Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 HAI QUAN THE GIOI

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

HAI QUAN THE GIOI Empty
Bài gửiTiêu đề: HAI QUAN THE GIOI   HAI QUAN THE GIOI I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 5:17 pm

HẢI QUÂN THẾ GIỚI


HMS Cornwall của Hải quân Hoàng gia Anh
Hải quân là một quân chủng trong quân đội thuộc lực lượng vũ trang các nước có biển, thực hiện nhiệm vụ trên chiến trường biển, đại dương và sông nước.
Hải quân hiện đại thường được trang bị tàu mặt nước, tàu ngầm, không quân hải quân, tên lửa, pháo bờ biển và hải quân đánh bộ (hay lính thủy đánh bộ).
Đặc điểm


Chiến hạm lớp Aegis của hải quân Mỹ
• Hải quân có thể tấn công bất kỳ nơi nào trên thế giới do di chuyển bằng đường biển
• Khi xảy ra khủng hoảng hoặc sắp nổ ra chiến tranh, với các tuyến giao thông trên biển, hải quân có thể nhanh chóng điều động hạm đội tới khu vực khủng hoảng, tổ chức vận chuyển quy mô lớn; phong toả, cắt đứt các tuyến giao thông trên biển, có thể sử dụng máy bay trên hạm, tên lửa hành trình và các đòn công kích tầm xa vào đối phương
• Hải quân là quân chủng kỹ thuật, hoạt động độc lập trên biển và trang bị tác chiến hiện đại, như tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân.
• Môi trường tác chiến của hải quân rất đặc biệt, chịu sự uy hiếp từ xa: từ biển, trên không và môi trường điện tử. Vì vậy, hải quân cần có khả năng tác chiến tổng hợp: phòng không, chống hạm, chống ngầm, chống nhiễu...
Nhiệm vụ


Chiến hạm lớp Sovremenniy của hải quân Nga, đối thủ chính của Aegis
• Tập kích mục tiêu đối phương trên biển, là phương pháp truyền thống. Vài năm gần đây, việc sử dụng các loại vũ khí có điều khiển để tập kích chiến hạm đối phương đã đạt trình độ rất cao.
• Tập kích mục tiêu trên đất liền, chi viện cho cho lục quân tác chiến ở ven biển. Điều này được áp dụng nhiều trong chiến tranh hiện đại.
• Vận tải biển: khi xảy ra chiến tranh, cường độ sử dụng binh lực và vũ khí rất lớn, vật tư nhiều nên vận tải biển có tác dụng rất quan trọng đối với việc thắng bại trong chiến tranh.
• Phong toả biển: là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của hải quân trong chiến tranh cục bộ hiện đại nhằm cô lập đối phương, cắt đứt chi viện trợ của đối phương và đồng minh.
• Nghi binh, thị uy: mục đích mở rộng ảnh hưởng, gây tác động tâm lý. Đây là phương pháp của nước lớn khi cần, kết hợp với đấu tranh về kinh tế, chính trị, ngoại giao.


TÀU KHU TRỤC


Khu trục hạm Trần Khánh Dư (HQ-4) của Hải quân Việt Nam Cộng hòa.
Tàu khu trục, hay còn gọi là Khu trục hạm, (Tiếng Anh: destroyer) là một tàu chiến chạy nhanh và hoạt động lâu dài bền bỉ dùng cho mục đích hộ tống các tàu chiến lớn hơn trong một hạm đội hoặc một Chiến đoàn (Battle Group) và bảo vệ chúng chống lại những tàu chiến nhỏ hơn, tấn công mạnh, hoạt động gần (ban đầu là những phóng pháo hạm, sau này là tàu ngầm và phi cơ).
Trước Đệ nhị Thế chiến, các khu trục hạm là những tàu hạng nhẹ không có khả năng chịu đựng được những chiến dịch trên đại dương một mình; thường thường một số khu trục hạm và duy nhất một khu trục hạm cơ xưởng cùng hoạt động với nhau. Trong và sau chiến tranh, các khu trục hạm mạnh hơn và lớn hơn có khả năng hoạt động độc lập được chế tạo, đặc biệt khi các tuần dương hạm ngưng không còn được sử dụng trong thập niên 1950 và thập niên 1960.
Khi bước sang thế kỷ 21, các khu trục hạm là các tàu chiến nổi to lớn nhất được sử dụng thông thường, với chỉ 4 quốc gia là Hoa Kỳ, Nga, Pháp và Peru còn đang dùng các tuần dương hạm và không còn nước nào dùng thiết giáp hạm.[1] Các khu trục hạm hiện đại, cũng được biết đến là các khu trục hạm có trang bị hỏa tiển điều khiển, thì tương đương về trọng tải nhưng có hỏa lực cực kỳ siêu đẳng hơn các tuần dương hạm trong thời Đệ nhị Thế chiến. Chúng có khả năng mang hỏa tiển hạt nhân mà có thể san bằng các thành phố.

Lịch sử ban đầu


Kotaka (1887) của Hải quân Đế quốc Nhật Bản
Sự xuất hiện của khu trục hạm, và sự phát triển của nó cho đến Đê nhị Thế chiến có liên quan đến ngư lôi. Việc phát minh ra ngư lôi tự hành trong thập niên 1860 đã mang đến tiềm năng của một quốc gia khả năng tiêu diệt một hạm đội tàu chiến của kẻ địch bằng cách chỉ sử dụng máy phóng bằng hơi nước mà từ đó các ngư lôi có thể được thả xuống . Các tàu nhỏ chạy nhanh có trang bị ngư lôi được chế tạo và được gọi tên là các phóng pháo hạm (tàu phóng ngư lôi,ngư lôi đỉnh), và các tàu này đã được phát triển vào khoảng thập niên 1880 thành những tàu loại nhỏ từ 50-100 tấn, đủ nhanh để vượt qua các tàu tuần phòng của địch.
Một phản ứng đối phó với mối đe dọa của phóng pháo hạm là việc đóng các tàu đánh chặn nhanh hơn và có hỏa lực mạnh hơn gọi là "tàu đón đầu". Lúc đầu, mối đe dọa đối với một hạm đội chiến đấu được xem chỉ tồn tại khi đang neo trên biển, nhưng khi các ngư lôi nhanh hơn và có tầm xa hơn được phát triển thì mối đe dọa được nới rộng xa ra ngoài lúc tàu hoạt động trên biển. Khi các "tàu đón đầu" được cần đến để hộ tống hạm đội chiến đấu trên biển, chúng cần có sức chịu đựng và có khả năng hoạt động trên biển, và khi chúng càng ngày càng trở nên to lớn như cần thiết đến thì chúng được gọi tên chính thức là torpedo boat destroyers (tàu tiêu diệt ngư lôi đỉnh), không bao lâu sau đó được gọi ngắn gọn là destroyer mà tiếng Việt tương ứng là Khu trục hạm (tiếng Pháp:contre-torpilleur, tiếng Ý: cacciatorpediniere, tiếng Tây Ban Nha: Contratorpedero và tiếng Ba Lan: kontrtorpedowiec).
Một khi các khu trục hạm trở nên có giá trị hơn chỉ là "tàu đón đầu" bảo vệ một khu neo tàu, chúng được nhận ra là cũng rất lý tưởng để thực hiện vai trò của chính các phóng pháo hạm, vì thế chúng được trang bị các ống phóng ngư lôi cũng như súng. Vào lúc đó, và thậm chí trong Đệ nhị Thế chiến, nhiệm vụ duy nhất của các khu trục hạm là bảo vệ hạm đội chiến đấu của chúng khỏi các cuộc tấn công bằng ngư lôi của địch, và tiến hành các cuộc tấn công tương tự (lợi dụng tốc độ cao và tính cơ động tấn công bằn ngư lôi) vào các thiết giáp hạm địch. Nhiệm vụ bảo vệ các đoàn thương thuyền vẫn còn là chuyện của tương lai.
Một phát triển quan trọng đến vào năm 1884[2] với Swift, một phóng pháo hạm lớn có sáu súng bắn nhanh 47 mm và ba ống phóng ngư lôi. Trong lúc không chạy đủ nhanh để đánh nhau với các ngư lôi đỉnh khác hữu hiệu nhưng ít ra nó có đủ trang bị để đối phó với quân địch.
Chiến hạm Kotaka ("chim ưng") năm 1885, là "là tàu hàng đầu trong các khu trục hạm diệt phóng pháo hạm xuất hiện một thập niên sau đó" (Kaigun, David C. Evans). Được thiết kế theo chi tiết của Nhật Bản và đặt đóng tại Xưởng đóng tàu Yarrow của Vương quốc Anh năm 1885, nó được tháo rời để được đưa đến Nhật Bản nơi nó được lắp ráp và hạ thủy năm 1887. Nó được trang bị với 4 súng bắn nhanh 37 mm và sáu ống phóng ngư lôi, có tốc độ 19 knot (35 km/h), và trọng tải là 203 tấn, là một phóng pháo hạm lớn nhất chưa từng được thiết kế. Trong những lần chạy thử năm 1889, Kotaka chứng tỏ rằng nó có thể đi xa hơn vai trò phòng thủ bờ biển, và có khả năng theo các tàu lớn hơn trên biển động. Xưởng đóng tàu Yarrow, nơi đóng từng bộ phận cho Kotaka, "đã xem Nhật Bản đã hửu hiệu phát minh ra khu trục hạm" (Howe).


Destructor của Hải quân Tây Ban Nha (1886)
Ngay sau khi Kotaka được đặt đóng, Fernando Villaamil, sỉ quan thứ hai của Bộ Hải quân Tây Ban Nha nơi ông đặt trách việc phát triển khái niệm về một loại tàu mới thiết kế để chống các ngư lôi đỉnh,[3] đặt đóng một phóng pháo hạm lớn tháng 11 năm 1885 với Xưởng ames và George Thompson của Clydebank, không xa Xưởng đóng tàu Yarrow. Chiếc tàu được đặt tên Destructor (có nghĩa là khu trục hạm), được khởi đóng cuối năm, hạ thủy 1886, và được đưa vào phục vụ năm 1887. Trọng tải rẽ nước của nó là 380 tấn, và nó được trang bị với một đại bác 90 mm, bốn đại bác 57 mm, hai súng 37 mm và 3 ống phóng ngư lôi. Nó chở 60 thủy thủ. Trong phạm vi trang bị súng, tốc độ (22.5 knot lúc thử) và hình thù to lớn, thiết kế đặc biệt để rượt đuổi các phóng pháo hạm nhỏ hơn và khả năng hoạt động trong biển động, Destructor được rộng rải xem là khu trục hạm đầu tiên từng được đóng.[4]
Destructor của Tây Ban Nha được nghĩ là có ảnh hưởng đến thiết kế và khái niệm của các khu trục hạm sau này được Hải quân Vương quốc Anh phát triển.[5][6]
Sau đó không lâu, Vương quốc Anh bắt đầu những thí nghiệm với các tàu diệt phóng pháo hạm Rattlesnake, một lớp gồm có 17 ngư phóng pháo hạm lớn - là tiền thân đầu tiên của các khu trục hạm được đóng như là một lớp gồm nhiều chiếc, hơn là những chiếc riêng lẽ. Khi thử nghiệm, Rattlesnake đã chứng tỏ vượt trội nhanh hơn các phóng pháo hạm, nhưng không đủ nhanh để trở nên có tính quyết định.
Các tàu đầu tiên có kiểu chính thức như "tàu diệt phóng pháo hạm" là Khu trục hạm lớp Havock gồm hai tàu của Hải quân Hoàng gia, được phát triển năm 1892 dưới quyền của đề đốc mới bổ nhiệm John Fisher, và được hạ thủy năm 1893. Havock có một trọng lượng rẽ nước là 240 tấn, vận tốc 27 knot (50 km/h), và được trang bị với một súng 76 mm, ba súng 57 mm, và ba ống phóng ngư lôi 46-cm. Nó cũng có tầm hoạt động và tốc độ hữu hiệu để đi cùng một hạm đội chiến đấu.
Hải quân Pháp, lực lượng sử dụng nhiều phóng pháo hạm, đóng khu trục hạm đầu tiên của nó vào năm 1899, với chiếc Durandal thuộc lớp 'torpilleur d'escadre'.
Hoa Kỳ cho vào phục vụ khu trục hạm đầu tiên của họ là USS Bainbridge, Khu trục hạm số 1, năm 1902 và vào năm 1906 có 16 khu trục hạm đang phục vụ với Hải quân.


TÀU NGẦM


Hình vẽ tàu ngầm quân sự loại Ohio đang phóng tên lửa Trident ICBM.
Tàu ngầm, đôi khi còn được gọi là tiềm thủy đĩnh theo tên Hán-Việt, là một loại tàu đặc biệt hoạt động dưới nước. Nhiều quốc gia có lực lượng hải quân sử dụng tàu ngầm cho mục đích quân sự. Tàu ngầm cũng được sử dụng cho vận chuyển hàng hải và nghiên cứu khoa học ở đại dương cũng như ở vùng nước ngọt, giúp đạt tới độ sâu vượt quá khả năng lặn của con người.

Lịch sử
Người ta đã coi C.V.Drebbel, nhà vật lý, người phát minh ra nhiệt kế, sống ở cung vua Anh Jacques I và là thái phó của các hoàng tử và công chúa của quốc vương, là cha đẻ của tàu ngầm đầu tiên. Thực ra ông chỉ áp dụng các ý tưởng của nhà toán học Anh W.Bourne, đưa ra từ năm 1578. Bourne cũng đã có ý tưởng về một cột buồm rỗng để thông gió. Đó là nguyên lý của ống thông hơi[1] mãi sau này được trang bị cho các tàu ngầm của Đức kiểu XXI.
Năm 1624, Van Drebbel đã cho chế tạo một tàu ngầm có dạng quả trứng, bằng gỗ, được đẩy đi bởi mười hai người chèo thêm vào thủy thủ đoàn, mà ông đã thử trên sông Thames trước sự ngạc nhiên của mọi người...
Dường như Van Drebbel đã có ý tưởng tái sinh bằng con đường hóa học không khí trên tàu, nhờ một dung dịch kiềm vốn đã kích thích rất mạnh trí tò mò của nhà vật lý R.Boyle (1627-1691). Đã không có ai thu được những chi tiết rõ ràng về cái hỗn hợp khí đó.
[sửa] Nguyên lý
Nguyên lý hoạt động của tàu ngầm dựa vào hai định luật cơ bản của Vật lý:
Định luật Ac-si-mec : Với bất cứ một vật nào chìm trong nước, đều chịu một lực đẩy, thẳng đứng, hướng lên trên và có độ lớn đúng bằng phẩn chất lỏng mà vật đang chiếm chỗ.
Định luật Pas-cal: Ap suất mà một bề mặt phải chịu tỉ lệ thuận cùng lực tác dụng lên bề mặt, tỉ lệ nghịch với diện tích bề mặt đó.
Đối với một tàu ngầm thông thường, có hai lớp vỏ, lớp vỏ trong dầy hơn nhiều và cũng là lớp vỏ của khoang nhân viên, giữa hai lớp vỏ là khoang trống có chứa các giàn ép nước. Khi tàu nổi thì khoang giữa hai lớp vỏ này trống, khi muốn tàu lặn thì có một van phía trên sẽ mở, nước tràn vào khe giữa hai vỏ làm khối lượng tàu tăng lên, chìm xuống. Các giàn ép phía trong khoang giữa hai vỏ này có nhiệm vụ dồn không khí vào chiếm chỗ nước để tàu nổi lên.


Hàng không mẫu hạm
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
(đổi hướng từ Tàu sân bay)
Bước tới: menu, tìm kiếm


Hàng không mẫu hạm Pháp Charles de Gaulle


Hai hàng không mẫu hạm, USS John C. Stennis (phải) và HMS Illustrious (trái), để minh họa sự khác nhau của cỡ đại hàng không mẫu hạm và cỡ hàng không mẫu hạm V/STOL nhẹ


USS Abraham Lincoln (CVN-72) của Hoa Kỳ
Một hàng không mẫu hạm (miền Bắc gọi là tàu sân bay) là một loại tàu chiến được thiết kế để triển khai và thu hồi lại máy bay—trên thực tế hoạt động như một căn cứ không quân trên biển. Vì vậy các hàng không mẫu hạm cho phép lực lượng hải quân triển khai không lực ở các khoảng cách lớn không phụ thuộc vào các căn cứ ở gần đó để làm căn cứ trên mặt đất cho máy bay. Các lực lượng hải quân hiện đại với những con tàu như vậy coi chúng là trung tâm của hạm đội, vai trò trước đó do tàu chiến đảm nhận. Sự thay đổi này, một phần vì sự phát triển của chiến tranh trên không thành một phần quan trọng trong chiến tranh, đã diễn ra trong Thế chiến thứ hai. Các hàng không mẫu hạm không có hộ tống được coi là dễ bị các tàu khác, máy bay, tàu ngầm hay phi đạn tấn công và vì thế phải di chuyển trong một nhóm tàu chiến hàng không mẫu hạm. Trong lực lượng hải quân của nhiều nước, đặc biệt là Hải quân Hoa Kỳ, một hàng không mẫu hạm được coi là tàu chính.
Mục lục
[ẩn]
• 1 Hình dạng sàn bay
• 2 Các kiểu thông thường
o 2.1 Các thiết kế ban đầu và những phát triển giữa hai cuộc chiến
o 2.2 Những phát triển trong Thế chiến thứ hai
o 2.3 Những phát triển thời hậu chiến
• 3 Lịch sử và cuộc chạy đua
o 3.1 Nguồn gốc
o 3.2 Những năm giữa hai cuộc chiến
o 3.3 Thế chiến thứ hai
• 4 Những cải tiến thời chiến
o 4.1 Những hàng không mẫu hạm loại nhỏ
o 4.2 Những hàng không mẫu hạm hộ tống và hàng không mẫu hạm kiểu tàu buôn
o 4.3 Tàu buôn có hệ thống phóng
o 4.4 Đường băng chéo
o 4.5 Những phát triển thời hậu chiến
• 5 Các chiến dịch hàng không mẫu hạm của Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên
• 6 Các chiến dịch hàng không mẫu hạm Mỹ ở Đông Nam Á
• 7 Các hàng không mẫu hạm hiện nay
o 7.1 Các hàng không mẫu hạm hiện đại
• 8 Các hàng không mẫu hạm hiện đại
o 8.1 Hải quân Pháp
o 8.2 Hải quân Ấn Độ
o 8.3 Hải quân Ý
o 8.4 Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
o 8.5 Hải quân Hoàng gia Anh
o 8.6 Liên bang Nga
o 8.7 Hạm đội Tây Ban Nha
o 8.8 Hải quân Hoa Kỳ
o 8.9 Hải quân Hoàng gia Úc
• 9 Các hàng không mẫu hạm trong tiểu thuyết
• 10 Chú thích
• 11 Xem thêm
• 12 Tham khảo
• 13 Liên kết ngoài

[sửa] Hình dạng sàn bay


USS Saratoga năm 1935
Các hàng không mẫu hạm hiện đại có sàn bay phẳng, sàn bay được dùng làm nơi cất cánh và hạ cánh cho các máy bay. Máy bay cất cánh lên phía trước, ngược chiều gió, và hạ cánh từ phía sau. Các hàng không mẫu hạm có thể chạy với tốc độ, ví dụ lên tới 35 knots (65 km/h), ngược chiều gió khi máy bay cất cánh để tăng tốc độ gió biểu kiến, nhờ vậy giảm được tốc độ cần thiết của máy bay so với con tàu. Trên một số chiếc, một hệ thống phóng máy bay hoạt động bằng hơi nước được sử dụng nhằm đẩy máy bay về phía trước trợ giúp thêm vào sức mạnh của động cơ máy bay, cho phép máy bay cất cánh ở một khoảng cách ngắn hơn bình thường, thậm chí với hiệu ứng của gió ngược chiều từ phía trước tới. Trên các hàng không mẫu hạm khác, máy bay không cần trợ giúp để cất cánh – yêu cầu trợ giúp cất cánh liên quan tới thiết kế máy bay và đặc điểm của nó. Ngược lại, khi hạ cánh trên một hàng không mẫu hạm, một số máy bay chỉ dựa vào một móc đuôi để ngoắc vào các dây hãm chạy ngang sàn bay của tàu để giữ chúng dừng lại trong một khoảng cách ngắn hơn bình thường. Một số loại khác dùng khả năng lơ lửng của nó để hạ thẳng đứng và vì thế cần phải giảm tốc độ khi hạ cánh. Từ cuối Chiến tranh thế giới thứ hai việc hướng đường băng hạ cánh chéo một góc so với trục chính của con tàu đã trở nên phổ thông. Chức năng đầu tiên của kiểu đường băng chéo là cho phép máy bay nào không móc được dây hãm, gọi là "bolter" (chú ngựa bất kham), tiếp tục cất cánh mà không gặp phải nguy cơ lao vào các máy bay đang đỗ ở khu vực phía trước sàn bay. Đường băng chéo cũng cho phép hạ cánh một máy bay cùng lúc với việc phóng một máy bay khác ở đường băng trước.
Các vùng sàn bay bên hông của tàu chiến (đài chỉ huy, tháp kiểm soát bay, hệ thống thoát khí của động cơ và các thứ khác) được tập trung ở một vùng khá nhỏ được gọi là một "đảo". Rất hiếm hàng không mẫu hạm được thiết kế hay được chế tạo mà không có một đảo và kiểu thiết kế như vậy chưa từng được thấy trên bất kỳ một hàng không mẫu hạm cỡ hạm đội nào.
Một hình dạng gần đây hơn, gọi là kiểu nhảy cầu (ski jump), được Hải quân Hoàng gia Anh sử dụng, có một đầu dốc lên ở phía trước đường băng. Nó được phát triển đễ có thể phóng được các máy bay VTOL (máy bay cất cánh và hạ cánh thẳng đứng) hay STOVL (máy bay cất cánh đường băng ngắn và hạ cánh thẳng đứng) như kiểu Sea Harrier. Mặc dù máy bay có thể bay lên thẳng đứng ở trên bong, nhưng việc sử dụng bờ dốc sẽ tiết kiệm nhiên liệu. Vì sẽ không cần tới các máy phóng và dây hãm nữa, các hàng không mẫu hạm kiểu này sẽ giảm được trọng lượng, tính phức tạp, và khoảng không cần thiết để bố trí thiết bị.
[sửa] Các kiểu thông thường
Trong thế kỷ vừa qua, đã có nhiều kiểu hàng không mẫu hạm được thiết kế, một số chúng hiện đã lỗi thời. Nói chung, chúng có thể được phân loại như sau:
[sửa] Các thiết kế ban đầu và những phát triển giữa hai cuộc chiến
• Những chiếc Tàu tiếp liệu máy bay trên biển, như HMS Engadine, đã bị loại không được sử dụng trên chiến trường sau thập niên 1920 khi những hàng không mẫu hạm có thể chứa các máy bay quy ước được biên chế vào các hạm đội và ưu thế của các loại máy bay trên mặt đất so với các loại máy bay trên biển trong các chiến dịch hải quân đã rõ ràng.
• Những hàng không mẫu hạm tiêu chuẩn, như HMS Ark Royal, đặc trưng 20.000 đến 65.000 tấn. Thường được gọi là "những hàng không mẫu hạm hạm đội"
• Hàng không mẫu hạm chở máy bay; hàng không mẫu hạm có thể mang mọi loại máy bay. Gồm cả USS Akron và USS Macon
[sửa] Những phát triển trong Thế chiến thứ hai
Tập tin:Hmcs bonaventure.jpg
HMCS Bonaventure, tàu sân bay Majestic của Hải quân Hoàng gia Canada
• Các hàng không mẫu hạm hộ tống, như USS Barnes, chỉ được chế tạo trong Thế chiến thứ hai, và được Hải quân hoàng gia Anh và Hải quân Hoa Kỳ sử dụng.
• Các hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, như USS Independence, được thiết kế để chỉ chở các máy bay chiến đấu.
• Các tàu chở máy bay cải tiến từ tàu hàng, như SS Michael E, tàu chở hàng, có thể phóng máy bay chiến đấu nhưng không thu hồi được. Những tàu này được dùng lúc khẩn cấp trong Thế chiến thứ hai.
• Các tàu chở máy bay cải tiến từ tàu buôn (MACs), như MV Empire MacAlpine, một biện pháp khi khẩn cấp khác, lắp thêm đường băng vào các tàu buôn chở hành.
• Các Tàu chiến chở máy bay được sáng tạo bởi Hải quân Đế quốc Nhật để bù lại một phần tổn thất về hàng không mẫu hạm sau Trận chiến Midway. Hai chiếc trong số chúng được làm từ Tàu chiến lớp Ise vào cuối năm 1943. Những tháp nhỏ ở đuôi tàu bị dời đi và được thay thế bằng một nhà chứa máy bay, sàn bay và máy phóng. Tàu tuần dương hạng nặng Mogami cũng được cải tạo kiểu như vậy.
• Các Tàu ngầm chở máy bay, như kiểu Surcouf của Pháp, hay tàu ngầm lớp I-400 của Nhật có thể mang 3 máy bay Aichi M6A Seiran. Chiếc đầu tiên trong số chúng được chế tạo vào thập niên 1920.
Một số tuần dương hạm và tàu chỉ huy thời giữa hai cuộc chiến thường có máy phóng dành cho máy bay trên biển để trinh sát và phát hiện điểm rơi của các loại súng. Nó được phóng bằng một máy phóng và thu hồi bằng cần cẩu từ trên mặt nước sau khi hạ cánh. Đa số chúng đã bị bỏ đi trong Thế chiến thứ hai, nhưng chúng cũng có một số thành công trong thời gian đầu cuộc chiến như chiếc Walrus của HMS Warspite trong các chiến dịch ở vịnh Fio năm 1940.
[sửa] Những phát triển thời hậu chiến
• Hàng không mẫu hạm tấn công đổ bộ, như USS Tarawa, thường được dùng cho mục đích chở quân đổ bộ và điều khiển một đạo quân trực thăng lớn cho mục đích đó. Chúng cũng được gọi là "tàu chở lính đặc công" hay "tàu chở máy bay trực thăng".
• Các Tàu chống tàu ngầm, như HMS Ocean, cũng được gọ là "tàu chở máy bay trực thăng."
• Các Siêu hàng không mẫu hạm, như USS Nimitz, đặc trưng 75.000 tấn hay lớn hơn. Được trang bị động cơ bằng các lò phản ứng hạt nhân và là trung tâm của một hạm đội được thiết kế hoạt động xa nhà.
Nhiều tàu chiến hiện đại có khả năng đỗ máy bay trực thăng và các tàu chở máy bay trực thăng là một loại hàng không mẫu hạm tấn công đổ bộ kiểu mới.
[sửa] Lịch sử và cuộc chạy đua
[sửa] Nguồn gốc


Ely phóng lên từ USS Birmingham ngày 14 tháng 11 năm 1910
Tập tin:Ely-landing.jpg
Ely đạp xuống USS Pennsylvania ngày 18 tháng 1 năm 1911
Khi máy bay nặng hơn không khí được phát triển vào đầu thế kỷ 20, nhiều lực lượng hải quân bắt đầu chú ý tới tiềm năng sử dụng chúng để trinh sát những tàu chiến lớn. Nhiều chuyến bay thử nghiệm đã được thiến hành để kiểm tra ý tưởng này. Eugene Ely là phi công đầu tiên được phóng từ một tàu đứng yên vào tháng 10 năm 1910. Ông đã cất cánh từ một kết cấu được gắn chặt vào phần sàn ở mũi tàu chiếc tuần dương hạm bọc sắt của Mỹ, USS Birmingham tại Hampton Roads, Virginia và hạ cánh ở gần đó trên Mũi đất Willoughby sau vài phút bay trên không. Vào ngày 18 tháng 1 năm 1911 ông trở thành phi công đầu tiên hạ cánh trên một tàu đứng yên. Ông cất cánh từ đường đua Tanforan và hạ cánh trên một kết cấu tạm khác trên đuôi chiếc USS Pennsylvania bỏ neo tại San Francisco bến cảng – hệ thống phanh ngẫu tác gồm các bao cát và những sợi dây dẫn thẳng tới mũi hãm và những sợi dây được miêu tả bên trên. Máy bay của ông sau đó quay tròn và ông không thể cất cánh lại. Sĩ quan chỉ huy Charles Samson, RN, trở thành người đầu tiên cất cánh từ một tàu chiến đang chạy vào ngày 2 tháng 5 năm 1912. Ông cất cánh trông một Short S27 từ tàu chiến HMS Hibernia khi nó đang chạy với tốc độ 10,5 knots (19 km/h) trong cuộc Thao diễn hạm đội hoàng gia ở Weymouth.
HMS Ark Royal là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên. Ban đầu nó là một chiếc tàu buôn, nhưng được hoán cải lại để trở thành một hàng không mẫu hạm chở máy bay trên biển. Được đưa vào sử dụng năm 1914, nó phục vụ trong chiến dịch Dardanelles đến hết Thế chiến thứ nhất.
Cuộc tấn công đầu tiên từ một hàng không mẫu hạm là tấn công một mục tiêu trên đất liền diễn ra ngày 19 tháng 7 năm 1918. Bảy chiếc Sopwith Camel được phóng từ HMS Furious đã tấn công căn cứ zeppelin của Đức tại Tondern, với hai quả bom 50 lb mỗi quả. Nhiều khí cầu và bóng khí bị phá huỷ, nhưng vì hàng không mẫu hạm không có cách nào để thu hồi máy bay một cách an toàn, hai phi công đã bỏ máy bay trên biển cạnh tàu trong khi những người khác bay tới nước Đan Mạch trung lập.
[sửa] Những năm giữa hai cuộc chiến


Sàn phẳng đầu tiên, HMS Argus năm 1918


Hàng không mẫu hạm đầu tiên thực sự được phát triển, Hosho của Hải quân Hoàng đế Nhật năm 1922
Hiệp ước Hải quân Washington năm 1922 đã đặt ra những giới hạn chặt chẽ về sức mạnh hải quân sau Thế chiến thứ nhất, các giới hạn không chỉ về tổng kích thước của các hàng không mẫu hạm, mà còn về giới hạn tối đa là 27.000 tấn cho mỗi chiếc. Mặc dù đã có một số sửa đổi về tổng kích thước (chỉ tính những chiếc trong hạm đội, không tính những chiếc thử nghiệm), không được vượt quá tổng kích thước. Tuy nhiên, trong khi các cường quốc hải quân lớn vượt quá kích thước đối với những chiếc tàu chiến, thì họ không vượt kích thước đối với các hàng không mẫu hạm. Vì thế, nhiều tàu chiến và tuần dương hạm đang được chế tạo (hay đang được sử dụng) đã được chuyển đổi thành hàng không mẫu hạm. Chiếc tàu đầu tiên có sàn phẳng trên toàn bộ chiều dài là chiếc HMS Argus việc hoán cải nó hoàn thành vào tháng 9 năm 1918, với việc Hải quân Hoa Kỳ không following suit until 1920, khi việc hoán cải chiếc USS Langley đã hoàn thành. Hạm đội hàng không mẫu hạm đầu tiên của Mỹ chỉ được đưa vào phục vụ năm 1928 (USS Lexington và Saratoga).
Chiếc hàng không mẫu hạm thực sự đầu tiên được phát triển là chiếc HMS Hermes, mặc dầu chiếc đầu tiên được biên chế vào hạm đội là chiếc Hosho của Nhật Bản (được biên chế vào tháng 12 năm 1922, tiếp đó là chiếc HMS Hermes vào tháng 7 năm 1923). Thiết kế của chiếc Hermes tiếp nối và có ảnh hưởng từ chiếc Hosho, và việc chế tạo nó trên thực tế được bắt đầu sớm hơn, nhưng nhiều cuộc kiểm tra, thực nghiệm và ngân sách đã làm chậm thời gian hoàn thành nó.
Tới cuối thập niên 1930, các hàng không mẫu hạm trên thế giới thường mang ba kiểu máy bay: máy bay phóng ngư lôi, cũng được sử dụng cho những vụ ném bom quy ước trinh sát; máy bay ném bom bổ nhào, cũng được sử dụng vào trinh sát (trong Hải quân Hoa Kỳ, kiểu máy bay này được gọi là "máy bay ném bom trinh sát"); và máy bay chiến đấu để bảo vệ hạm đội và hộ tống các máy bay ném bom đi làm nhiệm vụ. Bởi vì khoảng không trên hàng không mẫu hạm rất hạn chế, tất cả các máy bay đó đều nhỏ, có một động cơ, và thường có cánh gấp lại để dễ xếp cất.
[sửa] Thế chiến thứ hai
Các hàng không mẫu hạm đóng một vai trò quan trọng trong Thế chiến thứ hai. Với bảy tàu hoạt động, Hải quân hoàng gia có một ưu thế về số lượng to lớn ở đầu cuộc chiến khi cả Đức và Ý đều không có hàng không mẫu hạm. Tuy nhiên, điểm yếu dễ bị tấn công cả các hàng không mẫu hạm trước các tàu chiến truyền thống đã nhanh chóng lộ ra khi tàu HMS Glorious bị tuần dương hạm Đức đánh đắm trong chiến dịch Na Uy năm 1940. Tới Thế chiến thứ hai, các hàng không mẫu hạm chở máy bay trên biển không con được coi là ngang sức với những hàng không mẫu hạm mang máy bay quy ước, bởi vì các máy bay quy ước có tầm bay xa hơn, nhanh hơn, với trọng lượng vũ khí đem theo lớn hơn và tính năng tốt hơn; tới cuối cuộc chiến, những chiếc máy bay trực thăng đầu tiên đã thay thế nhiều nhiệm vụ của những máy bay trên biển.
Sự yếu kém rõ ràng này trước các tàu chiến đã thay đổi vào tháng 10 năm 1940 khi chiếc HMS Illustrious tung ra một cuộc tấn công tầm xa vào hạm đội Ý trong Trận Taranto. Chiến dịch này đã làm mất khả năng chiến đấu của ba trong sáu tàu chiến tại cảng và chỉ mất 2 chiếc trong số 21 chiếc máy bay tấn công Fairey Swordfish torpedo bombers. Các hàng không mẫu hạm cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố cho Malta, cả bằng cách vận chuyển máy bay và bảo vệ các đoàn tàu tiếp tế cho hòn đảo đang bị phong tỏa này. Việc sử dụng các hàng không mẫu hạm đã làm cho hải quân của Ý và Đức vốn chỉ có căn cứ sân bay trên đất liền không thể thống trị trên vùng Địa Trung Hải.
Ở Đại Tây Dương, các máy bay từ tàu HMS Ark Royal và HMS Victorious chịu trách nhiệm làm giảm bước tiến của Tàu chiến Bismarck Đức trong tháng 5 năm 1941. Sau đó, các hàng không mẫu hạm hộ tống đã chứng minh giá trị của mình trong vai trò bảo vệ các đoàn tàu trong Trận chiến Đại tây dương thứ hai và ở các vùng biển Bắc Cực.
Nhiều trận chiến lớn ở Thái Bình Dương cũng có sự tham gia của các hàng không mẫu hạm. Nhật Bản bắt đầu cuộc chiến với mười chiếc, hạm đội lớn nhất và hiện đại nhất trên thế giới ở thời điểm đó. Ban đầu cuộc chiến có sáu chiếc hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ mặc dù chỉ có ba trong số chúng hoạt động ở Thái Bình Dương.


