Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN   ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN I_icon_minitimeMon Aug 23, 2010 10:45 am

ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ
CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN?

(Bài viết gửi báo Giáo dục và Thời đại, Thanh niên, Tuổi trẻ)

PGS.TS. Phan Quang Thế
Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp – Đại học Thái Nguyên


Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên được tổ chức tại trường Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872, sau đó lan rộng ra khắp Bắc Mỹ và thế giới. Đây là phương thức đào tạo theo triết lý “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”. Theo đánh giá của Tổ chức ngân hàng thế giới (World Bank), thì đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, không chỉ có hiệu quả đối với các nước phát triển mà còn rất hiệu quả đối với các nước đang phát triển. Ở nước ta, trường Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai đào tạo theo Hệ thống tín chỉ từ năm học 1993-1994 và đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp. Trong “Chương trình hành động của chính phủ” thực hiện nghị quyết số 37/2004/QH11 khóa XI, kỳ họp thứ sáu của Quốc hội về giáo dục đã chỉ rõ: “Mở rộng, áp dụng học chế tín chỉ trong đào tạo đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp …”. Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã được Chính phủ phê duyệt cũng khẳng định: “… xây dựng học chế tín chỉ thích hợp cho giáo dục đại học ở nước ta và vạch ra lộ trình hợp lý để toàn bộ hệ thống giáo dục đại học chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ…”. Cho đến nay, cả nước đã có hơn 20 trường trong toàn quốc chuyển đổi sang đào tạo theo Hệ thống tín chỉ với lộ trình và bước đi hợp lý.
Nếu như, trong đào tạo theo học phần – niên chế, sinh viên phải học theo tất cả những gì Nhà trường sắp đặt, không phân biệt sinh viên có điều kiện, năng lực tốt, hay sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, năng lực yếu. Ngược lại, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động học theo điều kiện và năng lực của mình. Những sinh viên giỏi có thể học theo đúng hoặc học vượt kế hoạch học tập toàn khóa, kế hoạch học tập từng học kỳ theo gợi ý của Nhà trường, để tốt nghiệp theo đúng thời gian chuẩn của chương trình hoặc sớm hơn. Những sinh viên bình thường và yếu có thể kéo dài thời gian học tập trong trường và tốt nghiệp muộn hơn. Vì thế, sinh viên phải tự lập kế hoạch học tập toàn khóa và từng học kỳ cho phù hợp với năng lực và điều kiện cụ thể của bản thân dưới sự giúp đỡ của giáo viên chủ nhiệm hay cố vấn học tập. Toàn bộ hệ thống quản lý đào tạo, quản lý sinh viên vì thế phải vận hành theo yêu cầu riêng của từng sinh viên làm cho quá trình quản lý trở nên hết sức phức tạp so với đào tạo theo học phần - niên chế. Chương trình đào tạo của tất cả các ngành đều phải cấu trúc lại theo hướng mô đun hóa thành những học phần; lịch trình giảng dạy phải thực hiện hết sức chính xác, không được đổi giờ hoặc bỏ giờ; mỗi giảng viên, mỗi sinh viên đều có thời khóa biểu riêng, không theo một quy luật nào cả v.v. Vì thế, nếu trước kia sinh viên phải “chạy” theo kế hoạch của nhà trường thì bây giờ nhà trường phải “chạy” theo kế hoạch của từng sinh viên. Khi triển khai đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, trong học kỳ thứ nhất và thứ hai, các nhà trường đều gặp phải những khó khăn nhất định, đó cũng là điều tất yếu, vì đào tạo theo Hệ thống tín chỉ yêu cầu một hệ thống quản lý khoa học, chặt chẽ, linh hoạt và mềm dẻo. Đào tạo theo tín chỉ còn đòi hòi cả người dạy và người học phải thay đổi cách tư duy, đổi mới phương pháp dạy và học từ bị động sang chủ động một cách nghiêm túc. Đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chỉ có thể thành công, đi vào thế ổn định và phát triển, khi có sự chỉ đạo rất kiên quyết và khoa học của Ban giám hiệu, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của đồng chí Hiệu trưởng, sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trong trường, đội ngũ giảng viên nhận thức được trách nhiệm và tham gia vào quá trình đào tạo một cách tự giác, bằng cả tấm lòng của người thầy.
Điều mà một số sinh viên thường đổ lỗi khi bị buộc thôi học là tại thang điểm 4 và điều kiện buộc thôi học quá khắt khe trong “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo Hệ thống tín chỉ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 43/2007/QĐBGD&ĐT.
+ Thực ra thang điểm 4 là thang điểm rất có lợi cho sinh viên và là thang điểm đánh giá “sạch” có thể thấy rõ điều này như sau:

Điểm không đạt
0 – 3,9 thang điểm 10 tương đương điểm F = 0 thang điểm 4
Điểm đạt
4,0 – 5,4 thang điểm 10 tương đương điểm D = 1 thang điểm 4
5,5 – 6,9 thang điểm 10 tương đương điểm C = 2 thang điểm 4
7,0 – 8,4 thang điểm 10 tương đương điểm B = 3 thang điểm 4
8,5 – 10 thang điểm 10 tương đương điểm A = 4 thang điểm 4
- Sinh viên chỉ cần đạt điểm học phần 8,5 (thang điểm 10) thì khi quy đổi sang thang điểm 4 sẽ là điểm A = 4 (điểm cao nhất của thang điểm 4).
- Sinh viên đạt điểm học phần từ 4,0 - 4,9 (thang điểm 10) là điểm không đạt đối với học phần – niên chế, nhưng khi quy đổi sang thang điểm 4 là điểm D = 1 lại là điểm đạt. Sinh viên có thể không cần học lại học phần này hoặc học lại để cải thiện điểm đều được.
- Trong đào tạo theo học phần – niên chế, sinh viên muốn có kết quả học tập xếp loại Khá thì phải đạt điểm trung bình chung của tất cả các học phần tối thiểu là 7,0 trong khi trong đào tạo theo Hệ thống tín chỉ thì chỉ cần một nửa số tín chỉ tích lũy có điểm học phần 7,0 và nửa còn lại có điểm học phần 5,5 là được.
- Đánh giá “sạch” có nghĩa là nếu điểm học phần từ 0 - 3,9 (thang điểm 10) khi quy đổi sang thang điểm 4 sẽ là điểm F = 0 (điểm F của ta còn thấp hơn ở các nước phát triển nhiều, ở Hoa Kỳ điểm F = 0 tương đương từ 0 - dưới 6,0). Điểm học phần F sẽ không có tác dụng nâng điểm trung bình chung học kỳ hay tích lũy như trong đào tạo theo học phần - niên chế, và như thế, kết quả học tập của sinh viên được đánh giá chính xác hay còn gọi là “sạch”, vì không bị lẫn những kết quả kém.
- Đánh giá học phần trong đào tạo theo Hệ thống tín chỉ là đánh giá quá trình với điểm thi kết thúc học phần, có thể chỉ chiếm 50% tỷ trọng điểm học phần. Điều này làm cho sinh viên phải học tập, kiểm tra và thi liên tục trong suốt học kỳ chứ không phải chỉ trông chờ vào kết quả của 1 kỳ thi đầy may rủi, nhưng có “nhiều cơ hội” để không học mà cũng có thể đạt. Vì thế khi điểm học phần không đạt thì phải học lại để đánh giá lại tất cả các điểm bộ phận và thi lại, chứ không thể chỉ tổ chức thi kết thúc học phần thêm lần 2.
Về điều kiện buộc thôi học
Điều kiện buộc thôi học theo Quy chế của Bộ hiện nay, không hề khắc nghiệt, bởi vì chỉ cần được tư vấn tốt thì khả năng sinh viên bị buộc thôi học là rất ít. Sinh viên bị buộc thôi học không thể nói rằng do không biết thế nào là “điểm đạt”, bởi vì trước khi tổ chức đào tạo theo tín chỉ sinh viên bắt buộc phải học Quy chế đào tạo và Quy chế này chắc chắn được công bố rất rộng rãi trong trường. Điều kiện buộc thôi học với điểm trung bình chung học kỳ (TBCHK) dưới 1,0 cũng rất nhẹ vì nó chưa bằng 25% điểm cao nhất của thang điểm 4. Hơn nữa sinh viên xếp hạng học tập yếu (có điểm trung bình trung tích lũy dưới 2,0, theo thang điểm 4), có thể chỉ cần học 10 tín chỉ/ học kỳ, tương đương với 3-4 học phần, mà điểm TBCHK không đạt nổi 1,0 thì việc buộc thôi học là đương nhiên. Ngay cả khi sinh viên nhận ra số tín chỉ đăng ký vượt quá khả năng học tập của bản thân, thì trong 6 tuần đầu của học kỳ chính, sinh viên vẫn được phép rút bớt học phần, miễn là đảm bảo số tín chỉ tối thiểu quy định trong Quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường hợp sinh viên học 6 học phần, trong đó có bốn học phần đạt điểm 5,4; một học phần đạt 5,0; một học phần đạt 3,9 (theo thang điểm 10), mà có báo đã lấy dẫn chứng, không khác gì trong học phần niên chế, một sinh viên cũng học 6 học phần với bốn học phần đạt 4,9; một học phần đạt 4,5; một học phần đạt 3,4. Những trường hợp này xác xuất không quá vài phần nghìn, vì thế, không thể dùng kết quả đó để quy nạp thành quy luật chung được. Cũng không thể nói sinh viên có điểm số “cao” và chỉ cần vướng một học phần có nhiều tín chỉ cũng bị buộc thôi học vì ở đây chưa nói điểm số cao là mấy? Khi nói về giảng viên cho điểm “đạt” theo cảm giác thì lại càng sai, vì khi đánh giá kết quả học tập của sinh viên, tất cả các bài kiểm tra và thi kết thúc học phần, đều phải đánh giá theo các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tức là phải có đáp án và thang điểm chính xác tới 0,25, nên sao có thể tùy tiện được? GS.TS. Đặng Quốc Thông, giám đốc chương trình Hàng không Vũ trụ của trường Đại học Syracuse Hoa Kỳ khi đến thăm trường Đại học Kỹ thuật Công nghiệp - Đại học Thái Nguyên đã nói rằng: “Cứ 3 sinh viên vào học các ngành kỹ thuật của trường Đại học này thì có 1 sinh viên chắc chắn sẽ phải buộc thôi học (33% phải đào thải)”. Việc buộc thôi học là rất cần thiết, vì nó tạo áp lực để sinh viên phải học tập, phải rèn luyện, nhưng dừng ở tỷ lệ bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng trường.
Còn một vấn đề có không ít ý kiến phàn nàn, đó là trong đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, số tiết dạy trên lớp quá ít thì sao đảm bảo chất lượng đào tạo? Đào tạo theo tín chỉ là phương thức đào tạo tiên tiến, vì thế nó đòi hỏi sự đổi mới trong phương pháp dạy và học, từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận phương pháp. Cái chúng ta cần ở sinh viên ngày nay khi ra trường không phải là những kiến thức ghi chép được trong một quyển vở mà thầy đọc cho như trước kia, mà là năng lực tự học, sáng tạo, để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, thậm chí chưa bao giờ được học ở trường. Nếu cứ theo quan điểm phải dạy và học như những năm của thế kỷ 20, thì ngày nay đào tạo đại học dù kéo dài đến 10 năm cũng không đủ kiến thức cho sinh viên ra trường làm việc. Hiện nay trong đào tạo theo học phần – niên chế, 01 đơn vị học trình (ĐVHT) = 15 tiết lên lớp (nói chung các trường đều bố trí chung cho cả lý thuyết và bài tập) và để tiếp thu được 01 ĐVHT sinh viên chỉ cần chuẩn bị 15 tiết ở nhà. Trong đào tạo theo tín chỉ, 01 tín chỉ (TC) = 15 tiết chuẩn = 12 tiết lên lớp lý thuyết + 6 tiết lên lớp thảo luận, thí nghiệm v.v. = 18 tiết lên lớp, và để tiếp thu được 1 TC sinh viên phải chuẩn bị 30 tiết ở nhà. Điều này cho thấy giờ dạy lý thuyết trên lớp giảm nhưng giờ thảo luận và tự học của sinh viên tăng nhiều, và được bố trí rõ ràng, chứ không mập mờ như trước kia. Sinh viên có cơ hội để tự học và học theo kiểu thảo luận nhóm, còn giảng viên chỉ là người giúp đỡ sinh viên cách tư duy, phương pháp tự học, sáng tạo, chứ không phải đơn thuần là truyền thụ lại kiến thức.
Có thể thấy rằng, đào tạo theo Hệ thống tín chỉ đòi hỏi sinh viên phải nắm chắc Quy chế đào tạo và được tư vấn đầy đủ, để lập được kế hoạch học tập thật phù hợp với điều kiện và năng lực cụ thể của mình. Nhưng điều quan trọng hơn là sinh viên phải tiếp cận được với phương pháp học tập chủ động, lấy tự học và học tập theo nhóm làm chính, để đáp ứng được yêu cầu của đào tạo và quan điểm học tập suốt đời của thời đại ngày nay. Bản chất của đào tạo theo Hệ thống tín chỉ mà Quy chế đào tạo là cơ sở để vận hành nó luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người học phát huy cao độ năng lực của bản thân. Tuy nhiên trên con đường chuyển đổi từ cái cũ sang cái mới, mỗi nhà trường cần có lộ trình và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mình. Không nhìn nhận rõ bản chất và yêu cầu của đào tạo theo tín chỉ, chỉ dựa trên những hiện tượng không phổ biến, suy nghĩ phiến diện, thiếu cơ sở khoa học mà phê phán nó cũng như phê phán “Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo Hệ thống tín chỉ” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt trên những phương tiện thông tin đại chúng, sẽ gây hoang mang và có thể tạo nên những cản trở đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục đại học Việt Nam.
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG TÍN CHỈ CÓ PHẢI LÀ NGUYÊN NHÂN ĐÀO THẢI NHIỀU SINH VIÊN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» QUY CHẾ VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN
» 8 NGUYEN TAC VANG DE LAM VIEC THEO NHOM
» SINH VIEN XHH - HIEM TRUONG HOP LAM DUNG NGHE! TAI SAO?
» MỘT SỐ VẤN ĐỀ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN SINH VIÊN TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU
» ẢNH HƯƠNG CUA RÁC THAI ĐÉN MÔI TRUÒNG (T.VŨ)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến