Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 ĐĂC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

ĐĂC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐĂC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT   ĐĂC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT I_icon_minitimeSun Jan 17, 2010 10:39 pm

ĐẶC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT NAM


* Các đặc trưng cơ bản: 6 đặc trưng
- Thái độ giao tiếp: vừa thích giao tiếp vừa rụt rè.
Người Việt Nam nông nghiệp sống phụ thuộc vào nhau và tấ coi trọng mối quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng. Đó là nguyên nhân dẫn đến người Việt trọng giao tiếp, đây cũng được xem là tiêu chuẩn đầu tiên để đánh giá con người. (Thích giao tiếp thăm viếng nhau không phải do nhu cầu công việc mà là để thắ chặt thêm mối quan hệ, với khách thì rất tôn trọng, hiếu khách, luôn dành những thứ tốt nhất). Nhưng khi đến khu vực ngoài cộng đồng, khi tiếp xúc toàn người lạ, tính ngự trị nổi lên thì người việt lại trở nên rụt rè. Hai tính cách trái ngược nhau tồn tại trong một bản chất nhưng không hề mâu thuẫn nhau, đó cũng là sự thể hiện tính linh hoạt trong giao tiếp của người Việt Nam.

- Quan hệ giao tiếp: lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử.
Nguồn gốc văn hoá nông nghiệp với đặc điểm trọng tình đã dẫn người việt tói chỗ lấy tình cảm, lấy sự yêu ghét làm nguyên tắc ứng xử. Trong cuộc sống người việt có lý có tình nhưng vẫn thiên về tình hơn. Khi cần cân nhắc giữa cái lý cái tình thì tình vẫn được đặt cao hơn lí.

- Đối tượng giao tiếp: ưa tìm hiểu, quan sát, đánh giá.
Người Việt Nam thích tìm hiểu về tuổi tác, gia đình, nghề nghiệp, trình độ học vấn…của đối tượng giao tiếp. Đặc tính này chẳng qua cũng là một sản phẩm nữa của tính cộng đồng làng xã mà ra. Do tính cộng đồng người việt thấy mình tự có trách nhiệm quan tâm tới người khác, nhưng muốn quan tâm hay thể hiện sự quan tâm đúng mực thì phải biết rõ hoàn cảnh. Ngoài ra do các mối quan hệ xã hội, người ta cần tìm hiểu để có cách xưng hô cho thoả đáng. Biết tính cách, biết người để lựa chọn đối tượng giao tiếp cho phù hợp.

- Chủ thể giao tiếp: trọng danh dự
Danh dự được người Việt gắn với năng lực giao tiếp: lời nói ra để lại dấu vết, tạo thành tiếng tăm, được lưu truyền đến tai nhiều người, tạo nên tai tiếng. Chính vì quá coi trọng danh dự mà người Việt mắc bệnh sĩ diện. ở thôn làng, thói sĩ diễn thể hiện càng rõ ràng, trầm trọng, nhất là tục chia phần (một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp).

- Cách thức giao tiếp: ưa sự tế nhị, ý tứ và trọng sự hoà thuận.
Lối giao tiếp tế nhị khiến người Việt có thói vòng vo tam quốc, không di thẳng, trực tiếp vào vấn đề như người phương Tây. Khi kết hợp với nhu cầu tìm hiểu đối tượng giao tiếp, nó tạo ra thói quen chào của người Việt. Chính lối giao tiếp ưa tế nhị này mà người Việt rất đắn đo, cân nhắc trong ứng xử và rồi cũng chính sự đắn đo, cân nhắc này mà người Việt trở nên thiếu quyết đoán trong công việc. Để tránh nhược điểm này hay không để mất lòng ai, người Việt Nam đã thay thế bằng nụ cười, cụ thể là người Việt rất hay cười.

- Nghi thức lời nói: hệ thống xưng hô và cách nói lịch sự rất phong phú.
Hệ thống xung hô, thứ nhất, có tính thân mật hoá (trọng tình cảm) cao. Thứ hai, có tính xã hội hoá, cộng đồng hoá cao. Người Việt xưng hô theo nguyên tắc xưng khiêm hô tôn. Thậm chí cách nói lịch sự của người việt nam cũng rất phong phú, không chung chung như của phương Tây, mỗi trường hợp khác nhau lại có một các xưng hô cho phù hợp. vd: cảm ơn và xin lỗi…
Về Đầu Trang Go down
 
ĐĂC TRƯNG VỀ VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI VIỆT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» KY NANG GIAO TIEP TRONG PHOI HOP NHOM
» BAN CO BIET GIAO TIEP TRONG CONG VIEC
» ANH HUONG CUA 3 TON GIAO LON DOI VOI VH VIET NAM
» Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh nền lý luận cách mạng mới của Việt Nam
» Phần mềm viết tiếng việt trong Audition

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến