Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ XÃ HỘI

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ XÃ HỘI Empty
Bài gửiTiêu đề: KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ XÃ HỘI   KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ XÃ HỘI I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 5:06 pm

KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ XÃ HỘI

1. Trước hết, giá trị xã hội là một khái niệm thuộc về văn hóa. Xã hội học văn hóa là chuyên ngành tiếp cận và nghiên cứu nhiều về vấn đề này.

2. Giá trị xã hội cần được xem xét trong mối quan hệ với:
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc thì cần xem xét:
Tiêu chuẩn (criterion) - Chuẩn mực (norm) - Giá trị (value)

Trong đó, giá trị là cái ao ước, là biểu hiện của nhu cầu của cá nhân hay nhóm xã hội, trở thành mục đích hành động của cá nhân và nhóm xã hội đó. Giá trị có vai trò định hướng chung cho hành động.
Chuẩn mực là một bước cụ thể hoá cái giá trị. Nó là quy tắc cư xử, quy định cách thức hành động của cá nhân và nhóm. Nó biểu hiện dưới dạng các thể chế (institution) thành văn (như luật của nhà nước) hay không thành văn (như phong tục, tập quán…).
Còn các tiêu chuẩn chính là những khuôn mẫu ứng xử trong các tình huống cụ thể cho các cá nhân và nhóm xã hội. Nó là cái gắn với thực tế vô cùng đa dạng và phong phú của đời sống. Nó bảo cá nhân hay nhóm xã hội phải làm gì, như thế nào.
Ngoài ra, giá trị còn có hàng trăm định nghĩa khác. Ví dụ: nhà Nhân học C.Kluckhohn (1905-1960) theo đó giá trị là “quan niệm thầm kín hay bộc lộ về cái ao ước, riêng của một cá nhân hay một nhóm, chi phối đến sự lựa chọn các phương thức, các phương tiện và các mục đích khả thể của hành động”

3. Phân loại giá trị xã hội
Giá trị có thể được phân loại theo nhiều cách. Dưới đây là một số loại:

- Giá trị vật chất và giá trị tinh thần:
Chúng ta có thể dựa vào hai lĩnh vực cơ bản của đời sống con người mà phân ra các giá trị vật chất và giá trị tinh thần. Các giá trị về vật chất như giàu có, khoẻ mạnh, sống lâu…Các giá trị về tinh thần như giá trị về thờ cúng tổ tiên, giá trị thờ thần (ví dụ khi hành lễ phải tôn nghiêm, ăn mặc quần áo truyền thống, làm theo những nghi thức được quy định)…

- Phân loại giá trị dựa vào việc đáp ứng nhu cầu xã hội:
Chúng ta có các hệ giá trị: 1) giá trị thuộc lĩnh vực tự nhiên như sức khoẻ, môi trường, tuổi thọ; 2) giá trị kinh tế (giàu có, sang trọng, biết làm ăn...); 3) giá trị tri thức (hiểu biết, học vấn...); 4) giá trị tâm linh (tôn giáo, tín ngưỡng...); 5) Giá trị chính trị (hệ tư tưởng, cách tổ chức...). [Mai Văn Hai – Mai Kiệm, 2005: 25-26]

- Phân loại theo “trật tự khu vực” như Nhà nghiên cứu Đoàn Văn Chúc đưa ra: 1) giá trị thuộc trật tự tự nhiên: mang tính sinh học như cơ thể khoẻ mạnh, không khuyết tật...; 2) giá trị thuộc trật tự kinh tế: có thể có những khía cạnh tự nhiên như tam đa – đa phúc, đa lộc, đa thọ...;3) giá trị thuộc trật tự tâm linh: là sản phẩm của một vũ trụ quan, nhân sinh quan nào đó (tín ngưỡng, tôn giáo, học thuyết); 4) giá trị thuộc trật tự đạo đức: là những chuẩn mực trong ứng xử giữa các vai trò trong xã hội.; 5) giá trị thuộc trật tự thẩm mỹ: là giá trị về sự rung cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên và nghệ thuật. [Đoàn Văn Chúc, 1997:155-158]

4. Chức năng giá trị xã hội
Theo cách tiếp cận của cấu trúc - chức năng, giá trị xã hội là một thành phần của hệ thống xã hội và nó đảm nhiệm những chức năng đối với hệ thống.

Về cơ bản, giá trị thực hiện điều hành, định hướng, điều chỉnh, điều hòa hành vi, hành động và tương tác của cá nhân, nhóm xã hội, tổ chức; duy trì sự ổn định của hệ thống xã hội. Cái này thì bạn đọc và phân tích thêm.

5. Định hướng giá trị xã hội và quá trình hình thành và định hướng giá trị xã hội
Định hướng giá trị xã hội theo mình là tác động của các nhà quản lý xã hội để nhằm hướng tới sự phát triển trong một thời gian nhất định. Ví dụ, trong thế kỷ XIX, chúng ta xây dựng và khái quát các giá trị xã hội cơ bản và định hướng cho thanh niên gọi chung là "những giá trị thời đại mới".

Quá trình hình thành định hướng xã hội là một quá trình phải bao gồm
ác bước và giai đoạn như:
Nhận thức được sự phát triển thực tế của xã hội bao gồm các quá trình biến chuyển, nhu cầu thời đại, các mâu thuẫn mới v.v.
- Nắm bắt sự phát triển của các giá trị xã hội đã có, sự cải biến, biến chuyển của nó trong các nhóm xã hội
- Đồng thời nhận thức được các giá trị mới đang nảy sinh và sẽ nảy sinh
- Bước quan trọng là khái quát hóa tập hợp các giá trị mới trên để đưa ra những giá trị quan trọng, cơ bản, chính yếu cho các nhóm xã hội.
- Để hiện thực hóa giá trị xã hội, cần lồng ghép (mainstreaming) các giá trị đó vào các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, các luật tục, phong tục, lệ làng cho đến các quy tắc, kỷ luật của các nhóm và tổ chức xã hội.
- Đi song song với các bước này chính là đưa ra các chế tài để đánh giá, giám sát, kiểm soát, kỷ luật, thưởng và phạt nhằm đốc thúc và "khuôn định" các cá nhân, nhóm vào các giá trị được định hướng.

6. Cần đọc thêm các sách như:
Đoàn Văn Chúc, Xã hội học Văn hóa.
Mai Văn Hai - Mai Kiệm, Xã hội học Văn hóa.
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
KHÁI NIỆM GIÁ TRỊ XÃ HỘI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MỘT SỐ KHÁI NIỆM TRONG XÃ HỘI HỌC (tham khảo)
» GIAI THICH MOT SO KHAI NIEM NGHIEN CUU KHOA HOC
» KHAI NIEM KHOA HOC VA NGHIEN CUU KHOA HOC
» MOT SO QUAN NIEM CUA MAX WEBER VE XA HOI HOC
» TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH TRONG THANG12/2009

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: CHUYÊN NGÀNH XÃ HỘI HỌC-
Chuyển đến