Các máy bay trên hàng không mẫu hạm Shokaku Nhật Bản chuẩn bị Tấn công Trân Châu Cảng
Việc phát triển những ngư lôi lặn ở độ sâu thấp của Nhật Bản năm 1939, vụ tấn công năm 1940 của Không quân Hoàng gia Anh vào hạm đội Ý ở Taranto, vụ tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng là một minh chứng rõ ràng của sức mạnh có được khi sở hữu một lực lượng lớn những hàng không mẫu hạm hiện đại.
Đống thời, người Nhật bắt đầu tiến ra khắp Đông Nam Á và vụ đánh chìm tàu Prince of Wales và Repulse của các máy bay có căn cứ trên mặt đất của Nhật Bản khiến cho nảy sinh nhu cầu về những chiếc tàu bảo vệ hạm đội khỏi những cuộc tấn công không quân. Tháng 4 năm 1942, Lực lượng hàng không mẫu hạm tấn công nhanh của Nhật Bản chạy vào Ấn Độ Dương và đánh chìm các tàu, gồm cả chiếc hàng không mẫu hạm đang được sửa chữa và không được bảo vệ HMS Hermes. Các hạm đội nhỏ hơn của Đồng Minh không được bảo vệ đúng mức đã bị buộc phải rút lui hay bị phá huỷ. Trong Trận chiến biển San Hô, các hạm đội Mỹ và hạm đội Nhật Bản lần đầu tiên trao đổi những trận tấn công bằng máy bay lẫn nhau mà không tàu bên nào nhìn thấy nhau. Trong Trận Midway, bốn tàu sâu bay Nhật bị đánh chìm trong một cuộc tấn công bất ngờ bởi những chiếc máy bay từ ba hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ lúc ấy đang được cho là ở Thái Bình Dương.
Sau đó người Mỹ có thể chế tạo được số lượng lớn máy bay trang bị trên hạm đội hổn hợp gồm nhiều loại tàu: hàng không mẫu hạm hạng nhẹ, hàng không mẫu hạm hộ tống, và quan trọng nhất là hạng tàu Essex mới được đưa vào sử dụng năm 1943. Những chiếc hàng không mẫu hạm này là hạt nhân tạo nên lực lượng đặc nhiệm tàu hàng không mẫu hạm nhanh của Hạm đội 3 và Hạm đội 5, đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng ở mặt trận Thái Bình Dương. Sự lu mờ của thiết giáp hạm như là một thành phần hàng đầu trong hạm đội đã được minh chứng rõ ràng với việc đánh đắm chiếc thiết giáp hạm lớn nhất từng được chế tạo, chiếc Yamato, bởi máy bay từ hàng không mẫu hạm năm 1945. Nhật cũng chế tạo hàng không mẫu hạm lớn nhất của cuộc chiến, chiếc Shinano, nguyên là một chiếc thiết giáp hạm hạng Yamato, được thay đổi chức năng trong quá trình đóng sau thảm họa mất 4 chiếc hàng không mẫu hạm trong trận Midway. Nó bị một tàu ngầm Mỹ tuần tiểu đánh đắm tháng 11-1944, khi đang vận chuyển sau khi vừa được hạ thủy, nhưng trước khi được trang bị hoàn chỉnh hay hoạt động.
[sửa] Những cải tiến thời chiến


hàng không mẫu hạm Taiho mũi chống bão
Kinh nghiệm chiến đấu đã cho thấy phát minh "mũi tàu chống bão" của Anh là các sử dụng mũi tàu hữu hiệu nhất, hơn cả súng máy hay một tầng thứ nhì. Loại mũi tàu này đã được sử dụng rộng rãi cho các hàng không mẫu hạm Anh và Mỹ. Hàng không mẫu hạm Nhật Taiho là tàu đầu tiên của Nhật sử dụng phát minh này.
Bắt đầu muộn trong cuộc chiến với lớp hàng không mẫu hạm Midway, các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ đã trở nên to lớn tới mức thực tế việc áp dụng khái niệm thiết kế sàn chứa máy bay (hangar deck) trở thành sàn chắc (strenth deck) không còn thích hợp nữa, và mọi hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sau này đều có sàn cất cánh là sàn chắc, khiến đảo trở thành siêu cấu trúc duy nhất.
[sửa] Những hàng không mẫu hạm loại nhỏ
Tập tin:Viraat lengthy.jpg
hàng không mẫu hạm hạng nhẹ của Ấn Độ INS Viraat, trước kia là chiếc HMS Hermes, mua lại của Anh
Sự thiệt hại ba hàng không mẫu hạm chính liên tiếp ở Thái Bình Dương buộc hải quân Hoa kỳ phải phát triển hàng không mẫu hạm hạng nhẹ (CVL) từ những thân tàu tuần dương hạm hạng nhẹ vốn đã được chế tạo. Chúng được dùng để hỗ trợ thêm các phi đội máy bay chiến đấu cho lực lượng tấn công, và đã chỉ được sử dụng trong Hải quân Hoa Kỳ trong Thế chiến thứ hai. Hải quân Hoàng gia Anh cũng đưa ra một thiết kế tương tự cho họ và các nước thuộc Khối thịnh vượng chung Anh sau Thế chiến thứ hai. Một trong những chiếc hàng không mẫu hạm đó, chiếc INS Viraat của Ấn Độ, ban đầu là HMS Hermes, hiện vẫn đang được sử dụng.
[sửa] Những hàng không mẫu hạm hộ tống và hàng không mẫu hạm kiểu tàu buôn
Để bảo vệ các đoàn tàu trên biển Đại Tây Dương, người Anh đã phát triển một kiểu tàu được gọi là hàng không mẫu hạm kiểu tàu buôn, chúng vốn là những tàu buôn được trang bị một sàn phẳng cho khoảng sáu chiếc máy bay. Chúng được vận hành bởi những đoàn thủy thủ dân sự, treo cờ thương mại và mang hàng hóa thông thường tuy nhiên vẫn có hỗ trợ bảo vệ bằng không quân. Bởi vì những tàu đó không có thang máy hay chỗ đỗ cho máy bay, việc bảo dưỡng máy bay bị hạn chế và trong suốt cuộc hành trình, máy bay phải đỗ trên boong.
Chúng được dùng tạm thời cho tới khi hàng không mẫu hạm hộ tống chuyên dụng được chế tạo ở Hoa Kỳ (Xếp hạng ở Hoa Kỳ CVE). Khoảng một phần ba kích thước của một hạm đội hàng không mẫu hạm, nó mang khoảng hai tá máy bay với nhiệm vụ chống tàu ngầm. Hơn một trăm chiếc đã được chế tạo hay được hoán cải từ các tàu buôn.
Các hàng không mẫu hạm hộ tống sản xuất tại Hoa Kỳ thường từ hai kiểu thiết kế thân căn bản: một từ tàu buôn, và một từ tàu chở dầu hơi lớn và tốc độ hơi cao. Bên cạnh việc bảo vệ hộ tống, chúng được sử dụng để vận chuyển máy bay qua biển. Tuy nhiên, một số cũng tham gia vào các trận đánh giải phóng Philippines, nổi tiếng là trận Samar trong đó sáu chiếc hàng không mẫu hạm hộ tống và các tàu khu trục đã nhanh chóng tiếp chiến năm tàu chiến Nhật Bản và buộc chúng phải rút lui.

Tàu buôn có hệ thống phóng
Là một thứ tàu dùng tạm trong lúc khẩn cấp trước khi các hàng không mẫu hạm kiểu tàu buôn được đem ra sử dụng, người Anh đã bảo vệ trên không cho các đoàn hộ tống bằng cách sử dụng "Tàu buôn có hệ thống phóng" (CAM ships) và các hàng không mẫu hạm kiểu tàu buôn. Các tàu buôn có hệ thống phóng vốn là các tàu buôn được trang bị một máy bay, thường là một battle-weary Hawker Hurricane, được phóng bằng một máy phóng. Một khi đã được phóng đi, máy bay không thể đỗ trở lại trên bong và phải hạ cánh xuống biển nếu không thể bay tới đất liền. Trong hai năm, chỉ chưa tới mười vụ phóng kiểu này được thực hiện, tuy thế những chuyến bay đó cũng mang lại một số thành công: hạ sáu máy bay ném bom trong khi chỉ mất một phi công.
[sửa] Đường băng chéo


Đường băng chéo góc cho phép phóng và đáp máy bay cùng lúc an toàn
Trong Thế chiến thứ hai, máy bay phải hạ cánh trên một đường băng song song với trục dài của thân tàu. Máy bay nào đã đỗ trên sàn được cho đỗ ở mũi tàu, chỗ cuối đường băng. Một thanh ngăn va chạm được dựng lên phía sau chúng để ngăn máy bay đang hạ cánh khỏi lao vào khu vực đố bởi vì móc giữ của nó móc trượt vào các dây giảm tốc. Nếu điều này xảy ra, thường gây ra thiệt hại nghiêm trọng, thương vong hay thậm chí, nếu thanh chắn không đủ chắc, còn phá hủy các máy bay đã đỗ.
Một phát triển quan trọng trong thập niên 1940 khi Anh phát minh ra đường băng chéo, nơi đường băng được đặt chéo vài độ so với trục thân tàu. Nếu một máy bay không móc được cáp giảm tốc, phi công chỉ cần tăng sức động cơ lên tối đa rồi lại cất cánh lại và sẽ không đâm phải các máy bay đã đỗ bởi vì đường băng chéo góc hướng ra ngoài biển.
[sửa] Những phát triển thời hậu chiến


Dàn đèn hạ cánh trên chiếc Charles de Gaulle


USS Theodore Roosevelt cvn-71
Hệ thống phóng thủy lực hiện đại, được cung cấp sức mạnh thủy lực từ các nồi hơi hay các lò phản ứng, được Chỉ huy trưởng C.C. Mitchell Royal Naval Reserve phát minh ra. Nó đã được ứng dụng rộng rãi sau khi được thử nghiệm nhiều lần trên chiếc HMS Perseus từ giữa 1950 và 1952 nó cho thấy sức mạnh lớn hơn và độ tin cậy cao hơn những hệ thống phóng dùng khí nén vốn từng được đưa vào sử dụng từ thập niên 1930. Hiện tại, chỉ các hàng không mẫu hạm dùng năng lượng hạt nhân là có các nồi hơi như một phần trong hệ thống sức mạnh chuyển động của nó, đa phần các hàng không mẫu hạm hiện nay được trang bị thiết bị phát hơi chỉ dùng để cung cấp năng lượng cho các máy phóng.
Một sáng chế khác của người Anh là bộ phận chỉ thị độ dốc trượt (glide-slope indicator) (cũng được gọi là "thịt viên"). Đó là một cái đèn được điều khiển kiểu con quay hồi chuyển (gyroscopically-controlled lamp) ở phía hạ cánh của boong, và được phi công đang sắp hạ cánh quan sát thấy, chỉ thị cho anh ta thấy anh ta đang ở quá cao hay quá thấp so với đường lượn xuống chính xác. Nó cũng tính toán sẵn ảnh hưởng của sóng đối với boong. Thiết bị này đã trở nên cần thiết khi tốc độ hạ cánh của máy bay ngày càng tăng lên.
Hải quân Hoa Kỳ từ sớm đã cố gắng để trở thành một lực lượng hạt nhân chiến lược với kế hoạch chế tạo chiếc USS United States (CVA-58), thuật ngữ CVA, với chữ "A" để biểu thị "hạt nhân". Chiếc tàu này mang các máy ném bom cánh quạt đôi, mỗi chiếc có thể mang một quả bom hạt nhân. Dự án này đã bị hủy bỏ dưới sức ép của lực lượng mới được thành lập gần đây là Không lực Hoa Kỳ, và chữ "A" được dùng lại với ý nghĩa "tấn công". Nhưng điều này chỉ làm chậm sự lớn mạnh của các hàng không mẫu hạm. Các vũ khí hạt nhân sẽ được mang ra biển bất chấp sự phản đối của Không quân năm 1955 trên chiếc USS Forrestal, và tới cuối thập niên 1950 Hải quân đã có nhiều máy bay tấn công trang bị vũ khí hạt nhân.
Hải quân Hoa Kỳ mang vũ khí hạt nhân trên biển theo cách khác bằng cách chế tạo các hàng không mẫu hạm có trang bị các lò phản ứng hạt nhân. Chiếc USS Enterprise là chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên được cung cấp năng lượng theo kiểu này và những chiếc siêu hàng không mẫu hạm này có ưu thế vì kiểu công nghệ đó cho phép chúng hoạt động lâu dài trên biển. Một quốc gia khác duy nhất học theo Hoa Kỳ là Pháp với chiếc Charles de Gaulle.
Những năm hậu chiến cũng chứng kiến sự phát triển của máy bay trực thăng với nhiều khả năng khác biệt so với máy bay chiến đấu. Trong khi các máy bay có cánh cứng thường có nhiệm vụ chiến đấu không đối không và không đối đất thì các máy bay trực thăng được sử dụng để vận chuyển trang thiết bị và con người và có thể được sử dụng trong vai trò chiến tranh chống tàu ngầm với thiết bị siêu âm thả xuống nước và các tên lửa.
Vào cuối thập niên 1950 đầu thập niên 1960, Anh Quốc đã hoán cải một số hàng không mẫu hạm cũ của họ thành các hàng không mẫu hạm chở quân biệt kích, và những chiếc máy bay trên biển kiểu HMS Bulwark. Để chiến đấu chống lại những ý nghĩa đắt giá của thuật ngữ "hàng không mẫu hạm", chiếc tàu loại mới lớp Invincible ban đầu được chỉ định "thông qua sàn các tuần dương hạm" và chở các máy bay trực thăng với nhiệm vụ hộ tống. Khi loại máy bay Sea Harrier xuất hiện, chúng đã có thể mang cả máy bay cánh cứng dù có đường băng ngắn.
[sửa] Các chiến dịch hàng không mẫu hạm của Liên Hiệp Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên
Liên Hiệp Quốc đã thực hiện các chiến dịch hàng không mẫu hạm chống lại Quân đội Bắc Triều Tiên ngày 3 tháng 7 năm 1950 để đáp trả lại việc họ tấn công Nam Triều Tiên. Lực lượng tấn công 77 lúc đó gồm các hàng không mẫu hạm Valley Forge và HMS Triumph. Trước cuộc đình chiến vào ngày 27 tháng 7 năm 1953, 12 hàng không mẫu hạm Mỹ đã 27 lần tuần tiễu trong vùng biển Nhật Bản như một phần thuộc lực lượng tấn công 77.
Một đơn vị thứ hai, Lực lượng tấn công 95, được dùng làm lực lượng phong tỏa ở Biển Vàng ngoài khơi Bắc Triều Tiên. Lực lượng này gồm một hàng không mẫu hạm hạng nhẹ của các nước Khối thịnh vượng chung Anh (Triumph, Theseus, Glory, Ocean, HMAS Sydney) và một tàu hộ tống của Mỹ (Badoeng Strait, Bairoko, Point Cruz, Rendova và Sicily).
Hơn 301.000 cuộc tấn công từ các hàng không mẫu hạm đã được tung ra trong Chiến tranh Triều Tiên: 255.545 vụ bởi các máy bay của Lực lượng tấn công 77, và 20.375 vụ bởi các hàng không mẫu hạm hộ tống của Lực lượng tấn công 95. Hải quân Hoa Kỳ và Thủy quân lục chiên Hoa Kỳ carrier-based thiệt hại 541 máy bay. Hạm đội không quân thiệt hại 86 máy bay trong chiến đấu, và Hạm đội không quân Úc thiệt hại 15 chiếc.
[sửa] Các chiến dịch hàng không mẫu hạm Mỹ ở Đông Nam Á
Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành "một cuộc chiến kéo dài nhất, cay đắng nhất, và đắt giá nhất" (René Francillon) trong lịch sử hàng không hàng hải từ ngày 2 tháng 8 năm 1964 đến 15 tháng 8 năm 1973 trên vùng Biển Nam Trung Quốc. Xuất phát từ hai cứ điểm là (Yankee Station và Dixie Station), hàng không mẫu hạm đã hỗ trợ các chiến dịch tấn công ở Nam Việt Nam và tiến hành các chiến dịch ném bom chung với Không quân Hoa Kỳ ở Bắc Việt nam trong các Chiến dịch Flaming Dart, Chiến dịch Rolling Thunder và Chiến dịch Linebacker.
21 hàng không mẫu hạm (tất cả các hàng không mẫu hạm tấn công đang hoạt động trong giai đoạn đó trừ John F. Kennedy) được bố trí vào Lực lượng tấn công 77 của Hạm đội số 7 của Mỹ, tiến hành 86 cuộc tuần tra và hoạt động tổng cộng 9.178 trên giới tuyến tại Vịnh Bắc Bộ. 530 máy bay bị thiệt hại trong chiến đấu và 329 chiếc nữa vì tai nạn khi hoạt động, làm thiệt mạng 377 phi công của hải quân, cùng 64 người bị coi là mất tích và 179 người bị bắt làm tù binh chiến tranh. 205 sỹ quan và binh lính trên ba hàng không mẫu hạm (Forrestal, Enterprise và Oriskany) tử trận trong các trận đánh lớn.
[sửa] Các hàng không mẫu hạm hiện nay


Thao tác chuẩn bị bay trên chiếc USS Abraham Lincoln
Các hàng không mẫu hạm thường là những tàu lớn nhất được điều hành bởi các lực lượng hải quân; một chiếc thuộc lớp Nimitz được lắp hai lò phản ứng hạt nhân và bốn turbine hơi dài 1092 ft (333 m) và có giá khoảng 4.5 tỷ US dollar. Hoa Kỳ sở hữu nhiều hàng không mẫu hạm nhất với khoảng hơn mười chiếc đang hoạt động, và các hàng không mẫu hạm của họ là nền tảng để phô trương khả năng quyền lực Hoa Kỳ.
Chín nước có sở hữu các hàng không mẫu hạm là: Hoa Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Brasil, Ý, Ấn Độ và Thái Lan. Hơn nữa Quân đội giải phóng nhân dân của Trung Quốc sở hữu chiếc hàng không mẫu hạm cũ của Liên Xô: chiếc Varyag, nhưng đa số các nhà phân tích hải quân tin rằng họ không có ý định đưa nó vào sử dụng, mà chỉ sử dụng chiếc Varyag để học cách sử dụng các hàng không mẫu hạm Trung Quốc trong tương lai. Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Pakistan, Úc, Chile, New Zealand và Singapore cũng đang sở hữu các tàu mang máy bay trực thăng.
Thông thường các hàng không mẫu hạm được hộ tống theo bởi nhiều tàu khác, để bảo vệ chiếc tàu to lớn đó, để cung cấp hậu cần, và để tăng khả năng tấn công. Những nhóm này thường được gọi bằng thuật ngữ nhóm chiến đấu hay nhóm hàng không mẫu hạm, thỉnh thoảng là một nhóm hàng không mẫu hạm chiến đấu.
[sửa] Các hàng không mẫu hạm hiện đại


USS Ronald Reagan của Mỹ


Hàng không mẫu hạm Nga Novorossijsk Kiev. Tuy cùng là hàng không mẫu hạm nhưng nó có kích thước khá nhỏ so với các hạm của Hoa Kỳ và chỉ có thể chở trực thăng
Việc sử dụng hàng không mẫu hạm gần đây gồm trong Chiến tranh Falklands, khi Anh Quốc đã có thể chiến thắng trong một cuộc xung đột cách nước họ 8.000 dặm (13.000 km) phần lớn nhờ ở việc sử dụng chiếc hàng không mẫu hạm cỡ lớn HMS Hermes và chiếc nhỏ hơn HMS Invincible. Chiến tranh Falklands cho thấy giá trị của những chiếc máy bay kiểu VSTOL – chiếc Hawker-Siddeley Harrier (loại RN Sea Harrier và press-ganged RAF Harriers) trong việc bảo vệ hạm đội và lực lượng tấn công khỏi sự tấn công của các máy bay từ trên bờ và trong tấn công đối phương. Các máy bay trực thăng từ các hàng không mẫu hạm được sử dụng để triển khai quân và thu hồi quân lính bị thương.
Người Mỹ cũng đã sử dụng các hàng không mẫu hạm ở Vịnh Ba Tư, Afghanistan và để bảo vệ các quyền lợi của họ ở Thái Bình Dương. Gần đây nhất, trong cuộc tấn công Iraq năm 2003 đã đề cao khả năng của các hàng không mẫu hạm trong vai trò căn cứ hàng đầu của Không lực Hoa Kỳ. Dù không có nhiều căn cứ không quân ở Trung Đông, Hoa Kỳ vẫn có thể tung ra những cuộc tấn công đáng kể từ các phi đội xuất phát từ các hàng không mẫu hạm.
Đầu thế kỷ 21, các hàng không mẫu hạm trên khắp thế giới đã có khả năng mang khoảng 1250 máy bay. Hoa Kỳ chiếm hơn 1000 chiếc trong số đó; nước đứng thứ hai là Anh Quốc với hơn 50 chiếc. Anh Quốc và Pháp cả hai đều đang tiến hành mở rộng khả năng về hàng không mẫu hạm của họ (với một lớp tàu thông thường), nhưng Hoa Kỳ vẫn giữ vị trí đầu bảng của mình với khoảng cách khá xa.
[sửa] Các hàng không mẫu hạm hiện đại
Nhiều quốc gia hiện đang sở hữu các hàng không mẫu hạm đang trong tiến trình đặt kế hoạch cho những lớp tàu mới, để thay thế những chiếc hiện tại.
[sửa] Hải quân Pháp
Hải quân Pháp đã đưa ra các kế hoạch cho một hàng không mẫu hạm thứ hai, để bổ sung thêm cho chiếc Charles de Gaulle. Thiết kế chiếc này lớn hơn, với phạm vi chiếm nước 50.000–60.000 tấn và không sử dụng động cơ năng lượng hạt nhân như chiếc Charles de Gaulle. Đã có kế hoạch để biến Thiết kế hải quân Hoàng gia cho các chiến dịch CATOBAR (thiết kế Thales/BAE Systems cho hải quân hoàng gia là cho hàng không mẫu hạm STOVL có thể cải tổ cấu hình cho các chiến dịch CATOBAR).
[sửa] Hải quân Ấn Độ


Giuseppe Garibaldi của Ý
Ấn Độ đã bắt đầu chế tạo một chiếc hàng không mẫu hạm 37.500 tấn, 252 mét dài vào tháng 4 năm 2005. Chiếc hàng không mẫu hạm mới sẽ có giá 762 triệu US dollar và sẽ mang theo các máy bay MiG 29K 'Fulcrum' và Sea Harrier cùng với các máy bay trực thăng do Ấn Độ và Nga cùng chế tạo. Chiếc tàu này sẽ có bốn động cơ turbine và khi hoàn thành sẽ có tầm hoạt động 7.500 dặm biển, mang theo 160 sỹ quan, 1400 binh lính và 30 máy bay. Chiếc tàu đang được đóng tại một xưởng đóng tàu nhà nước ở phía nam Ấn Độ. Năm 2004, Ấn Độ cũng mua chiếc Admiral Gorshkov từ Nga với giá 1,5 tỷ US dollar; nó đang sắp được biên chế vào Hải quân Ấn Độ vào năm 2008 sau khi được sửa chữa[1].
[sửa] Hải quân Ý


USS Constellation CV-64 của Hoa Kỳ
Việc chế tạo các hàng không mẫu hạm kiểu V/STOL cho Hải quân Ý (Marina Militare) Cavour có động cơ quy ước đã bắt đầu năm 2001. Nó đang được Fincantieri của Ý đóng. Sau nhiều lần trì hoãn, Cavour được chờ đợi sẽ đưa vào phục vụ năm 2008 để hỗ trợ thêm cho những chiếc hàng không mẫu hạm trong lực lượng Hải quân Ý hiện nay Giuseppe Garibaldi. Một chiếc thứ hai với phạm vi chiếm nước 25.000-30.000 tấn đang được Hải quân Ý trông đợi, để thay thế chiếc tàu đã bị loại bỏ Vittorio Veneto, nhưng vì các lý do tài chính, phát triển thêm nữa vẫn còn đang đứng im.
[sửa] Cộng hòa nhân dân Trung Hoa
Tháng 6 năm 2005, trên trang web boxun.com có thông báo rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ chế tạo một chiếc hàng không mẫu hạm có giá 362 triệu US dollar với trọng lượng rẽ nước 78.000 tấn, nó được chế tạo bởi Xưởng đóng tàu mật Jiangnan ở Thượng Hải. Báo cáo này đã bị quan chức Bộ quốc phòng Trung Quốc là Zhang Guangqin bác bỏ[2]. Nhiều cuộc đàm phán trước kia để mua hàng không mẫu hạm từ Nga và Pháp đã không thành công. Vào ngày 10 tháng 3 năm 2006, Trung tướng Wang Zhiyuan thuộc Quân đội giải phóng nhân dân đã thông báo rằng Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa sẽ nghiên cứu và chế tạo một hàng không mẫu hạm để phát triển một CVBG trong 3-5 năm[3]. Các nhà quan sát cho rằng chiếc hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc sẽ được dùng để đảm bảo an ninh những đường vận chuyển năng lượng ở Biển Nam Trung Hoa. Theo trang web của mạng Quốc phòng Trung Quốc sinodefence.com hiện Trung Quốc đã cho hạ thủy chiếc hàng không mẫu hạm này.
[sửa] Hải quân Hoàng gia Anh
Hải quân Hoàng gia Anh hiện có kế hoạch cho hai chiếc hàng không mẫu hạm mới (hiện nay mới chỉ biết là CVF) để thay thế ba chiếc hàng không mẫu hạm lớp Invincible hiện đang hoạt động. Hai chiếc này sẽ được đặt tên là HMS Queen Elizabeth và HMS Prince of Wales. Chúng sẽ có khả năng mang khoảng 50 máy bay và sẽ có trọng lượng rẽ nước khoảng 60.000 tấn. Hai chiếc tàu này sẽ được đưa vào phục vụ vào năm 2012 và 2015. Những chiếc máy bay được được bố trí đầu tiên trên chúng là F-35 Joint Strike Fighter, và số lượng tàu cùng đoàn với chúng khoảng 1000.
Hai chiếc tàu này sẽ là những chiếc tàu chiến lớn nhất từng được chế tạo cho Hải quân Hoàng gia. Ban đầu chúng được định dạng cho các chiến dịch STOVL, những chiếc hàng không mẫu hạm có thể được điều chỉnh cho thích ứng với mọi kiểu thế hệ máy bay tương lai được bố trí trên chúng.
[sửa] Liên bang Nga


Tổng thống Nga Medvedev tham quan phòng điều khiển chiếc Kuznetsov tháng 10/2008


Hàng không mẫu hạm Đô đốc Kuznetsov, Nga. Hình chụp năm 1996
Nga có một hàng không mẫu hạm đang hoạt động, Admiral Kuznetsov. Nga hiện đã từ bỏ việc đóng loại hạm này vì thiếu kinh phí.
[sửa] Hạm đội Tây Ban Nha
Dự án cho chiếc tàu dài 231 và lượng rẽ nước 25.000–30.000 tấn dùng động cơ quy ước Buque de Proyección Estratégica (tàu dự án chiến lược) cho Hải quân Tây Ban Nha được thông qua năm 2003, và việc chế tạo nó đã bắt đầu vào tháng 8 năm 2005, công ty đóng tàu Navantia chịu trách nhiệm dự án. Chiếc Buque de proyección estratégica là một chiếc tàu được thiết kế để hoạt động như tàu tấn công đổ bộ và hàng không mẫu hạm kiểu VSTOL, phụ thuộc vào nhiệm vụ được giao. Thiết kế nó dành cho những cuộc xung đột ở tầm thấp mà có thể Hải quân Tây Ban Nha sẽ phải đối mặt trong tương lai. Khi hoạt động như một hàng không mẫu hạm kiểu VSTOL, tầm điều hành của nó sẽ khoảng 25.000 tấn, và nó sẽ mang tối đa 30 Matador AV-8B+, F-35 hay một nhóm hỗn hợp cả hai loại máy bay trên. Chiếc tàu này có một Sky-Jump và một hệ thống chiến đấu dựa trên radar ba chiều, và nó sẽ là chiếc hàng không mẫu hạm thứ hai của hải quân Tây Ban Nha sau chiếc Príncipe de Asturias.
[sửa] Hải quân Hoa Kỳ


CVNX/CVN-21
Hạm đội những chiếc hàng không mẫu hạm Nimitz-lớp Hoa Kỳ sẽ tiếp tục được sử dụng (và trong một số trường hợp được thay thế) bởi chiếc CVN-21/CVNX Carrier. Họ hy vọng rằng những chiếc tàu này sẽ lớn hơn và sẽ mang hơn 80 máy bay hay nhiều hơn nữa so với lớp Nimitz, và cũng sẽ được thiết kế để khó bị radar phát hiện.


Nhân viên Không lưu của chiếc USS Enterprise đang làm việc
Hiện nay Hải quân hoa kỳ có 12 hàng không mẫu hạm đang hoạt động.
[sửa] Hải quân Hoàng gia Úc
Hải quân Hoàng gia Úc hiện đang đầu tư vào hai chiếc tàu "đa chức năng", với thiết kế theo kiểu lớp Mistral của Pháp hay Buque de Proyección Estratégica của Tây Ban Nha. Người ta tin rằng nhiều thành viên bên trong Hải quân Hoàng gia Úc và trong chính phủ Úc thích mua thêm F-35B JSF để trang bị cùng với nó, biến chúng thành những hàng không mẫu hạm. Điều này sẽ cho phép Hải quân Hoàng gia Úc có khả năng sở hữu hàng không mẫu hạm lần đầu tiên kể từ thập niên 1980.
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
HAI QUAN THE GIOI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NỘI DUNG ÔN TẬP MÔN LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
» 7 KÌ QUAN THẾ GIỚI CỔ ĐẠI
» PHUONG PHAP QUAN SAT - NHOM 2
» GIOI THIEU VE PHƯƠNG PHÁP LUẬN
» gioi thieu chung ve thong tin dd xa hoi hoc

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: TÀI LIỆU HỌC TẬP-
Chuyển đến