học còn có vai trò lớn trong việc tổ chức và quản lý các quá trình tư tưởng qua việc thường xuyên đièu tra thực trạng tư tưởng của quần chúng, giáo dục tư tưởng cũng như các khía cạnh hoạt động tư tưởng của đông đảo nhân dân lao động
• XHH còn tạo cho con người thói quen suy nghĩ theo quan đỉêm khoa học đối với các điều kiện của đời sống xã hội. Nâng tư duy thông thường trở thành tư duy khoa học trênn cơ sở nhận thức sâu sắc xu thế phát triển của hiện trượng và các quá trình xã hội. Từ đây nó tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, mệnh lệnh, giáo điều, duy tâm trong suy nghĩ và hành động cảu con người.




Bài 2.
Lịch sử hình thành và phát triển của XHH
Xã hội học với tư cách là một bộ phận của khoa học thực nghiệm đã ra đời ở các nước Tây Âu thế kỉ XIX. Để giải thích được vấn đề này cần phải trở lại với những điều kiện kinh tế xã hội ở Tây Âu thế kỉ XIX và chỉ ra những tiền đề quan trọng cho sự ra đời và phát triển của XHH thế giới
1. Biến động trong lĩnh vực kinh tế
Vào thế kỉ XIX ở các nước Tây Âu đã trải qua những biến động hết sức to lớn, trước hết là những biến động về kinh tế
• Thế kỷ XVIII cuộc cách mạng công nghiệp đã diễn ra ở Anh, Pháp, Đức... Thực chất của cuộc cách mạng này là sụ thay thế lao động thủ công bằng lao động máy móc. Từ đó nó đã đem lại những thay đổi to lớn trong lòng xã hội Châu Âu.
o Cuộc CMCN làm tăng năng xuất, chất lượng sản phẩm.
o Kích thích xu hướng tự do hoá thương mại, tự do hoá lao động, tự do hoá sản xuất là cho thị trường trong nước và các nước khu vực Tây âu được mở rộng.
o Hình thành những trung tâm công nghiệp mới và các khu đô thị mới. Nhiều nhà máy , xí nghiệp, tập đoàn kinh tế ra đời thu hút lao động từ các vùng cận thị và nông thôn.
o Hình thái kinh tế phong kiến sụp đổ và giành chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của CNTB.
 Sự biến đổi mạnh mẽ về kinh tế đã hình thành nên xã hội công nghiệp, đó là một bước tiến lớn trong lịch sử Châu Âu, nhưng nó cũng làm nảy sinh những vấn đề kinh tế - xã hội phức tạp như: Khủng hoảng, lạm phát, thất nghiệp....
 Hệ thống tổ chức quản lí kinh tế theo kiểu truyền thống bị phá vỡ, đòi hỏi sự thay thế bằng một phương thức quản lí mới phù hợp với tổ chức xã hội công nghiệp. Điều này cần có sự hỗ trợ rất nhiều từ các ngành khoa học trong đó có xã hội học.
2. Những biến động về chính trị - xã hội
o Cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789 là cuộc cách mạng triệt để nhất trong lịch sủ. Thắng lợi của nó là sự ra đời của nhà nước Tư sản Pháp, các giai cấp mới, các quan hệ xã hội mới được hình thành, thay thế cho chế độ chuyên chế độc tài của nhà nước phong kiến. Khẩu hiệu " tự do - bình đẳng - bác ái " đã tạo điều kiện cho sự phát triển của cá nhân và các ngành khoa học.
o Bên cạnh đólà những biến đổi to lớn trong đời sống xã hội Châu Âu dưới tác động của cách mạng công nghiệp và các cuộc cách mạng xã hội như: Sự thay đổi thể chế chính trị, sự lụi tàn của thiên chúa giáo và đề cao đạo Tin lành, sự di dân, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường, nạn thất nghiệp, vấn đề nhà ở, sự hình thành lối sống đô thị với những đặc trưng nhanh nhẹn, nhạy bén, nhưng lạnh lùng,vô danh, cô đơn...
o Những sự kiện nói trên đã làm cho xã hội Châu âu mà đặc biệt là các nước Tây Âu thực sự trải qua những biến động dữ dội. Nhiều nhà khoa học và chính trị tìm cách ổn định xã hội, và họ đã tìm đến với khoa học ở những công cụ sắc bén để ổn định xã hội. Đây cũng là những tiền đề quan trọng thúc đẩy sự ra đời của XHH
3. sự phát triển về tư tưởng, lý luận và khoa học:
o Bước vào thời kì khai sáng, những tư tưởng khoa học, tiến bộ phát triển mạnh mẽ, nhất là tư tưởng của các nhà CNXH không tưởng như: Xanh-xi-Mông, Vôn-Te, Rút-Xô...
o Đặc biệt những thành tựu của khoa học tự nhiên và khao học xã hội trong các thế kỉ 17-19 đã đem lại cho con người cách nhìn mới về tự nhiên, xã hội
 Khoa học tự nhiên đã đạt được nhiều thành tựu về lý thuyết và phương pháp: Niu Tơn tìm ra thuyết vạn vạt hấp dẫn; Lô Mô Lô Xốp với định luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng; thuyết tế bào của Puốc Kin Giơ...Từ những thành tụu này con người nhận thức rằng: Giới tự nhiên vận động và phát triển theo quy luật khác quan chứ không do một lực lượng siêu nhiên nào quy định sự hình thành và phát triển của chúng. Và có thể dùng phương pháp khoa học tự nhiên để nghiên cứu về xã hội ....
 Trong sự phát triển của khoa học xã hội, triết học giữ một vai trò quan trọng. Sự phát triển của triết học thực chứng, và sau này là triết học Mác - Lê nin đã cùn cấp cho con người một cách nhìn khoa học hơn về các sự kiện và hiên tượng xã hội.
Có thể nói vào thế kỷ XIX, các nước Tây Âu đã thực sự bước vào xã hội tư bản với sự phát triển mạnh mẽ của nền đại công nghiệp. Sự phát triển của nền kinh tế và những biến đổi về chính trị - xã hội, về tư tưởng, lý luận, và khoa học đã tạo ra những tiền đề cần thiết và đầy đủ cho sự ra đời của Xã hội học. Những điều kiện này có thể khẳng định rằng XHH với tư cách là một bộ phận của khoa hoc thực nghiệm nó chỉ ra đời ở các nước Tây Âu thế kỷ XIX.

Bài 3.
NHŨNG ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NHÀ XÃ HỘI HỌC ĐẦU TIÊN
TRONG LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA NỀN XÃ HỘI HỌC THẾ GIỚI.

1.AUGUSTE COMTE
1. Đóng góp về lí thuyết
• A.Comte là nhà triết học thực chứng, nhà XHH người Pháp. Các tác phẩm có liên quan đến XHH : Hệ thống thực chứng luận; Giáo trình triết học thực chứng; Chính trị thực chứng....
• Theo Comte, XHH là khoa học nghiên cứu về các quy luật của tổ chức xã hội và có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhận thức và giải thích sự biến đổi xã hội, góp phần thiết lập lại trật tự xã hội.
• Lý thuyết XHH của ông thể hiện cách nhìn về xã hội và khoa học của ông. Ông cho rằng xã hội luôn luôn ở hai trạng thái : tĩnh và động hay thường gọi là Tĩnh học xã hội và Động học xã hội.
 Tĩnh học xã hội nghiên cứu: Xã hội ở trạng thái tĩnh với các tiêu chí như: Cơ cấu xã hội, trật tự xã hội, mối quan hệ cá nhân, gia đình và xã hội. Đặc biệt ông quan niệm về cơ cấu xã hội lớn được tạo nên từ các tiểu cơ cấu. Cơ cấu xã hội phát triển theo con đường tiến hoá từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. Cách nhìn này thể hiện rõ quan điểm tiến hoá luận trong nhìn nhận xã hội của A.Comte
 Động học xã hội : Ông đi tìm xem cái gì là động lực phát triển của xã hội. Ông cho rằng sự phát triển về tư duy chính là động lực phát triển của xã hội. Ông chia lịch sử thành 3 giai đoạn:
+ Thần học: là giai đoạn thống trị của tôn giáo
+ Siêu hình: Là thời kì thống trị của tư duy lí luận
+ Thực chứng: Thời kì khoa học sẽ thay thế các thầy tu và các nhà quân sự để quản lí xã hội.
Người ta gọi sự phân chia lich sử này là sự phân chia theo quy luật 3 giai đoạn.
3. Đóng góp về phương pháp
• Comte cho rằng XHH có thể phát hiện chứng minh để làm sáng tỏ các quy luật tổ chức và biến đổi xã hội bằng phương pháp luận của chủ nghĩa thực chứng. Ông coi XHH giống như khoa học tự nhiên ( vật lý học, sinh học) vì vậy ông đã sáng lập ngành học mang tên "vật lý học xã hội"- tiền thân của tên gọi XHH sau này.
• Ông đã sử dụng phương pháp quan sát trong nghiên cứu xã hội học. Theo ông quan sát phải gắn với lý thuyết, phải có mục đích và tuân theo quy luật của hiên tượng
• Phương pháp thực nghiệm cũng được ông chú ý, ông cho rằng thực nghiệm là một phương pháp khó tiến hành, nhất là đối với cả hêj thống xã hội. Tuy nhiên trong từng trường hợp cụ thể nhà XHH có thể can thiệp, tác động vào hiện tượng nghiên cứu , tạo ra các hiện tượng nhân tạo để xem xét tình huống của chúng.
• Ngoài ra ông còn sử dụng các phương pháp như: So sánh, phân tích lich sử. So sánh được ông cho là rất quan trọng vì khi so sánh xã hội hiện tại và xã hội quá khứ cũng như các loại xã hội khác, người ta có thể tìm thấy sự giống nhau và khác nhau giữa chúng.


2.KARL MAX
1. Đóng góp về lý thuyết.
• K. Marx là một luật sư, một nhà triết học, nhà kinh tế học. Ông chưa bao giờ nhận mình là nhà XHH mặc dù vậy những đóng góp của ông trong ngành được các nhà XHH phương Tây đánh giá rất cao. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận mà Marx đưa ra có ý nghĩa to lớn trong viễc xây dựng tri thức xã hội học. Những đóng góp về lý thuyết của ông thể hiện qua các tác phẩm sau đây: Tư bản, góp phần phê phán khoa học kinh tế chính trị, tuyên ngôn đảng cộng sản, gia đình thần thánh...
• Ông là người đã chỉ ra quy luật phát triển của lịch sử xã hội loài người thông qua công việc xây dựng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội. Bằng các khái niệm : hình thái kinh tế - xã hội, phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất, Marx đã chỉ ra rằng xã hội luôn luôn vận động và phát triển theo các quy luật khách quan và đã trải qua các hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Và " sự thay thế các hình thái xã hội này là một quá trình lịch sử - tự nhiên". Lý thuyết của ông đã bác bỏ cách nhìn duy tâm về sự vận động và phát triển xã hội của các tôn giáo.
• K. Marx đã cung cấp cho XHH một phương pháp luận trong nghiên cứu các sự kiện xã hội thông qua quan niệm duy vật và biện chứng của ông. Ông cho rằng khi phân tích các hoạt động cá nhân, các nhóm xã hội cần phải xuất phát từ điều kiện thực tế của họ để giải thích về con người.
• Khi nghiên cứu về xã hội cần coi xã hội là một hệ thống có nhiều bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Cơ cấu giai cấp là một hình thức quan trọng của cơ cấu xã hội. XHH cần phân tích cơ cấu xã hội để chỉ ra ai là người bị thiệt,ai là người có lơị từ cách tổ chức xã hội và cơ cấu xã hội hiện có.
• Ông quan niệm rằng bản chất con người- xã hội và con người bắt nguồn từ trong quá trình sản xuất thực của xã hội, trong hoạt động làm ra của cải vật chất. Vì vậy cần phân tích con người đã sản xuất ra các phương tiện như thế nào? Những điều kiện nào cản trở năng lực sáng tạo của con người ( Chế độ sở hữu tư nhân, sự phân tầng xã hội, bất bình đẳng xã hội.)
• Marx là một trong những người có đóng góp lớn trong việc hình thành lý thuyết xung đột và nguồn gốc của các xung đột xã hội trong XHH thông qua học thuyết giai cấp và đấu tranh giai cấp. Ông đưa ra một quan niệm mới về xã hội đó là cách nhìn biện chứng về giai cấp và đấu tranh giai cấp: Xuất phát từ quan niệm cho rằng mọi sự bình đẳng, mọi sự phân chia giai cấp, người giầu người nghèo, người có quyển, kẻ không có quyền xét đến cùng là do nguyên nhân kinh tế, sự chiếm hứu tư nhân về tư liệu sản xuất.
2. Đóng góp về phương pháp
• Ông đã sử dụng phương pháp quan sát, phương pháp toán học trong nghiên cứu XHH
• Đặc biệt Marx là người đã sử dụng các phương pháp phỏng vấn nhóm, dùng bảng tự khai để viết các tác phẩm của mình như bộ"Tư bản".


3.HERBERT SPENCER (1820 - 1903)
1. Đóng góp về lý thuyết
• H.Spencer là nhà sinh học, nhà XHH người Anh. Những đóng góp của ông thể hiện qua các tác phẩm sau: Nghiên cứu XHH, Các nguyên lí của xã hội học, Xã hội học mô tả, Tĩnh học xã hội...
• Theo Spencer : Xã hội học là khoa học về các quy luật và các nguyên lí tổ chức của xã hội. Xã hội được hiểu như là các " Cơ thể siêu hữu cơ". Xã hội là một cơ thể gồm nhiều bộ phận hợp thành, mỗi bộ phận đảm nhận một chức năng nhất định nhằm duy trì sự sống của cơ thể đó. Giữa chúng luôn tồn tại mối liên hệ, gắn kết qua lại với nhau. Với quan điểm nhìn nhận xã hội như vậy, Spencer là nhà XHH theo trường phái cơ cấu - chức năng. Tương tự như cơ thể sống, xã hội có hàng loạt các nhu cầu cho sự phát triển và tồn tại đòi hỏi phải xuất hiện các cỏ quan hoạt động theo nguyên tắc chuyên môn hoá cao. Theo ông xã hội chỉ có thể phát triển lành mạnh khi các cơ quan chức năng của xã hội đó đảm bảo thoả mãn các nhu cầu của xã hội. Đây là tư tưởng chức năng luận đầu tiên trong XHH. Ông so sánh cơ thể sống với cơ thể -siêu hữu cơ (xã hội) để chỉ ra những điểm giống và khác nhau giữa chúng. Cả hai loại đều có khả năng sinh tồn và phát triển, nhưng xã hội gồm các bộ phận có khả năng ý thức và tác động lẫn nhau một cách gián tiếp, thông qua ngôn ngữ, ký hiệu.
• Một trong những nguyên lí cơ bản nhất của xã hội học là nguyên lý tiến hoá. Ông cho rằng các xã hội học trong lịch sử nhân loại đều phát triển tuân theo quy luật tiến hoá từ xã hội có cơ cấu nhỏ, đơn giản,, chuyên môn hoá thấp, không ổn định, dễ phân dã đến xã hội lớn, có cơ cấu phức tạp,, chuyên môn hoá cao, ổn định, liên kết bền vững. Đều này thể hiện nguyên lý tién hoá của xã hội.
• Ông chỉ ra có ba loại tác nhân đối với quá trình tiến hoá xã hội: Tác nhân chủ quan (các đặc diểm về trí tuệ, thể lực và cẩctngj thái cảm xúc), tác nhân bên ngoài (đặc diểm khí hậu, đất đai, sông ngòi), tác nhân tự sinh ( Bắt nguồn từ các điều kiện bên trong và bên ngoài như quy mô dân số, mật độ dân số, mối liên hệ giữa các xã hội với nhau).
• Ngoài ra ông còn có nhiều đóng góp khác như: Nghiên cứu về laọi hình xã hội và thiết chế xã hội, khuynh hướng phát triển xã hội..v.v...
2. Đóng góp về phương pháp
• Ông chú trọng nghiên cứu định lượng, sử dụng nhiều loại số liệu, thu thập ở nhiều thời điểm khác nhau.
• Để nghiên cứu có hiệu quả cần phải tuân thủ các quy tắc, các tiêu chuẩn, các kĩ thuật nghiên cứu.


