Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 PHUONG PHAP PHONG VAN CAU TRUC - NHOM 1 (SO BO)

Go down 
Tác giảThông điệp
tuanlong
Super mod



Tổng số bài gửi : 159
Reputation : 4
Join date : 20/12/2009
Age : 32
Đến từ : HUE, LOP XHH-K33, ĐHKH-HUE

PHUONG PHAP PHONG VAN CAU TRUC - NHOM 1 (SO BO) Empty
Bài gửiTiêu đề: PHUONG PHAP PHONG VAN CAU TRUC - NHOM 1 (SO BO)   PHUONG PHAP PHONG VAN CAU TRUC - NHOM 1 (SO BO) I_icon_minitimeFri Jan 15, 2010 9:58 am

ĐỀ CƯƠNG THẢO LUẬN XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI: PHỎNG VẤN CẤU TRÚC

Phần I:
PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN CẤU TRÚC

1. PHỎNG VẤN VÀ PHỎNG VẤN CẤU TRÚC:
1.1. Khái niệm phỏng vấn:
Phỏng vấn (interview) là hình thức thu thập thông tin thông qua quá trình tác động tâm lý xã hội của người phỏng vấn đối với người trả lời nhằm mục đích thu thập thông tin về chủ đề nghiên cứu.
Phỏng vấn là phương pháp cụ thể để thu thập thông tin trong nghiên cứu Xã hội học thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa người đi hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu.

1.2. Khái niệm phỏng vấn cấu trúc:
Là dạng phỏng vấn được thực hiện trên cơ sở một bảng hỏi hoàn thiện. Người phỏng vấn không được tự ý đưa thêm các câu hỏi trong quá trình phỏng vấn.

* Đặc điểm:
Nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn cấu trúc khi đã xác định một cách chính xác, rõ ràng những thông tin nào đó cần thiết phải được thu thập để thực hiện đo lường, thống kê, nhằm đạt được thông tin về mặt tổng thể, giúp ta hiểu biết chung về tổng thể nghiên cứu.

2. CÁC LOẠI PHỎNG VẤN:
2.1. Phỏng vấn bán cấu trúc:
Dạng phỏng vấn sử dụng một bảng hỏi sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ và phỏng vấn viên được quyền đưa thêm các câu hỏi phụ để hỗ trợ thêm trong quá trình phỏng vấn.

* Đặc điểm:
+ Người đi phỏng vấn sử dụng một bộ câu hỏi (bảng hỏi) sơ thảo chưa hoàn thiện làm công cụ hỗ trợ trong khi phỏng vấn.
+ Nhà nghiên cứu đã xác định chính xác những thông tin cần thu thập, tuy nhiên cách thức còn chưa được khẳng định hoàn toàn; tức là người đi phỏng vấn không bị lệ thuộc vào bảng hỏi.
+ Mục tiêu là chỉ ra được một vài khía cạnh mới trong phạm vi các câu hỏi đã chuẩn bị.

2.2. Phỏng vấn sâu:
Là loại phỏng vấn mà người phỏng vấn đưa ra một loạt câu hỏi về một chủ đề và hoàn toàn tự do trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, cách sắp xếp và diễn đạt
câu hỏi.

* Đặc điểm:
+ Người ta đã xác định sơ bộ những vấn đề cần thu thập thông tin cho đề tài nghiên cứu.
+ Người đi phỏng vấn tự do hoàn toàn trong cách dẫn dắt cuộc phỏng vấn, sắp xếp trình tự cũng như cách đặt câu hỏi.
+ Mục tiêu của dạng phỏng vấn này là giúp ta hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định chứ không phải hiểu một cách tổng thể, khái quát.

2.3. Thảo luận nhóm tập trung:
Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên quá trình mạn đàm, trao đổi ý kiến giữa các thành viên trong một nhóm người có cùng một mối quan tâm chung.

* Đặc điểm:
+ Nhóm thảo luận (6 – 8 người) không dựa trên cơ chế người hỏi và người trả lời. Thông tin thu được trong thảo luận nhóm không phải là câu trả lời dựa trên câu hỏi có sẵn mà là ý kiến quan niệm của người tham gia thảo luận đưa ra
+ Mục đích là để thu thập thông tin di sâu vào bản chất của vấn đề và tạo sự thống nhất cao khi có các ý kiến khác nhau về một nội dung nào đó.


Phần II:
CÔNG CỤ TRONG PHỎNG VẤN CẤU TRÚC

1. Bảng hỏi:
1.1. Khái niệm bảng hỏi:
Là một hệ thống các câu hỏi được sắp xếp trên các cơ sở nguyên tắc tâm lí, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể hiện được quan diểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng được các yêu cầu của đề tài và mục tiêu nghiên cứu.

2.1. Cấu trúc bảng hỏi:
Mỗi bảng hỏi thường có 3 phần:

+ Phần mở đầu: phần thư giải thích trình bày vắn tắt mục tiêu của bảng hỏi và mong muốn sự tham gia của người trả lời nhằm tạo ra tâm lí thoải mái của người hỏi cũng như gợi ý để họ sẵn sàng trả lời những câu hỏi đề ra.

+Phần tiếp sau: những câu hỏi nhằm thu nhập thông tin về đối tượng nghiên cứu.Trong phần này, các câu hỏi cần trình bày theo các nguyên tắc sao cho người trả lời dễ dàng đưa ra các ý kiến của mình về vấn đề nhà nghiên cứu quan tâm.

+ Phần kết luận: nhằm tháo gỡ những mối liên hệ đã được xác lập và nhằm kết thúc cuộc điều tra, nhưng vẫn giữ được thái độ trân trọng đối với người được hỏi, chấm dứt việc thu nhập thông tin. Cuối cùng là lời cảm ơn.

2.3. Các loại câu hỏi:
Vật liệu chủ yếu xây dựng tên bảng hỏi là các loại câu hỏi trong câu hỏi bao hàm được đầy đủ chức năng, ý nghĩa, những khả năng của bảng hỏi như công cụ nghiên cứu cho thực nghiệm.

a. Câu hỏi theo nội dung:
Là những câu hỏi, hỏi theo nội dung các lĩnh vực trong thực tế xã hội được đề cập đến, nghĩa là các yếu tố, các khía cạnh, các quá trình của thực tế xã hội mà thông tin của chúng được nhận qua các câu hỏi tương ứng.

Được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm 1: bao gồm những câu hỏi đặc trưng cho sự kiện nào đó (câu hỏi về sự kiện) nghĩa là hỏi về một cái gì đó hay một cách thực hiện đã, đang tồn tại trong không giang va thời gian, khi nó tỏ ra ảnh hưởng quá trình diễn tiến xã hội.
Vd:
- Bạn có đang dụng máy tính các nhân không ?
- Bạn có đi xe máy không ?

Loại câu hỏi này gắn liền với những điều được hiện thực hóa trong đời sống. Có tính khách quan. Ít phụ thuộc vào cá nhân con người. Phản ánh chính xác thông tin. Độ tin cây cao hơn.

+ Nhóm 2: bao gồm những câu hỏi thể hiện sự đánh giá hay những mong muốn của cá nhân riêng biệt hay của mọi tập hợp người.
Vd:
- Theo bạn chương trình Ai làt triệu phú có thu hút được
khán giả Việt Nam không ?
- Bạn thích tham gia CLB Sinh viên tình nguyện Xã hội học không ?

Loại câu hỏi có hạn chế là các đánh giá hay mong muốn thường rất hay bị thay đổi. Đánh giá thường mang tính chủ quan cao. Bản chất là ý thức nên đôi khi khó hay không diễn đạt nổi. Nhiều vấn đề mang tính riêng tư, khó trao đổi. Có độ chính xác không cao.


b. Câu hỏi có hay không có câu hỏi chuẩn bị từ trước:
+ Câu hỏi mở:
Là những câu hỏi mà không kèm theo các câu trả lời chuẩn bị trước, nghĩa là với người trả lời ta chỉ nêu câu hỏi mà không hướng dẫn cách trả lời.
Vd:
- Theo bạn điểm nổi bật của khách sạn Hùng Vương là gì ?
- Tại sao bạn thích đọc báo Hoa học trò ?
Người được hỏi trả lời theo suy nghĩ chủ quan thông qua các phương tiện thể hiện như ngôn ngữ, chữ viết.

Ưu điểm của câu hỏi mở:
+ Người trả lời không bị ảnh hưởng bởi câu trả lời chuẩn bị trước, chủ động trong câu trả lời
+ Người tham gia thuộc nhiều tầng lớp, nhiều trình độ nhận thức khác nhau, nhận xét khác nhau.
+ Cho phép nghiên cứu tỷ mỷ, hiểu biết kỹ về hiện tượng nghiên cứu.
+ Có thể giúp tìm kiếm, phát hiện nhiều hiện tượng mới nảy sinh.

Hạn chế của câu hỏi mở:
+ Người trả lời không xem xét hiện tượng được hỏi dưới cùng một góc độ.
+ Câu trả lời thường mang những thuật ngữ rất khác nhau, nhiều từ mang tính đa nghĩa.
+ Câu hỏi mở ít khả năng tạo cho mọi người hiểu biết về nó một cách như nhau.
+ Câu hỏi mở thường khó, đòi hỏi nhiều thời gian và trí lực nên ít khi thu được trả lời đầy đủ.

+ Câu hỏi đóng:
Loại câu hỏi này luôn kèm theo các câu trả lời được chuẩn bị từ trước ở đây tính chủ động của người được hỏi bị hạn chế. Người trả lời quan không chỉ câu hỏi mà tất cả các phương án được nêu ra, để sau đó chỉ ra các phương án nào mà họ thấy phù hợp nhất.

Vd:
Xin anh (chị) cho biết tình trạng việc làm của mình hiện nay:
- Đã có việc làm □ (1)
- Chưa có việc làm □ (2)
- Mất việc làm □ (3)
- Nghỉ hưu □ (4)

Câu hỏi đóng gồm câu hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóng tuỳ chọn.
1/ Câu hỏi đóng lựa chọn:
Là loại câu hỏi đóng mà khi gặp loại câu này người trả lời chỉ được chọn một đáp án duy nhất.
Vd:
Kết quả trung bình điểm thi các môn trong học kỳ vừa qua của bạn là:
- Xuất sắc □ (1)
- Giỏi □ (2)
- Tiên tiến □ (3)
- Trung bình □ (4)
- Kém □ (5)

2/ Câu hỏi đóng tuỳ chọn:
Là loại câu hỏi đóng mà khi gặp loại câu hỏi này người trả lưòi có thể lựa chọn nhiều đáp án một lúc. Đây cũng là điểm khác nhau căn bản giữa câu hỏi tùy chọn với câu hỏi lựa chọn.
Vd:
Việc làm mà bạn ưa thích là gì ?
- Ngủ ngày □ (1)
- Chơi game online □ (2)
- Đọc truyện tranh □ (3)
- Nghe nhạc mp3 □ (4)
- Xem phim chưởng □ (5)
- Đá bóng □ (6)
- Đọc sách □ (7)
- Tán gẫu với bạn bè □ (Cool

Bản thân loại câu hỏi “Có – Không” cũng là một câu hỏi đóng lựa chọn dạng đơn giản vì nó chỉ có 2 phương án trả lời và người trả lời chỉ có thể lựa chọn một trong hai phương án đo: hoặc là có, hoặc là không.

Vd:
Bạn có xem chương trình thể thao 24/7 trên Tivi không ?
Có □ (1) Không □ (2)

+ Câu hỏi đóng hỗn hợp:
Đây là loại câu hỏi không hoàn toàn đóng mà cũng không phải loại câu hỏi hoàn toàn mở. Ngoài các câu hỏi và các phương án kèm theo còn có phương án về khả năng cuối cùng nhằm tạo khoảng trống tự do nhất định cho ngưòi được hỏi.
Vd:
Yếu tố nào khiến cho bạn lựa chọn ngành Xã hội học:
- Theo yêu cầu của Nhà nước □ (1)
- Theo yêu cầu của họ hàng □ (2)
- Theo yêu cầu của gia đình □ (3)
- Theo sở thích của bản thân □ (4)
- Theo gợi ý của bạn bè □ (5)
- Còn gì khác (xin bạn chỉ ra)
………………………………………………
………………………………………………

c. Câu hỏi theo chức năng:
Là những câu hỏi mà lượng thông tin của nó cung cấp thường rất ít hoặc không trực tiếp đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
Thông thường chúng phải hoàn thành một chức năng nào đó. Nhiều khi những câu hỏi này không được đặt ra cho việc xử lí.




- Câu hỏi chức năng tâm lí:
Là những câu hỏi có chức năng giải toả sự căng thẳng mệt mỏi của người trả lời hoặc để chuyển từ nội dung này sang nội dung khác trong bảng hỏi.
Người nghiên cứu cần dự đoán trước được tiếp sau những câu hỏi nào đó trong bảng hỏi sẽ xuất hiện sự căng thẳng, mệt mỏi ở người trả lời để đưa thêm vào đó những câu hỏi có nội dung vui vẻ, hoặc thể hiện sự quan tâm nhất định. “Chiếc cầu nối” này làm cho trật tự các câu hỏi trở nên nhịp nhàng, hấp dẫn người trả lời hơn.

- Câu hỏi lọc:
Là những câu hỏi có chức năng phân chia những người trả lời câu hỏi thành các nhóm khác nhau, để sau đó có những câu hỏi dành riêng cho từng nhóm phù hợp với nội dung cuộc nghiên cứu tránh sự dịch chuyển của các kết quả nghiên cứu.

Vd:
Câu 12: Bạn hãy cho biết chỗ bạn ở hiện nay?

- Ở nhà riêng □ (1)
- Ở nhà người quen □ (2)
- Ở nhà trọ □ (3)
- Ở ký túc xá □ (4)

+ Nếu bạn ở nhà riêng xin trả lời các câu hỏi sau từ 13 -16.
+ Nếu bạn ở nhà người quen xin trả lời các câu hỏi từ 17-20.
+ Còn lại, bạn trả lời từ 21- 24.

- Câu hỏi kiểm tra:
Là những câu hỏi được đặt ra nhằm kiểm tra tính khách quan hay độ chính xác thực của thông tin mà người trả lời cung cấp cũng như làm cơ sở tính toán hệ số tin cậy của bảng hỏi nói chung.
Vd:
- Anh (chị) đã đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố chưa ?
- Anh chị nhận xét gì về nhân vật Chí Phèo trong đó ?


1.4. Thang đo và việc tạo thang đo:
a. Khái niệm:
Là cách thức sắp xếp các thông tin xã hội thực nghiệm, là hệ thống các con số và mối quan hệ giữa chúng, hệ thống đo đuợc tạo nên theo trật tự các sự kiện xã hội được đo lường.
(" Từ điển bách khoa triết học" )

b. Vai trò và vị trí của thang đo:
Việc thiết kế, xây dựng, sử dụng thang đo có vị trí đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu Xã hội học. Thang đo không chỉ cần thiết cho việc xử lí thông tin mà còn rất cần cho việc ghi chép và xử lí thông tin cá biệt.

c. Đặc điểm chung của thang đo:
- Độ dài thang:
Thường đuợc xác định bởi điểm cực đại và cực tiểu của thang. Hay nói cách khác chính xác là khoảng cách từ điểm cực tiểu đến điểm cực đại tính định lượng của các hiện tượng hay các dấu hiệu của chúng.
Chính vì điều này, đôi khi trong Xã hội học thang đo là vô tận.
- Thước đo (đơn vị để đo):
Là những phần hay những đơn vị mà theo đó độ dài của thang được chia ra. Tuỳ các trường hợp khác nhau mà các phần hay các đơn vị được chia khác nhau. Thước đo cho độ chính xác cao với các dấu hiệu định lượng hơn là định tính .

- Chỉ số :
Là chỉ báo định lượng nào đó xác định vị trí của cá nhân hay tổng thể các cá nhân được nghiên cứu theo một dấu hiệu nhất định trên thang.
Chỉ số có thể là con số tuyệt đối hay con số phần trăm . Đối với tất cả cá nhân được nghiên cứu thì chỉ số sẽ là giá trị trung bình .


Lưu ý : khi sử dụng thang đo, chúng ta cũng cần lưu ý đến hai đặc tính quan trọng, được coi như yêu cầu không thể thiếu khi xây dựng thang đo là :

+ Tính hiệu lực :
Cho biết những khái niệm được coi là cơ sở để xây dựng thang có thật sự khoa học hay không, sự phân chia nó thành các chỉ báo được thực hiện lôgic chặt chẽ không và đặc biệt thang đo có phản ánh được đối tượng nghiên cứu hay không…


+ Tính ổn định :
Cho biết các mối liên hệ giữa các chỉ báo của thang có thực sự là bản chất và bên vững hay không : đơn vị làm thước đo được chấp nhận, có đo lường theo cùng một cách, với các đối tượng khác nhau và có cho cùng một kết quả hay không khi việc đo lường được lặp lại nhiều lần với cùng một đối tượng....

d. Các loại thang đo :

+ Thang định danh:
Là loại thang mà tại đó các đối tượng đo lường được chia thành nhiều lớp khác biệt nhau và không cắt nhau theo một dấu hiệu nào đó. Thể hiện mối quan hệ ngang nhau giữa các phần phân chia của đối tượng .
Mỗi một phần chia đặc trưng cho một thuộc tính nào đó của đối tượng và có tên gọi. Nó có thể được ký hiệu bằng số và là một phần tử của thang đo. Loại thang này có nhiệm vụ chia tập hợp người được nghiên cứu thành các nhóm khác nhau.
Trong bảng hỏi, một câu hỏi là một thang định danh .
Vd:
Hệ đào tạo:
- Sau đại học □ 1
- Cao đẳng □ 2
- Trung cấp □ 3
- Đại học □ 4


+ Thang thứ tự (thang phân cấp):
Là một hệ thống các lớp phân chia đựoc tạo nên sau thang định danh. Nó có đầy đủ tính chất của thang định danh, nhưng trội hơn trong trật tự các lớp phân chia.
Vd:
Quê quán, nơi sinh:
- Thành phố □ 1
- Thị xã □ 2
- Thị trấn □ 3
- Nông thôn □ 4

Có thể nói thang thứ tự là thang định danh nhưng thang định danh chưa hẳn đã là thang thứ tự .

Có hai loại thang thứ tự :
- Thang thứ tự đơn giản : là thang thường chỉ có một thước đo .

- Thang thứ tự phức tạp : là thang có nhiều thước đo. Đây là loại thang hợp nhất thông tin theo một vài dấu hiệu để đặc trưng một đặc tính chung hơn của nhiều đối tượng. Điều này làm thang thứ tự phức tạp có nhiều ý nghĩa hơn trong nghiên cứu Xã hội học .

+ Thang khoảng :
Là loại thang có khả năng đo lường một cách chặt chẽ hơn hai loại thang trên, cho phép so sánh mức độ hơn kém về lượng, cũng như mô tả đối tượng thông qua đơn vị để đo .
Vd:
Số năm đã từng học tập tại trường của một cụm dân cư trong Xã Y:
- Một năm
- Hai năm
- Ba năm
- ……….
- Mười bảy năm
- Mười tám năm

Với các dấu hiệu định lượng thì việc tạo nên thang khoảng trở nên đơn giản hơn nhiều vì với các dấu hiệu định lượng cá đơn vị làm thước đo là xác định và khá ổn định. Tuy nhiên phần lớn các dấu hiệu cần đo lường trong XHH lại là các dấu hiệu định tính.
Cần ghi nhận rằng với các dấu hiệu định tính thì việc đo lường qua hệ thống các con số hoàn toàn chỉ là thước đo rất tương đối.
+ Thang tỉ lệ :
Là loại thang có đầy đủ các đặc tính của các loại thang kể trên lấy điểm xuất phải tuyệt đối là điểm 0. Thang tỷ lệ là công cụ toán thống kê cho phép tính toán và phân tích số liệu .
Thang cho phép đo lường ở mức cao hơn nhưng việc sử dung thuật toán cũng như khả năng nhận thức được yêu cầu cao hơn.
Vd:
Số con của các cặp vợ chồng trong một vùng dân cư thuộc xã H
- 0 con ¨ 1
- 1 con ¨ 2
- 2 con ¨ 3
- 3 con trở lên ¨ 4

+ Một số lại thang khác :
Đây là một số loại thang được giới thiệu dựa trên các kinh nghiệm tiếp cận khác nhau của việc đo lường các hiện tượng xã hội. Các lại thang này được coi là mô hình chung cho việc xây dựng các loại thang đo.
Các loại thang này thuộc về thang thứ tự hoặc thang khoảng.

- Thang Likert :
Là loại thang chỉ mức độ đồng ý và được sử dụng rộng rãi nhất trong nghiên cứu xã hội học. Để tạo thang này người ta có thể trình bày khoảng một chục hay vài chục nhận định, ý kiến về hiện tượng nghiên cứu.
Tính nổi bật của thang này là dể tạo và dể sử dụng.
Vd:
Mức độ ủng hộ ý kiến:
- Hoàn toàn ủng hộ □ 1
- Ủng hộ □ 2
- Không có ý kiến gì □ 3
- Không ủng hộ □ 4
- Hoàn toàn không ủng hộ □ 5

- Thang Thurstore :
Thang được tạo trên cơ sở trình bày của vài chục hay vài trăm nhận định xoay quanh một vấn đề, hiện tượng được nghiên cứu. Các nhận định sẽ được đưa cho một hội đồng giám khảo (25 – 100 người) sắp chúng vào một thang điểm từ 1 đến 7 mà thông thường nhất là 1 đến 11. Thang đo có 11 điểm đối xứng nhau qua vị trí điểm 6.

Vd:
Mức độ hài lòng với tiền lương hiện nay:
- Vô cùng hài lòng □ 1
- Hoàn toàn hài lòng □ 2
- Rất hài lòng □ 3
- Hài lòng □ 4
- Hơi hài lòng □ 5
- Khó nói □ 6
- Hơi không hài lòng □ 7
- Không hài lòng □ 8
- Rất không hài lòng □ 9
- Hoàn toàn không hài lòng □ 10
- Vô cùng không hài lòng □ 11

Đây là một trong những loại thang được sử dụng lâu đời và nỗi tiếng nhất nhưng việc xây dụng thang đòi hỏi những thủ tục và tính toán rất phức tạp, mất nhiều thời gian nên không sử dụng rộng rãi .

- Thang Guttman :
Được áp dụng trong các trường hợp muốn xác định một mô hình các câu trả lời cho một nhóm các chỉ báo mà các chỉ báo này được xếp thứ tự .Trên cơ sở sắp xếp các chỉ báo theo một trật tự chúng ta có thể tính toán được các thông số cần thiết và từ đó éut ra kết luận nghiên cứu .

- Thang Bogardus :
Loại thang này thực chất là thang thứ tự, được sử dụng để đo lường các khoảng cách giữa các chỉ báo theo thứ tự. Cũng như thang thứ tự, thang này không thể giúp ta xác định được khảng cách thực giữa các điểm khác nhau trên thang .

Tóm lại :
Mỗi loại thang đo sẽ phù hợp với các loại đối tưọng khác nhau, có tính năng công cụ khác nhau nhưng điểm chung của chúng là đều phản ánh được đối tượng nghiên cứu và chỉ ra mối quan hệ giữa những người được hỏi với hiện tượng được nghiên cứu.

1.5. Các yêu cầu chung cho các câu hỏi trong bảng hỏi:
+ Các câu hỏi trong bảng hỏi cần phải phù hợp với đề tài nghiên cứu. Mỗi câu hỏi cần phải có một đóng góp nhât định cho việc thực hiện chương trình nghiên cứu,cho việc làm sáng tỏ đề tài và các giả thiết.
+ Trong bất cứ trường hợp nào, câu hỏi cũng không được gợi ra một mối quan hệ nào đó ở những câu trả lời dù đó là mối quan hệ tích cực, nghĩa là phải luôn trong trạng thái trung lập.
+ Các câu hỏi cần dể hiểu đối với mọi cá nhân tham gia vào nghiên cứu, nói cách khác, các câu hỏi phải phù hợp với trình độ học vấn thấp nhất trong tập hợp những người được hỏi.
+ Tuyệt đối tránh những câu hỏi ghép một cách máy móc(loại câu hỏi về hình thức là một câu nhưng nội dung lại gồm nhiều câu gộp lại).
+ Cần đặc biệt quan tâm đến việc diễn đạt cũng như việc sử dụng các ngôn từ, hạn chế đến mức thấp nhât việc sử dụng các cụm từ không chính xác như: “một vài, tuơng đối,ít khi, nhiều lúc,...”
+ Các câu hỏi cần làm cho người trả lời cảm thấy rằng chúng không gây ra áp lực hay ép buộc họ phải trả lời những câu hỏi được xã hội chấp nhận.
+ Khi gặp những câu hỏi mà chúng ta không tin tưởng rằng có thể đảm bảo có câu trả lưòi chính xác, khách quan thì tốt nhất nên loại bỏ câu hỏi đó ra khỏi bảng hỏi.

1.6. Các lưu ý khi thiết kế bảng hỏi:
- Tránh dùng những từ mơ hồ trong bảng hỏi
- Tránh dùng các câu hỏi dài
- Tránh dùng một câu hỏi cho nhiều vấn đề khác nhau
- Tránh dùng những câu hỏi chung chung
- Tránh dùng những câu hỏi dẫn dắt
- Tránh dùng những câu hỏi phủ định
- Tránh dùng thuật ngữ chuyên môn
- Tránh những câu hỏi mà người trả lời không có kiến thức cần thiết.
- Tránh sự không tương xứng giữa câu hỏi và câu trả lời trong câu hỏi đóng
- Tránh hỏi các câu hỏi có yêu cầu quá mức về trí nhớ
- Lựa chọn phép đo trong thích hợp cho các phương án trả lời (định danh,thứ tự, khoảng).
- Bảo đảm trật tự hợp lí giữa các câu hỏi

2. VAI TRÒ CỦA BẢNG HỎI:
+ Bảng hỏi là công cụ đo lường quan trọng giúp người nghiên cứu đo được các biến số nhất định có quan hệ tới đối tượng của công trình nghiên cứu trong nghiên cứu Xã hội học thực nghiệm. Đề tài và mục tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào các giả thuyết thực tế đã được tái hiên trong bảng hỏi.
+ Bảng hỏi là phương tiện để chứa đựng và lưu trữ thông tin thực tế, xem đó là cơ sở cho việc thực hiện bước xử lí kết quả tiếp theo. Thông tin các biệt được ghi nhận trên bảng hỏi, thông tin được lưu trữ ở đây có thể sử dụng trong nhũng lần kháảctong những nghiên cứu sau nay.
+ Phục vụ cho mục đích mô tả so sánh, giải thích về kiến thức, thái độ hành vi và đặc trưng nhân khẩu - Xã hội của một nhóm khách để nghiên cứu.
+ Là sự thể hiện bên ngoài của chương trình nghiên cứu (đề tài, mục tiêu, thông tin thực nghiệm cần thu nhập).
+ Phản ánh những đặc tính của phương pháp điều tra



3. NGUYÊN TẮC VÀ KỸ NĂNG TRONG PHONG VẨN CẤU TRÚC:

3.1. Nguyên tắc trong phỏng vấn cấu trúc:
a. Về địa điểm, thời lượng và thời điểm của cuộc phỏng vấn:
+ Địa điểm phỏng vấn:
Để phỏng vấn có hiệu quả cần chọn địa điểm và phỏng vấn cho phù hợp với nội dung phỏng vấn và đặc điểm của đối tượng được nghiên cứu. Không nên tiến hành phỏng vấn ngay tại nơi làm việc, nên chọn những nơi yên tĩnh, ấm cúng, kín đáo, ít người qua lại để tránh làm gián đoạn cuộc phỏng vấn.
Chọn địa điểm không phù hơp có thể dẫn đến sự e ngại, sự né tránh của cá nhân đối với vấn đề được phỏng vấn.

+ Thời lượng phỏng vấn:
Thời gian phỏng vấn không nên quá dài để tránh hiện tượng mệt mỏi cho cả hai bên cũng như hiệu ứng của điều tra viên: “nghe cái mà họ muốn nghe chứ không phải nghe cái mà người trả lời nó”..
Theo nghiên cứu của xã hội học thực nghiệm, thời gian phỏng vấn cá nhân từ 50-60 phút.

+ Thời điểm phỏng vấn:
Không nên chọn thời điểm quá sớm hay quá muộn trong ngày. Đối với nông dân thì nên tránh ngày mùa vụ, những đợt thiên tai. Nên sắp xếp nhưng ngày, những giờ mà người được hỏi dành một khoảng thời gian khá thoải mái để ngồi tiếp chuyện người đi hỏi.

b. Lời nói đầu khi tiếp xúc phỏng vấn:
Có vai trò đặc biệt quan trọng tạo ấn tượng, quảng cáo về đề tài được nghiên cứu. Cần nhấn mạnh nguyên tắc giữ bí mật cho các câu trả lời của người được hỏi, để giảm sự lo lăng khi nghiên cứu liên quan đến một số vấn đề tế nhị nhay cảm.
Cần thể hiện tính trung lập của cuộc phỏng vấn ngay từ những lời nói đầu tiên. Những câu hỏi nên ngắn gọn, xúc tích, tạo nên bầu không khí vui vẻ, cởi mở gợi lên sự quan tâm, hứng thú của người được hỏi.
Người phỏng vấn cần duy trì và cũng cố không khí thân mật trong suốt cuộc phỏng vấn.

c. Người phỏng vấn luôn giữ tính trung lập:
Thái độ cử chỉ của điều tra viên ảnh hương rất nhiều đến cách thức trả lời của người được hỏi. Vì vậy trong bất kỳ trường hợp nào, người phỏng vấn cũng không được để lộ quan điểm của riêng mình đối với vân đề cần nghiên cứu.
Tuy nhiên để tránh cuộc phỏng vấn rơi vào tình trạng khô khan, căng thẳng, người phỏng vấn cần linh hoat đưa thêm một vài nhận xét vui để duy trì cuộc phỏng vấn.
d. Nhịp độ cuộc phỏng vấn:
Có một vị trí quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng thông tin thu được. Tùy vào nội dung, mục đích, thời gian, địa điểm của cuộc phỏng vấn mà có nhịp độ thích hợp.
Để làm tốt điều này, người phỏng vấn cần nghiên cứu trước một cách tỉ mỹ kế hoạch phỏng vấn, sự luân cuyển câu hỏi. Những vấp váp do người phỏng vấn không chuẩn bị trước sẽ ảnh hưởng xấu đến nhịp độ và kết quả của cuộc phỏng vấn.

e. Việc ghi chép trong phỏng vấn:
Nguyên tắc chung cho việc ghi chép trong phỏng vấn là sự sát thực với tất cả từ ngữ, ngữ điệu hành vi, nét mặt, điệu bộ của người trả lời. Không nên để việc ghi chép ảnh hưởng hay làm gián đoạn đến cuộc phỏng vấn.
Người ghi chép phải thật cẩn thận, không nên xảy ra trương hợp hỏi lại một câu hoi mà người được phỏng vấn đã trả lời từ trước. Điều này làm giảm đi sự hứng thú trong tiếp xúc.

g. Việc lựa chọn người phỏng vấn:
Các yếu tố giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, trình độ, tác phong của người đi phỏng vấn đều có ảnh hưởng khách quan đên thông tin thu được.
Cần căn cứ vào nội dung và đối tượng được phỏng vấn mà chọn phỏng vấn viên cho phù hợp cả về thái độ lẫn yêu cầu trên.

3.2. Kỹ năng của phỏng vấn viên:
+ Có sự hiểu biết rộng, am hiểu không định kiến về những người được phỏng vấn. Cần tìm hiểu sơ bộ đối tượng phỏng vấn để có thể thích ứng nhanh chóng với đặc điểm tính cách, sự hiểu biết của người trả lời.
+ Người phỏng vấn có thể là cán bộ nghiên cứu chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp. Đối với những người không chuyên, chúng ta cần tiến hành đào tạo, huấn luyện, tổ chức tập huấn trước nhằm cung cấp cho họ một số thao tác và kỹ thuật cần thiết.
+ Người phỏng vấn cần nhiệt tình, cởi mở và nhất là tạo một thiện cảm với đối tượng, chúng ta phải làm sao cho đối tượng tin tưởng, yên tâm trong quá trình phỏng vấn. Đồng thời người phỏng vấn phải thể hiện tính trung thực và tinh thần trách nhiệm.
+ Người phỏng vấn không được lên lớp, dạy đối tượng phỏng vấn. Nhiệm vụ của người phỏng vấn là làm cho người ta bày tỏ ý kiến để thu thập thông tin.

+ Phải chọn đúng thời gian, địa điểm của cuộc phỏng vấn trong thời gian này, chúng ta có thể làm quen, tiếp xúc và tỏ cử chỉ tốt đẹp nhằm tạo ra sự tin tưởng đối tượng, phải tỏ ra có lịch sự với đối tượng.
+ Trước khi phỏng vấn chúng ta phải chuẩn bị bản hướng dẫn phỏng vấn, trong đó bao gồm liệt kê các chủ đề (topics), các mức độ, phạm vi các câu hỏi sẽ được nêu lên trong quá trình phỏng vấn. Bản hướng dẫn này, rất cần đối với những người đi phỏng vấn, giúp họ nắm vững trình tự các công việc, phải thực hiên trong quá trình làm việc, đảm bảp cho quá trình phỏng vấn đạt kết quả tốt.

4. ƯU NHƯỢC ĐIỂM CỦA PP PHỎNG VẤN CẤU TRÚC:
4.1. Ưu điểm:
+ Thu được nhiều thông tin từ đối tượng qua bảng hỏi.
+ Khi phỏng vấn người phỏng vấn có thể dùng các kỹ thuật thăm dò, gợi mở, kích thích đối tượng bày tỏ hết suy nghĩ, quan niệm của mình. Trong trường hợp đối tượng tìm cách nẻtánh trả lời câu hỏi, hoặc chưa rõ nội dung câu hoi thì người phỏng vấn có thể chủ động nêu lại câu hỏi thậm chí với cùng một nội dung, một yêu cầu nhưng nhà nghiên cứu có thể đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau với nhiều đối tượng khác nhau.
+ Bảng hỏi trong phỏng vấn cấu trúc là công cụ đo lường rất thuận lợi và hữu ích về các biến số, các chỉ báo về các đối tượng nghiên cứu.
+ Phỏng vấn cấu trúc phù hợp với mục tiêu của nghiên cứu theo diện rộng, nhằm thu thập thông tin có tính khái quát cho cả tổng thể.
+ Trong quá trình phỏng vấn, nhà nghiên cứu có thể trực tiếp theo doi, dò xét tâm thái độ và tâm lý của đối tượng, cũng như phản ánh của đối tượng nên có thể xác định ngay độ chính xác của câu trả lời.

4.2. Nhược điểm:
Nhìn chung phỏng vấn cấu trúc bó hẹp tư duy người trả lời.
+ Phải xây dựng một bảng hỏi chặt chẽ về trật tự, tính liên tục cũng như cách thức trình bày của từng câu hỏi.
+ Phỏng vấn viên buộc phải nắm thật chắc nội dung bảng hỏi để chủ động hỏi và chủ động trong ghi chép.
+ Đối tượng phỏng vấn thường mất tự nhiên hoặc có khi tỏ ra e ngại lúc trả lời, nhất là phải trả lời khi ở nơi đông người
+ PV tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của nên kinh phí cho cuộc phong vấn thường rất cao.
+ Kết quả phỏng vấn tuỳ thuộc vào trình độ, cá tính sự hợp tác của người trả lời và kỹ năng của nhà nghiên cứu.

5. CÁC TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG PP PHỎNG VẤN CẤU TRÚC:
+ Phục vụ cho nghiên cứu, điều tra mang tính định lượng.
+ Áp dụng trong trường hợp thông tin thu được cần
mang tính tổng thể, khách quan.
+ Áp dụng trên diện rộng, mẫu có thể từ 100 – 900, tính cá biệt của những người phỏng vấn không chênh lệch nhiều.
+ Cách thức nghiên cứu đã được xác định rõ ràng.
Về Đầu Trang Go down
 
PHUONG PHAP PHONG VAN CAU TRUC - NHOM 1 (SO BO)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CAC PHUONG PHAP ĐỊNH TÍNH (BÀI CỦA VỸ)
» PHUONG PHAP QUAN SAT - NHOM 2
» Phương pháp phỏng vấn_ưu nhược điểm_nhóm 1:bounce:
» PHUONG PHAP LAM VIEC NHOM - P2- HOC KY NANG MEM CHO SU THANH DAT
» PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT TIỂU LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XHH-
Chuyển đến