Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.



 
Trang ChínhLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập
Chúc lớp trưởng một ngày bình yên, êm ấm bên người mà mình yêu. Nhưng nhớ đừng làm gì quá giới hạn của nó Giởn thôi ko biết lớp trưởng nhà ta có em nào chưa nửa ^^ Thay mặt chủ tịch nước, chủ tịch quốc hội, các bộ trưởng, các ban ngành, 84 triệu người VN, 6 tỷ dân trên thế giới, chúc mừng ...Chúc Mừng Sinh Nhật Các Bạn XHHK33 «´¨`•..¤ Nguyễn Thanh Hà 05-05-1990 ¤..•´¨`» Giáp Thanh Phúc 13-05-1988 (¸.•'´(¸.•'´¤Lương Thị Thiếp 29-05-1989 ¤`'•.¸)`'•.¸) Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991 «´¨`•..¤Huỳnh Đình Tuấn Vũ 01-05-1991¤..•´¨`» thanh cong
Very Happy CHÀO CÁC BẠN,VÌ LÝ DO RIÊNG THỜI GIAN VỪA QUA VÌ NHIỀU CÔNG VIÊC MINH KO THỂ DÀNH NHIỀU TIME ĐỂ XÂY DỰNG DIÊN ĐÀN ĐC.THỜI GIAN NÀY MONG ĐC GIÚP ĐỞ CỦA CÁC THÀNH VIÊN VỀ MẶT NỘI DUNG ĐỂ XÂY DỰNG DD XÃ HỘI HỌC NGÀY CÀNG LỚN MẠNH.Twisted Evil
ĐÔI BÓNG XHH MUÔN NĂM CHÚNG TÔI LUÔN CỖ VŨ HẾT MÌNH...TỰ TIN CHIẾN THẮNG.HIHI XÃ HỘI HỌC VÔ ĐỊCH ^^ thanh cong

 

 PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT TIỂU LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI

Go down 
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 187
Reputation : 5
Join date : 20/12/2009

PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT TIỂU LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI Empty
Bài gửiTiêu đề: PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT TIỂU LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI   PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT TIỂU LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI I_icon_minitimeSun Jul 18, 2010 4:49 pm

PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT TIỂU LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI

I. Yêu cầu của tiểu luận:
Viết tiểu luận là một trong những công việc mà người sinh viên phải thực hiện trong quá trình học tập. Để làm tốt tiểu luận, cần phải nắm được các yêu cầu của tiểu luận. Phần này sẽ trình bày vắn tắt các yêu cầu đó, bao gồm: yêu cầu về nội dung, yêu cầu về hình thức, yêu cầu về phương pháp

1. Yêu cầu về nội dung:
Tiểu luận là một nghiên cứu khoa học sau khi học xong một môn học nào đó. Nội dung của tiểu luận phải liên quan đến môn học, góp phần giải đáp, mở rộng hoặc nâng cao kiến thức về một vấn đề khoa học thuộc môn học. Người làm cần phải đưa ra những nghiên cứu riêng, ý kiến riêng của mình về vấn đề khoa học được đề cập tới trong tiểu luận. Không nên dừng ở mức độ tổng hợp các tài liệu và ý kiến có sẵn.

2. Yêu cầu về hình thức:
- Tiểu luận nên được soạn thảo bằng máy tính, trình bày đúng qui cách, bao gồm các điểm chính:
+ Tiểu luận khoảng 8 - 15tr (tiểu luận ngắn) hoặc 15 – 25 tr (tiểu luận dài) trên khổ giấy A4.
+ In kiểu chữ Times, cỡ chữ 13, các dòng 1.3cm. Căn lề trên 2, dưới 2, trái 3, phải 2. Font chữ: Unicode, in trên 1 mặt.
+ Số dòng in trong một trang là 26 – 27 dòng ( dãn cách dòng 1,5lines)
+ Không nên lạm dụng các chức năng trình bày của máy tính, chỉ nên trình bày rõ ràng, sáng sủa. Tiểu luận cần được viết với văn phong giản dị, trong sáng, sử dụng chính xác các thuật ngữ chuyên ngành, đặc biệt, không được mắc lỗi chính tả và ngữ pháp. Muốn vậy, sau khi hoàn thành về nội dung, trước khi in, cân phải đọc lại và sửa chữa kỹ lưỡng về chính tả, ngữ pháp, câu văn và cách trình bày trang in.

Về hình thức, tiểu luận bao gồm các phần chính sau:
+ Bìa: Ngoài cùng của tiểu luận là bìa tiểu luận. Bìa được làm bằng giấy cứng, phía trên cùng đề tên trường, khoa, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên người hướng dẫn, người thực hiện đề tài, lớp và năm học
( trang bìa có thể đóng khung cho đẹp)
+ Lời cảm ơn ( nếu cần )
+ Mục lục
+ Phần nội dung chính: đây là phần trình bày kết quả nghiên cứu của tiểu luận, phần này gồm nhiều phần nhỏ, được trình bày chi tiết ở phần sau
+ Danh mục tài liệu tham khảo
+ Phụ lục

3. Yêu cầu về phương pháp:
Viết tiểu luận là nghiên cứu khoa học ở dạng sơ cấp. Do vậy cần phải xác định rõ phương pháp thực hiện tiểu luận bao gồm các phương pháp nghiên cứu của ngành học cùng với các phương pháp hỗ trợ khác, trong đó sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản.

II. Các bước thực hiện tiểu luận:
- Sau khi xác định được các yêu cầu của tiểu luận, cần phải phân chia việc thực hiện tiểu luận thành các công việc nhỏ hơn và đơn giản hơn. Định rõ thứ tự thực hiện các công việc đó, thời gian cần thiết cho từng công việc. Tức là phải xác định các bước thực hiện tiểu luận. Kết quả của việc này là một bản kết hoạch thực hiện tiểu luận được giáo viên hướng dẫn chấp nhận.
- Phần trình bày các bước chính để thực hiện một tiểu luận bao gồm các bước chính sau:
+ Xác định đề tài
+ Thu thập thông tin
+ Xây dựng đề cương
+ Giải quyết nội dung nghiên cứu
+ Hoàn thiện tiểu luận
Chú ý: tùy theo môn học và đề tài mà có thể phải có thêm bớt các bước

1. Xác định đề tài:
- Trước tiên cần tìm kiếm và lựa chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài có thể do người hướng dẫn nêu ra nhưng cũng có khi sinh viên phải tự tìm kiếm. Có thể tìm kiếm đề tài trong chương trình học hoặc trong thực tiễn liên quan đến ngành học hoặc môn học.
Chú ý: Tôi muốn lưu ý các bạn một điều, sinh viên đôi khi máy móc hóa yêu cầu của giảng viên về đề tài nghiên cứu. Ví dụ: Yêu cầu của tiểu luận môn Gia đình học – Bạo lực gia đình ( chỉ như vậy thôi) và không ít bạn đi tìm định nghĩa BLGĐ, phân tích đặc trưng, dạng, nguyên nhân và hậu quả rất chung chung…Những bài tiểu luận như thế này thường không được giảng viên đánh giá cao vì thiếu tính sáng tạo, cụ thể hóa và chuyên sâu…Có thể lựa chọn đề tài cụ thể như: Hậu quả của Bạo lực tâm lý với trẻ em trong gia đình hiện nay.
Nên nhớ, giảng viên có thể nói rất cụ thể yêu cầu tiểu luận nhưng cũng có thể chỉ nói chủ đề chung, khái quát và đòi hỏi sinh viên cần phải tư duy.
- Cần phải xác định rõ phạm vi nghiên cứu của đề tài: giới hạn về nội dung, về mức độ nghiên cứu, đối với 1 số ngành còn phải giới hạn về thời gian, không gian của sự kiện, điều kiện thực tế…Vì thời gian làm tiểu luận có hạn nên cần chọn những đề tài vừa sức và phải đưa ra những giới hạn phù hợp, đừng nên chọn những đề tài quá khó, quá rộng.

2. Thu thập và tổng hợp thông tin
- Sau khi xác định được đề tài nghiên cứu của tiểu luận, cần phải thu thập và tổng hợp các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu, ví dụ như:
+ Các nguồn tài liệu sách, báo chí, kỷ yếu khoa học, các nghiên cứu gần với vấn đề
+ Kết quả của việc tập hợp thông tin là một bản danh mục các tài liệu tham khảo, trong đó các tài liệu được sắp xếp thứ tự

3. Xây dựng đề cương nghiên cứu
Đây là phần quan trọng nhất trong quá trình viết một tiểu luận. Đề cương là các nội dung chính về phương pháp giải quyết vấn đề nghiên cứu được nêu ra. Ở bước này, cần nêu ra được nội dung tiểu luận sẽ bao gồm bao nhiêu phần, chương, mục; cách bố trí ra sao, nội dung chủ yếu của mỗi mục là gì. Tuy nhiên đây chỉ là những dự kiến, sau này có thể còn thay đổi

3.1. PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài (Tính cấp thiết của vấn đề/ Đặt vấn đề hay Dẫn nhập)
- Trả lời câu hỏi: tại sao tôi lại chọn vấn đề này để nghiên cứu
- Có nhiều cách để dẫn nhập một tiểu luận: nội quan, chủ quan, từ lớn đến nhỏ, có thể dẫn một ý kiến tương đồng về vấn đề hoặc đối lập…Tùy vào vấn đề nghiên cứu và năng lực người viết.

* Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu
- Nêu ngắn gọn rõ ràng mục tiêu nghiên cứu ( nghiên cứu những cái gì ) và phương pháp nghiên cứu, lý thuyết vận dụng.
- Phạm vi không gian và thời gian nghiên cứu ( thông thường chỉ những tiểu luận dài mới cần phần này)

3.2. NỘI DUNG
3.2.1. Cơ sở thực tiễn là lý luận
3.2.1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Tóm tắt nội dung cơ bản của một số nghiên cứu có cùng chủ đề nghiên cứu, hoặc gần với vấn đề nghiên cứu. Sau đó chỉ ra những thành tựu mà các công trình nghiên cứu đó đạt được, luận giải cái mới của nghiên cứu do mình thực hiện so với nghiên cứu đã qua.
Chú ý: tôi nhận thấy một số người trong phần tổng quan nghiên cứu thường phê phán những nghiên cứu đã thực hiện, điều này không sai tuy nhiên cần phải chú ý cách thức và nội dung chọn phê phán, không nên bình loạn lung tung, và cần nhớ rằng mỗi nghiên cứu là một công trình khoa học với sự nỗ lực của cá nhân, tập thể và trong thời điểm nghiên cứu đó ra đời, nó cũng đóng góp được những giá trị khoa học nhất định hoặc chính chúng ta chưa nhìn thấy hết tầm giá trị của nghiên cứu.
- Vì một vấn đề nghiên cứu có thể có rất nhiều các công trình nghiên cứu, trong phạm vi một tiểu luận, chúng ta không cần thiết phải trình bày tất cả, nên chọn lọc theo tiêu chí sau:
+ Nghiên cứu cơ bản, nền tảng và lâu đời nhất
+ Nghiên cứu sáng giá, đặc sắc nhất về vấn đề đó
+ Nghiên cứu gần đây nhất

3.2.1.2. Các công cụ khái niệm
- Thao tác hóa các khái niệm chính trong đề tài, không chỉ dừng lại ở việc trình bày khái niệm, phải phân tích được vai trò của khái niệm trong tiểu luận
- Trích nguồn đầy đủ và nên vận dụng khái niệm trong các sách khoa học uy tín, thường có nhiều khái niệm về 1 vấn đề, chọn khái niệm phù hợp với đề tài

3.2.1.3. Lý thuyết vận dụng: lý thuyết vận dụng để giải quyết vấn đề nghiên cứu
- Phần này tùy thuộc vào loại tiểu luận, song chủ yếu các tiểu luận cần
phải có
- Trình bày nội dung lý thuyết, phân tích cách thức vận dụng lý thuyết để giải quyết nội dung nghiên cứu
- Không đơn thuần là việc trình bày nội dung nghiên cứu.
Ví dụ: Nghiên cứu về vấn đề Tại sao phụ nữ trong gia đình đô thị hiện đại là chủ động đưa đơn ly hôn cao hơn chồng.
Có thể vận dụng nhiều lý thuyết để giải quyết nội dung nghiên cứu này: lý thuyết hành động xã hội, Hành vi lựa chọn hợp lý, Bình đẳng giới…Song nên lựa chọn lý thuyết nào thích hợp giải quyết sâu vấn đề nghiên cứu: kết hợp song song 2 lý thuyết lựa chọn hợp lý và bình đẳng giới chẳng hạn. Và luận giải việc phụ nữ chủ động đưa đơn lý hôn thông qua nội dung của thuyết, nguyên nhân sâu xa của hành vi này có phải là do bình đẳng giới đã và đang được phát triển không?...

3. 2.2 Kết quả nghiên cứu
- Cụ thể hóa mục tiêu tiểu luận
- Trình bày rõ ràng, thoát ý
Chú ý: nên chia các ý thành các đoạn văn nhỏ, mỗi đoạn văn giải quyết hết một ý nhỏ. Thông thường sinh viên hay dùng các ý đối lập trong 1 đoạn văn (…tuy nhiên…hoặc…song…), cách này không sai, để tốt hơn nên giải quyết hết ý sau đó xuống đoạn mới nói ý khác
……….
3.3. KẾT LUẬN
- Tóm tắt những nội dung nghiên cứu chính, chỉ ra cái mới của nghiên cứu
- Đưa ra những phát hiện, gợi mở của bản thân: cần trao đổi thêm, cần nghiên cứu thêm.
Về Đầu Trang Go down
https://xahoihock33.forumvi.com
 
PHƯƠNG PHÁP VIẾT MỘT TIỂU LUẬN KHOA HỌC XÃ HỘI
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» GIOI THIEU VE PHƯƠNG PHÁP LUẬN
» PHUONG PHAP QUAN SAT - NHOM 2
» CAC PHUONG PHAP ĐỊNH TÍNH (BÀI CỦA VỸ)
» PHUONG PHAP PHONG VAN CAU TRUC - NHOM 1 (SO BO)
» HOC CHE TIN CHI - PHUONG PHAP DAO TAO CHU DONG VA HIEU QUA

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
 :: HỌC TẬP :: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU XHH-
Chuyển đến