4. E. DURKHIEM (1858 - 1917)
1. Đóng góp về lý thuyết
o E. Durkhiem là nhà xã hội học người Pháp. Ông có nhiều đóng góp lớn cho XHH thế giới thông qua các tác phẩm: Sự phân công lao động trong xã hội; tự tử; những quy tắc của phương pháp nghiên cứu XHH; những hình thức sơ đẳng của đời sống tôn giáo
o Theo ông, XHH là khoa học nghiên cứu về sự kiện xã hội. Sự kiện xã hội được hiểu theo hai nghĩa: Các sự kiện xã hội vật chất ( như các nhóm, dân cư và các tổ chức xã hội) các sự kiện xã hội phi vật chất ( hệ thống giá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, các sự kiện đạo đức... Durkhiem chủ trương lấy hịên tượng xã hội này để giải thích cho hiện tượng xã hội khác, lấy tổng thể này giải thích cho tổng thể khác.
o Ông coi xã hội tồn tại bên ngoài cá nhân, có trước cá nhân với nghĩa là cá nhân sinh ra phải tuân thủ các chuẩn mực xã hội. Vì vậy XHH cần phải xem xét hệ thống xã hội, cơ cấu xã hội, hiện tượng xã hội với tư cách là sự kiện. Xã hội vận động biến đổi từ đơn giản đến phức tạp.
o Ông nghiên cứu nhiều mối quan hệ giữa con người và xã hội. Mối quan hệ ấy được thể hiện qua các kiểu đoàn kết xã hội. Theo ông có hai loại đoàn kết xã hội:
 Đoàn kết cở giới : Xuất hiện trong xã hội kém phát triển, ở đó sự phân công lao động chưa cao, quan hệ cá nhân còn rời rạc, sự khác nhau giữa các cá nhân chưa rõ ràng.
 Đoàn kết hữu cơ: Xuất hịên trong xã hội phát triển, có sự phân công lao động cao, con người như một mắt xích liên kết chặt chẽ với nhau.
o Khi nghiên cứu về hiện tượng tự tử, ông chia làm ba loại:
 Tự tử vị kỷ: Chỉ nghĩ đến mình
 Tự tử vị tha: Nghĩ đến người khác
 Tự tử vô tổ chức: Trải qua biến động trong đời sống cá nhân hoặc xã hội
o Ông bác bỏ tự tử vì nguyên nhân tâm lý, ông cho rằng ở đâu liên kết xã hội tốt thì ở đó số người tự tử giảm.
o Về phương diện khái niệm ông đưa ra một số khái niệm như: Đoàn kết xã hội ( hội nhập xã hội), đoàn kết cơ giới, đoàn kết hữu cơ.


2. Đóng góp về phương pháp:
• Ông sử dụng các phương pháp : quan sát, giải thích sự kiện xã hội, phương pháp chứng minh ( cách phân tích hồi qui đa biến).




M. WERBER (1864 - 1920)
1. Đóng góp về lý thuyết:
• Đóng góp trên phương diện lý thuyết của M.Werber thể hiện qua các tác phẩm sau: Đạo đức tin lành và chủ nghĩa tư bản; kinh tế và xã hội; Xã hội học về tôn giáo; tôn giáo Trung Quốc....
• Theo Werber, XHH là khoa học về hành động xã hội. Ông viết : " Xã hội học là ... khoa học cố gắng giải nghĩa về hành động xã hội và ... tiến tới giải thích nhân quả về đường lối và hệ quả của hành động xã hội.
• Hành động xã hội theo định nghĩa của ông là hành động được chủ thể gán cho một ý nghĩ chủ quan nhất định, là hành động có tính đến hành vi của người khác, và vì vậy được định hướng tới người khác, trong đường lối và quá trình của nó. Như vậy một hành động có tính chất xã hội khi nó liên quan tới những người khác.
• Ông giải thích sự định hướng của hành động xã hội thông qua việc phân chia hành động xã hội ra làm 4 loại:
 Hành động cảm xúc gắn với yếu tố tâm lý.
 Hành động theo truyền thống.
 Hành động duy lý giá trị.
 Hành động duy lý mục đích.
- Ông nghiên cứu mối quan hệ giữa tôn giáo với kinh tế và thông qua đó để nhìn nhận về vai trò của tôn giáo và văn hoá đối với sự phát triển của xã hội. Ông cho rằng sự phát triển của xã hội không chỉ do động lực về kinh tế mà ngoài ra còn do yếu tố tôn giáo, văn hoá...
- Về quan điểm quyền lực xã hội và bất bình đẳng xã hội, ông cho rằng yếu tố kinh tế không phải là yếu tố quyết định( khác với K. Max) mà các yếu tố như uy tín, dòng dõi, chủng tộc, dân tộc, sắc đẹp cũng là những nguyên nhân làm nên sự bất bình đẳng và quyền lực trong xã hội.
2. Đóng góp về phương pháp:
- Ông đã để lại nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp quan sát, giải thích, giải nghĩa và phương pháp thực nghiệm.


Bài 4
NHỮNG THÀNH TỰU CƠ BẢN CỦA XÃ HỘI HỌC MÁC- LÊ NIN
o Xã hội học Mác - Lê Nin là một bộ phận không thể tách rời của nền XHH thế giới. Nó có những đóng góp hết sức quan trọng cho sự phát triển lí luận XHH nói chung và những nghiên cứu cụ thể nói riêng.
 Karl Marx ( 1818 - 1883) là người đã có những đóng góp quan trọng nhất trong việc hình thành XHH Mác- Lê Nin. Những đóng góp của ông đã được thế giới đánh giá cao. Cùng với A. Comte, M. Werber, E. Durkhiem, K.Marx được coilà những nhà sáng lập ra nền xã hội học thế giới ( Xem thêm phần đóng góp của Marx ). Trước đây ở các nước Âu và Liên Xô cũ, những ý tưởng của ông trong những tác phẩm kinh điển như: "Tư bản", "Tuyên ngôn Đảng cộng sản", Phê phán cương lĩnh Gotha'....được các nhà XHH sử dụng để xây dựng hệ thống lí luận. Đóng góp của Marx về phương pháp luận cũng chính là đóng góp của XHH Mác-Lê nin đối với khoa hoac thế giới. Các nhà XHH phương Tây thực sự chú ý đến nhiều tác phẩm của Marx từ những năm 60 khi XHH trở nên nhạy cảm với những vấn đề chính trị. Bởi vì Marx rất chú ý đến vấn đề quyền lực và sự thống trị kinh tế. Lý luận của Marx về sự tha hóa lao động, về văn hoá, về các hình thái kinh tế- xã hội, về giai cấp... cũng thường xuyên được các học giả phương Tây nghiên cứu với thái độ trân trọng.
 Người kế tục sự nghiệp của Marx là Ăng-Ghen. Với những tác phẩm : "Tình cảnh giai cấp công nhân Anh", "Biện chứng tự nhiên", " Nguồn gốc gia đình của chế độ tư hữu nhà nước".... Ông đã giải thích thêm về lý thuyết hình thái kinh tế xã hội. Ang- Ghen còn nghiên cứu về cơ cấu xã hội thông qua xã hội tư sản và sự khác nhau giữa các nhóm trong xã hội ấy.
 Vào đầu thế kỷ XX, Lê nin đã đứng đầu trong cuộc đấu tranh chống lại những tư tưởng phản động về xã hội. Ông chỉ ra các nguyên tắc lý luận, những tiêu chuẩn trong việc nghiên cứu cơ cấu xã hội, đặc biệt là cơ cấu giai cấp. Ông đã phát triển nhiều quan điểm của Marx và thích ứng hoá chúng với xã hội Nga lúc bấy giờ. Ông cho rằng phải chỉ ra các giai cấp chủ chốt trong xã hội và trong mối quan hệ của nó. Lê nin đưa ra định nghĩa về sự kiện xã hội là hành động của cá nhân, là kết quả khách quan của hành động con người. Vì vậy nghiên cứu XHH về sự kiện xã hội phải phân tích hành động của con người.
- Sau 1917, XHH Mác-Lê nin phân hoá thành hai khuynh hướng: Khuynh hướng xã hội học tồn tại độc lập với triết học và khuynh hướng XHH là một bộ phận của triết học. Mặc dầu vậy nhiều trung tâm nghiên cứu XHH đã ra đời và có những đóng góp đáng kể như: Liên-Xô, Ba-Lan, Bun-ga-ri... Đặc biệt là những đóng góp về phương pháp nghiên cứu cụ thể cúa các nhà XHH Liên xô ở cả nghiên cứu định tính và định lượng.
- Từ 1991 đến nay, XHH Mác - Lê Nin hoà nhập trong trào lưu XHH thế giới.
Về Đầu Trang Go down
 
Các vấn đè của xhh
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến